0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu nhất tự vi sư bán tự vi sư lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

I. Mở bài

Vốn là một nước hiếu học, việc nêu cao vai trò của người thầy trong xã hội giờ đây trở thành một chuỗi đạo lý của dân tộc, dạy chúng ta những bài học vỡ lòng về việc biết ơn, tạ ơn những người đã mất công sức nuôi dưỡng, đào tạo ta trở thành những con người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.

2. Thân bài

Nổi bật là câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có lẽ tất cả chúng ta cùng nên ngồi lại để bàn luận.

Đây là một câu nói tương tự như câu thể hiện truyền thống dân tộc “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn” trong quá khứ. Với thể viết chữ  có gốc Hán, đọc theo âm Hán – Việt. ta có ý nghĩa của từng chữ nếu giải nghĩa nó sẽ là nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy.

3. Kết bài

Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Giờ đây, mọi thứ hoàn toàn dễ hiểu. Chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là  điều tối thiểu ở đời mà ta phải hoàn thành.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Sự học đến với chúng ta có thể nói là một khoảng thời gian dài, được đầu tư bởi cha mẹ, ta bước chân đi trên một con đường mới, mở ra một bước ngoặt lớn quyết định đến tương lai của mỗi người.

2. Thân bài

Đó chính là những ngôi trường từ mầm non đến đại học và sau đại học, cao đẳng hay trường nghề….ở trong đó có những người thầy, người bạn có lẽ ta sẽ gắn bó với họ, chính họ tạo nên một chuỗi kỷ niệm tuyệt vời in sâu trong kí ức tuổi thơ, những ngày nhớ về thời đi học hoành tráng, đẹp đẽ nhất. 

Thầy chính là người đã đón ta, giúp đỡ ta hòa nhập vào một môi trường mới,  ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng từ thầy cô sẽ có trách nhiệm giảng dạy đủ để mỗi người thành nghề, thành tài.

3. Kết bài

 Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Mỗi người có thể có những quãng đường học hành không giống nhau, có thể gia cảnh nghèo khó phải bỏ học giữa chừng,… nên đối với những quãng thời gian được tiếp xúc với kiến thức mới, những bài toán, lời lẽ, câu chữ vẫn văng vẳng trong đầu ta, bởi công sức của thầy cô cũng là rất nhiều, họ cần cù đưa những thế hệ đến gần hơn với bến bờ tri thức. 

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Học được, hiểu được tiếp thu được một phần trong cả một cơ số chữ thầy dạy ta cũng là điều đáng để ta phải ghi nhớ và trân trọng.

2. Thân bài

ta tất cả đều phải học theo một hệ thống giáo dục thống nhất, có kiến thức mới học tiếp được, nếu rỗng, nếu hổng kiến thức thì tất yếu là phải quay trở lại bổ sung không thì vĩnh viễn ta chẳng bao giờ tiến bộ, hiểu được điều mới mà thầy cô truyền giảng, ai cũng cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất.

Và người thầy chính là người thầm lặng, trong xã hội họ luôn là một đối tượng cần phải tôn kính vì họ chính là người thầy cô giáo đã chăm sóc kiến thức cho cộng đồng, nhiệm vụ của họ là làm phong phú thêm kiến thức cho nhiều thế hệ, cho kho tàng tri thức của nhân loại, tương tự như “thầy thuốc”là đội ngũ bác sĩ, y sĩ, dược sĩ là người chăm lo sức khỏe cho người dân.

3. Kết bài

Vậy đã để người khác gọi là “thầy” họ phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn, về cách chia sẻ những kiến thức sư phạm về việc mình biết  xung quanh cuộc sống, sẵn sàng giúp cho học sinh mọi mặt. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước để ta học hỏi.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

 ​Ở họ cả một biễn “chữ” trong mình, thử hỏi đến cái nếu không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”, thế giới ngập tràn trong u tối của đánh nhau, cướp bóc, tối tăm về kiến thức khó tiến được đến với nhân loại, có thể chắc chắn rằng nếu như có kiến thức, khả năng sáng tạo chúng ta sẽ không bị giới hạn dễ dàng có được thành công.

2. Thân bài

Có thể nói với những người điển hình giàu lên, cũng như không cần đi học đại học, không phải họ đều không có người thầy trong trường dạy họ, họ vẫn nhớ ơn đến những người đã giúp đỡ họ những chuyên gia thực tế trong lĩnh vực đam mê của họ để họ học hỏi, không thì chắc sẽ chẳng có ngày này.

Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Trong tương lai, sẽ là tiền đề bước vào đời lập thân, lập chí, phải quyết tâm học hỏi, bồi dưỡng từ những người thầy người cô hơn nữa. Học thêm, học mãi, học nữa, mỗi chặng đường của ta đều gắn với những người thầy, vậy hãy trân trọng họ để ta có thể lĩnh hội được nhiều hơn, và bày tỏ truyền thống của dân tộc ta.

3. Kết bài

Tóm lại, Ông cha ta đã nêu lên rõ về vị trí người thầy là vô cùng quan trọng, đúng đắn trong câu tục ngữ kia, và tầm quan trọng của kiến thức với cuộc đời của mỗi người để phấn đấu và cố gắng nhiều hơn nữa. Đồng thời lời nhắc nhở ta rằng dù ngày hôm nay, dẫu đã trưởng thành khôn lớn, dù có cất cánh bay đến các phương trời, trở thành người tài hay chưa hãy luôn biết nhớ ơn  những người thầy đã từng dạy dỗ, dìu dắt ta nên người.

...