0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu tháng 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần quan trọng nhất của tín ngưỡng Việt Nam, được thờ ở rất nhiều nơi như phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ và đền Sòng Sơn Vọng Từ (Hà Nội), đền Dâu Tam Điệp (Ninh Bình), đền Sòng và đền Phố Cát (Thanh Hóa), đền PHủ Giày (HCM)... Trong đó, phủ Giầy ở Vụ Bản Nam Định là nơi quan trọng nhất.

b- Thân bài

Ngày hội giỗ Mẹ với nghi lễ hầu bóng (lên đồng) của Đạo Mẫu, từ lâu là nhu cầu tâm linh không thể thiếu của người Việt Nam. Các nhà nghiên cứu khẳng định Đạo Mẫu là sự tích hợp các giá trị văn hóa - nghệ thuật dân gian qua các bài văn chầu, truyện thơ kể sự tích các Thánh, diễn xướng, hát chầu văn, hầu bóng...Vì thế, ngày nay, nghi lễ hầu đồng còn có mặt ở nhiều cộng đồng người Việt sống ở các nước trên thế giới như một hành trang kết nối cùng tổ tiên, nguồn cội.

Hàng năm, đến ngày huý của bà, du khách khắp nơi lại đổ về Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định) trẩy hội. Dù chính hội được mở từ ngày 3-8/3 âm lịch nhưng khách thập phương vẫn đổ về nơi đây trong suốt cả tháng để cầu sức khỏe, cầu bình an trong suốt một năm.

Theo các nhà nghiên cứu về đạo Mẫu, trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Mẫu Thượng Thiên, vị đệ nhất Thánh Mẫu có quyền năng cai quản bầu trời, làm chủ các thế lực siêu nhiên như mây mưa, gió bão, sấm chớp... chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bậc mẫu nghi thiên hạ, một trong 4 vị thánh bất tử của người Việt.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một nhân vật vừa là thiên thần, vừa là nhân thần với những huyền thoại dày đặc yếu tố kỳ ảo. Nguồn tư liệu về bà Chúa Liễu Hạnh rất phong phú, bao gồm các truyền thuyết, thần tích, các gia phả, ngọc phả của các dòng họ sinh sống tại Phủ Giầy.

c- Kết bài

Theo truyền thuyết trong dân gian của nước ta, bà vốn là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng có tên là công chúa Quỳnh Hoa và sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh gắn liền với 3 lần giáng trần của bà.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần quan trọng nhất của tín ngưỡng Việt Nam, được thờ ở rất nhiều nơi như phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ và đền Sòng Sơn Vọng Từ (Hà Nội), đền Dâu Tam Điệp (Ninh Bình), đền Sòng và đền Phố Cát (Thanh Hóa), đền PHủ Giày (HCM)... Trong đó, phủ Giầy ở Vụ Bản Nam Định là nơi quan trọng nhất.

b- Thân bài

Ngày hội giỗ Mẹ với nghi lễ hầu bóng (lên đồng) của Đạo Mẫu, từ lâu là nhu cầu tâm linh không thể thiếu của người Việt Nam. Các nhà nghiên cứu khẳng định Đạo Mẫu là sự tích hợp các giá trị văn hóa - nghệ thuật dân gian qua các bài văn chầu, truyện thơ kể sự tích các Thánh, diễn xướng, hát chầu văn, hầu bóng...Vì thế, ngày nay, nghi lễ hầu đồng còn có mặt ở nhiều cộng đồng người Việt sống ở các nước trên thế giới như một hành trang kết nối cùng tổ tiên, nguồn cội.

Hàng năm, đến ngày huý của bà, du khách khắp nơi lại đổ về Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định) trẩy hội. Dù chính hội được mở từ ngày 3-8/3 âm lịch nhưng khách thập phương vẫn đổ về nơi đây trong suốt cả tháng để cầu sức khỏe, cầu bình an trong suốt một năm.

Theo các nhà nghiên cứu về đạo Mẫu, trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Mẫu Thượng Thiên, vị đệ nhất Thánh Mẫu có quyền năng cai quản bầu trời, làm chủ các thế lực siêu nhiên như mây mưa, gió bão, sấm chớp... chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bậc mẫu nghi thiên hạ, một trong 4 vị thánh bất tử của người Việt.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một nhân vật vừa là thiên thần, vừa là nhân thần với những huyền thoại dày đặc yếu tố kỳ ảo. Nguồn tư liệu về bà Chúa Liễu Hạnh rất phong phú, bao gồm các truyền thuyết, thần tích, các gia phả, ngọc phả của các dòng họ sinh sống tại Phủ Giầy.

c- Kết bài

Theo truyền thuyết trong dân gian của nước ta, bà vốn là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng có tên là công chúa Quỳnh Hoa và sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh gắn liền với 3 lần giáng trần của bà.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Cha” ở đây là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, sinh vào khoảng cuối những năm 1220, mất ngày 20-8 năm Canh Tý (1300). Ông là nhà quân sự thiên tài, ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông – Nguyên (1258, 1285 và 1288), được phong chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Ông còn là tác giả bài Hịch tướng sĩ, các sách Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Tương truyền, sau khi mất, ông hiển Thánh (Đức Thánh Trần) và được thờ ở các đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Bảo Lộc (Ninh Bình), Yên Cư (Ninh Bình) và ở TP Hồ Chí Minh.

 

“Mẹ” ở đây là thánh mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, bà là công chúa Quỳnh Hoa, con của Ngọc Hoàng thượng đế trên trời, vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian năm 1557, đầu thai vào nhà họ Lê ở xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có tên là Giáng Tiên. Sau được trở về trời nhưng bà xin xuống lại hạ giới, cứu giúp nhân dân. Bà mất ngày 3-3 Âm lịch, được sắc phong là Thượng đẳng tối linh Thần và được thờ ở phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng, đền Phố Cát (Thanh Hóa), đền Phủ Giầy (TP. Hồ Chí Minh)….

b- Thân bài

Nhân dân tôn vinh Trần Hưng Đạo là cha, Liễu Hạnh là mẹ; ngày giỗ của hai vị trở thành những lễ hội dân gian vừa trang nghiêm, vừa vui vẻ.

Vào đầu thời Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Ý Yên, Nam Định có một gia đình họ Phạm, hai vợ chồng đều là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai đầu thai làm con, từ đó người vợ mang thai. Vào đêm trước khi bà ra đời, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà rồi người vợ sinh một bé gái. Do đó, hai vợ chồng đặt tên con là Phạm Tiên Nga.

 

Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Không lâu sau, thân phụ của bà qua đời, hai năm sau mẫu thân cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn La Ngạn, nơi đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga).

 

Sau 3 năm để tang cha mẹ, bà bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện. Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi (nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng). Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dày với Phủ Quảng Cung. Cùng với đó, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành…

 

Năm 36 tuổi, bà đến bờ sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa, bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ thân phụ và thân mẫu.

 

Sau đó hai năm, bà tới tu sửa chùa Sơn Trường - Ý Yên, Nam Định; chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam; chùa Thiện Thành ở Đồn Xá - Bình Lục, Hà Nam. Tại chùa Đồn Xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán, lập ra làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

 

Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), bà trở lại chùa Kim Thoa rồi tháng 9 năm ấy, bà trở về quê cũ tu sửa đền thờ tổ họ Phạm khang trang bề thế. Sau đó Bà lại đi chu du ở trong vùng, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.

c- Kết bài

Trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, bà đã hoá thần về trời. Năm đó bà vừa tròn 40 tuổi.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Câu nói cửa miệng của dân gian người Việt “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” vừa phản ánh tâm thức hướng về cội nguồn, vừa là một thực hành nghi lễ hàng năm của con người Việt Nam từ bao đời nay.

b- Thân bài

Người Việt coi trọng ngày giỗ, tức ngày con người qua đời hơn là sinh nhật, kiểu như người phương Tây. Họ còn coi trọng ngày giỗ, coi trọng mồ mả bởi tin rằng có sự liên hệ nào đó giữa thế giới người chết với cuộc sống con cháu nơi trần gian, nên “sống vì mồ mả hơn cả bát cơm”. Ngày giỗ, tất cả con cháu dù ở nơi xa cũng đều hướng về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, tề tựu, sum họp, làm cỗ dâng cúng người thân đã quá cố. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất của đời sống tâm linh của gia tộc, dòng họ, của mỗi con người Việt Nam ta.

Người Việt có truyền thống lấy gia tộc làm cái khung ứng xử cho cả xã hội, cộng đồng xã hội, thậm chí ra cả quốc gia, dân tộc. Do vậy, hàng năm, gia tộc, dòng họ có giỗ tổ tiên, thì cả nước cũng có giỗ tổ Hùng Vương. Gia đình có Cha Mẹ, có giỗ Cha Mẹ, có “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Do vậy, tổ quốc Việt Nam ta tựa như một gia đình lớn mở rộng, có tổ tiên, có cha mẹ, có con cháu.

Cha Mẹ của quốc gia, dân tộc là ai? Theo huyền thoại cổ xưa đó là bố Lạc Long (bố Rồng) và mẹ Âu Cơ (mẹ Tiên), sau này, theo truyền thống đó lại được nhân dân ta lịch sử hoá thành Đức Thánh Trần theo dòng thuỷ tộc Long Vương và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, theo dòng Tiên chúa. Cha có công diệt giặc trừ tà, Mẹ có công chở che, ban phúc, lộc.

Theo truyền thống xuân thu nhị kỳ đó, hàng năm, cứ đến tháng ba, nơi nơi có đền phủ thờ Mẫu đều mở hội từng bừng, nhất là ở các đền phủ lớn ở trung tâm, như Phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), điện Hòn Chén (Huế), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Chúa Xứ (An Giang)… ngày hội giỗ Mẹ có rước Mẫu lên chùa thỉnh Phật Bà Quan Âm, có hát văn, hầu bóng, kéo chữ… Tháng tám giỗ Cha, đó là ngày hoá của Trần Hưng Đạo – Đức Thánh Trần, nhất là ở Kiếp Bạc (Hải Dương), Bảo Lộc, đền Trần (Nam Định). Hội Cha có rước thuyền trên sông nước, múa rồng, thực hiện các phép thuật trừ tà, giải bệnh…

c- Kết bài

Tâm thức “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”, ngoài phạm vi thực hành n

...