0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu oan gia ngõ hẹp lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Oan gia ngõ hẹp là gì? Khi nào gọi là oan gia ngõ hẹp? Câu thành ngữ tưởng chừng rất quen thuộc với chúng ta như vậy, nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng ngữ cảnh và biểu đạt được ý của mình.

b- Thân bài

Sự phong phú của tiếng Việt là 1 trong những điểm đặc trưng không thể không kể đến. Không chỉ đơn thuần sử dụng những từ ngữ thuần Việt, Hán Việt, người Việt Nam còn thường thêm các tục ngữ, thành ngữ đậm tính hình ảnh cũng như ý nghĩa sâu sắc. Chẳng hạn, không ít khi chúng ta nghe thấy người ta nói oan gia ngõ hẹp. Vậy oan gia ngõ hẹp là gì? khi nào gọi là oan gia ngõ hẹp?

 

Oan gia ngõ hẹp là gì?

Nếu như xét theo nghĩa đen, thì oan gia ngõ hẹp dùng để chỉ những người có thù oán với nhau thường gặp nhau. “Oan gia” chính là ám chỉ những cá nhân hoặc gia đình có thù oán, bất hoà vì 1 lý do nào đó. Trong khi đó, hình ảnh “Ngõ hẹp” gợi cho chúng ta cảm giác, những người vốn đã ghét nhau, giờ lại phải gặp nhau trong ngõ chật chội, buộc phải đụng mặt nhau.

 

Những tình huống oan gia ngõ hẹp thường xuất hiện trong phim ảnh lẫn đời thật

Nếu như bàn luận về nghĩa bóng 1 cách đầy đủ, sâu sắc hơn, thì có thể thấy được, câu thành ngữ này còn đề cập tới 1 nỗi khổ của con người trong Phật giáo. Nỗi khổ này xuất phát từ lòng thù hận, ghét bỏ nhau. Hành động lẫn tâm lý này không chỉ khiến cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, mà còn dễ dàng gặp phải người hoặc gia đình mà mình ghé. Vì thế mà nỗi thù hận cứ chồng chất, khiến chúng ta không bao giờ thoải mái.

Hoá giải oan gia ngõ hẹp là cách để chúng ta sống thoải mái, trọn vẹn hơn

Trường hợp nào thì gọi là oan gia ngõ hẹp?

Oan gia ngõ hẹp được người ta sử dụng trong trường hợp nào? Đúng như ý nghĩa của nó, câu thành ngữ này thường dùng để chỉ những người có thù oán với nhau, phải gặp nhau trong hoàn cảnh nào đó. Chẳng hạn, cả 2 người không thích nhau, nhưng cuối cùng sau này lại trở thành đồng nghiệp, đối tác,… người ta cũng thường diễn tả tình huống này bằng thành ngữ nói trên.

Hoặc, chúng ta cũng thường thấy trong các bộ phim, cả 2 gia đình vốn có thù oán hoặc mối quan hệ không tốt đẹp. Nhưng cuối cùng, con cái của họ lại yêu nhau và lựa chọn kết hôn. Đó chính là oan gia ngõ hẹp. Vậy mới thấy, rất nhiều tình huống trong cuộc sống, chúng ta thường dùng cụm từ này để diễn đạt.

Bên cạnh đó, cụm từ này còn được ứng dụng trong kịch bản phim ảnh, truyện ngắn, truyện dài,… để khiến cho tác phẩm nghệ thuật thêm phần phong phú.

c- Kết bài

Oan gia ngõ hẹp là gì? khi nào gọi là oan gia ngõ hẹp? Đây có lẽ là thành ngữ khá thông dụng, phổ biến. Tuy nhiên, phải hiểu đúng nghĩa, thì mới nên sử dụng, tránh những hiểu lầm hoặc lỗi trong diễn đạt không đáng có nhé! Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ thực sự bổ ích, đồng thời giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa lẫn cách dùng thành ngữ nói trên

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Ví dụ như có một người mà bạn rất là ghét. Chỗ nào có hắn thì bạn không muốn đến. Không ngờ rằng, sau khi bạn dọn nhà thì người cạnh bên lại chính là hắn, để rồi ngày nào cũng thấy mặt hắn. Hoặc là trong một buổi họp mặt, bạn chợt gặp lại kẻ thù mười mấy năm về trước. Việc này sẽ làm cho bạn đau khổ vì oán hận.

b- Thân bài

Việc trở thành oan gia, thật ra là do hai người có duyên với nhau. Khi bạn còn đang ở trong sự oán thù giữa hai người với nhau, nếu họ không dày vò bạn thì cũng là bạn dày vò họ, oan oan tương báo. Vì vậy hai người vẫn phải sống cùng với nhau.

c- Kết bài

Muốn tháo gỡ sợi dây oan gia, để cả hai cùng được tự do, thì bạn phải nên suy nghĩ cho phóng khoáng, bỏ hết thù hận, và thử đi làm quen với họ trước. Làm được như vậy thì họ cũng sẽ dần dần thay đổi thái độ đối xử với bạn.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Khi coi phim cổ trang Trung Quốc câu nói “Oan gia ngõ hẹp” hẳn các bạn đã được nge rất nhiều hay thậm chí ngoài đời thực tại Việt Nam chúng ta cũng thường được nghe, vậy câu nói này có ý nghĩa như thế nào?

b- Thân bài

Phân tích nghĩa đen và bóng

Oan: Thù oán, thù hận

Gia: Người

Ngõ: Đường nhỏ, đường ngang ngõ tắt

Hẹp: Nhỏ

Nếu theo như nghĩa đen phân tích ở trên thì không có ngữ nghĩa nhưng nếu hiểu rộng ra theo theo nghĩa bóng: “Người có thù oán với nhau thường hay gặp nhau”

 

Tiếng anh: Petitioners in the narrow lane (Oan gia ngõ hẹp)

 

1. Tình yêu oan gia

Tình yêu oan gia là tình yêu giữa hai người mà trong đó giữa hai gia đình lại có mối thâm thù sâu nặng chưa gỡ bỏ được.

 

Hoặc là khi yêu nhau gây ra những sự việc lớn làm đau lòng những người khác. Yêu nhau nhưng không đến được với nhau do hoàn cảnh ép buộc.

 

Hoặc 2 gia đình có thù hận với nhau nhưng 2 người con của 2 gia đình ấy lại yêu nhau và cưới nhau thành vợ thành chồng.

 

Ví dụ:

 

Tình cảm của Romeo và Juliet, hai người yêu nhau nhưng lại vướng vào nỗi hận thù của gia đình.

 

2. Phân tích theo phật giáo

“Khổ vì oán ghét gặp nhau” là một trong tám loại khổ của con người mà Phật giáo đề cập đến.

 

Ví dụ:

 

Trường hợp bạn rất ghét một người và với tư tưởng trong đầu chỗ nào có người đó thì ta không muốn đến. Không ngờ rằng, sau khi bạn dọn nhà thì người hàng xóm bên cạnh lại chính là người đó và rồi ngày nào cũng chạm mặt nhau.

Trường hợp bạn có đi dự một bữa tiệc với bạn bè nhưng không ngờ lại gặp người mà bạn cực ghét tại nơi đó sau mấy năm không gặp.

 

 

Việc trở thành oan gia, thật ra là do hai người có duyên với nhau. Khi bạn còn đang ở trong sự oán thù giữa hai người với nhau, nếu họ không dày vò bạn thì cũng là bạn dày vò họ, oan oan tương báo. Vì vậy hai người vẫn phải sống cùng với nhau.

 

Muốn tháo gỡ sợi dây oan gia, để cả hai cùng được tự do, thì bạn phải nên suy nghĩ cho phóng khoáng, bỏ hết thù hận, và thử đi hóa giải khúc mắc giữa hai bên. Làm được như vậy thì họ cũng sẽ dần dần thay đổi thái độ đối xử với bạn. Như vây việc này sẽ làm cho bạn sẽ không còn đau khổ vì oán hận, mệt tâm nữa.

 

“Khi gặp nghịch cảnh, bạn hãy quan sát theo lý nhân quả của Phật giáo.”

c- Kết bài

Câu nói này đã muốn nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống sẽ không thể tránh khỏi những xung đột, thay vì một mực giữ trong lòng những điều đó hãy mở lòng mình ra cho qua hết mọi chuyện để đầu óc được thanh thản và cuộc sống không ganh ghét hơn thua đố kỵ.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Nếu như bàn luận về nghĩa bóng 1 cách đầy đủ, sâu sắc hơn, thì có thể thấy được, câu thành ngữ này còn đề cập tới 1 nỗi khổ của con người trong Phật giáo. Nỗi khổ này xuất phát từ lòng thù hận, ghét bỏ nhau. Hành động lẫn tâm lý này không chỉ khiến cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, mà còn dễ dàng gặp phải người hoặc gia đình mà mình ghé. Vì thế mà nỗi thù hận cứ chồng chất, khiến chúng ta không bao giờ thoải mái.

b- Thân bài

 

Hoá giải oan gia ngõ hẹp là cách để chúng ta sống thoải mái, trọn vẹn hơn

Trường hợp nào thì gọi là oan gia ngõ hẹp?

Oan gia ngõ hẹp được người ta sử dụng trong trường hợp nào? Đúng như ý nghĩa của nó, câu thành ngữ này thường dùng để chỉ những người có thù oán với nhau, phải gặp nhau trong hoàn cảnh nào đó. Chẳng hạn, cả 2 người không thích nhau, nhưng cuối cùng sau này lại trở thành đồng nghiệp, đối tác,… người ta cũng thường diễn tả tình huống này bằng thành ngữ nói trên.

 

Hoặc, chúng ta cũng thường thấy trong các bộ phim, cả 2 gia đình vốn có thù oán hoặc mối quan hệ không tốt đẹp. Nhưng cuối cùng, con cái của họ lại yêu nhau và lựa chọn kết hôn. Đó chính là oan gia ngõ hẹp. Vậy mới thấy, rất nhiều tình huống trong cuộc sống, chúng ta thường dùng cụm từ này để diễn đạt.

 

Bên cạnh đó, cụm từ này còn được ứng dụng trong kịch bản phim ảnh, truyện ngắn, truyện dài,… để khiến cho tác phẩm nghệ thuật thêm phần phong phú.

c- Kết bài

Oan gia ngõ hẹp là gì? khi nào gọi là oan gia ngõ hẹp? Đây có lẽ là thành ngữ khá thông dụng, phổ biến. Tuy nhiên, phải hiểu đúng nghĩa, thì mới nên sử dụng, tránh những hiểu lầm hoặc lỗi trong diễn đạt không đáng có nhé! Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ thực sự bổ ích, đồng thời giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa lẫn cách dùng thành ngữ nói trên

...