0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (3.7k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài

Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, ai cũng đã từng có những lỗi lầm.

2. Thân bài

 Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta nhận ra lỗi lầm và biết sửa chữa, tất cả mọi người sẽ thông cảm và tha thứ. Chính vì vậy mà ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: " Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Câu tục ngữ như một lời khuyên nhẹ nhàng cho chúng ta nếu biết hối lỗi và quay đầu lại sẽ được mọi người tha thứ.

3. Kết bài

 Để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ trên ta phải sẽ đi giải thích và chứng minh 2 vế của câu tục ngữ.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Vế thứ nhất ý muốn nói con người ta khi mắc lỗi vẫn không biết ăn năn hối cải để mong mọi người tha thứ mà vẫn tiếp tục sai lầm nối tiếp sai lầm.

2. Thân bài

Vậy thì làm sao họ có thể nhận được sự thông cảm và tha thứ từ mọi người. Về thứ hai là ý muốn nói khi con người ta mắc lỗi, biết mình sai, biết nói lời xin lỗi. Tất nhiên mọi người sẽ tha thứ nếu họ thực sự ăn năn. Câu tục ngữ không chỉ giải thích cho ta hiểu về sự bao dung, chấp nhận lời xin lỗi của con người, mà cũng như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta khi mắc lỗi lầm hãy biết nhìn thẳng vào sự việc.

3. Kết bài

Đồng thời thức tỉnh chúng ta không nên tiếp tục làm những việc có lỗi với mọi người, mà hãy nói lời xin lỗi, biết sửa sai. Chính vì vậy mỗi chúng ta khi có lỡ mắc những lỗi lầm thì hãy tin rằng nếu ta biết thay đổi và sửa chữa thì ta sẽ nhận được lời tha thứ từ mọi người, sẽ được mọi người yêu thương.

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Đó sẽ là một sự lựa chọn thông minh, giúp chúng ta được giải thoát khỏi lỗi lầm, nghĩ đến những việc tốt để làm cho chúng ta, cho mọi người, cho cộng đồng. Làm được như vậy là chúng ta không những đã bù đắp lỗi lầm mà còn tạo nên một thói quen tốt, giúp chúng ta hoàn thiện hơn. Và điều cuối cùng là lỗi lầm chỉ thực sự được tha thứ khi chúng ta biết nói lời xin lỗi chân thành, biết hành động thực tế.

2. Thân bài

 Chúng ta phải biết ơn khi ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu, giúp chúng ta vươn lên những thứ cao đẹp hơn trong cuộc sống, để cuộc đời giàu tình thương yêu và lòng bao dung.Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách?

3. Kết bài

Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Đúng như nghĩa chính nhất của nó, khoan dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Lấy ví dụ trong lớp học, môi trường gần gũi với chúng ta nhất. Giả sử trong lớp có bạn bị phát hiện trộm cắp một món đồ của một học sinh khác. Bạn đó biết lỗi và đã trả lại món đồ. Cô giáo và các bạn khác đã tha thứ, bỏ qua và lại quan hệ hòa đồng với nhau trở lại. Biết tha thứ và từ bỏ ý niệm xấu xa trong mình, điều đó không gì khác ngoài lòng khoan dung.

2. Thân bài

Khoan dung biểu hiện cao cả hơn trong những vấn đề tế nhị hơn. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội, thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về với quê hương họ. Việc làm ấy khiến không ít bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Bản thân quân lính thua trận cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.

3. Kết bài

Tôi khá tâm đắc một câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về khoan dung. Khoan dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người.

...