0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu uốn lưỡi 7 lần trước khi nói lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- mở bài : giới thiệu

Trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp, đôi khi chỉ một lời nói vô tình của ta cũng có thể khiến người khác phải chịu những tổn thương không đáng có. Do đó ông cha ta đã có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để khuyên răn con cháu cần cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Ở đây, ông cha ta đã dùng một cách nói giàu hình ảnh mà đặc sắc. Cử chỉ “uốn lưỡi bảy lần” nó như một khoảng thời gian để con người ta im lặng trước khi cất lời nói, nhưng sâu xa hơn là suy nghĩ thận trọng về nội dung, chuẩn bị , sắp xếp câu chữ và xem xét sự đúng đắn, tác động của lời nói trước khi để nó phát ra thành tiếng. Vì “lời nói gói vàng”, mỗi lời ta nói ra đều phải được trau chuốt và suy nghĩ một cách cẩn thận trước đó. Câu b- b-thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

tục ngữ đơn giản, ngắn gọn mà đúng đắn làm sao. Vậy tại sao cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”? Trước hết cần phải hiểu, lời nói cũng là một cách khác để phản ánh con người mỗi chúng ta. Một người có học thức, đứng đắn thì luôn nói những lời lịch sự, chuẩn mực, một người thiếu văn hóa , vô đạo đức thì lại thường ăn nói bốp chát, chợ búa. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, mỗi lời nói của ta cũng sẽ có tác động trực tiếp đối với người đối diện chẳng hạn như một lời khích lệ, động viên họ lúc khó khăn, buồn bã sẽ khiến họ cảm thấy ổn hơn, một lời khen ngợi khi họ đạt được thành công sẽ khiến người đó cảm thấy vui vẻ và có động lực. Lời nói được coi như là phương tiện để truyền tải những suy nghĩ, tình cảm , cảm xúc của bản thân, nó đôi khi mang tính quyết định và có sức nặng. Người có địa vị càng cao thì lời nói sẽ càng có giá trị chẳng hạn như một công trình hay một dự án có được thực hiện hay không phụ thuộc vào lời nói đưa ra quyết định của người lãnh đạo. Nó có sức ảnh hưởng đến tính chất của một công việc hay một sự kiện nào đó. Tuy nhiên, lời nói của bạn cần đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh vì mỗi lời một khi đã nói ra thì không thể rút lại được. Có những khi một câu nói mà bạn cho rằng khá bình thường hay chỉ là đùa vui thì trong mắt người khác lại mang ý nghĩa khác thậm chí là tiêu cực, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử và ấn tượng của người ấy với bạn. Có những khi một quyết định phán quyết đã đưa ra thì buộc phải được thi hành chứ không thể sửa lại được nữa. Vậy nên cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói vì điều đó sẽ khiến cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, tránh vô tình làm tổn thương, ảnh hưởng đến người khác hay một tập thể, và họ cũng sẽ dành một sự tôn trọng nhất định cho bạn. Tránh nói những lời khó nghe, nói dối, vì nó sẽ khiến những người xung quanh chán ghét và mất niềm tin ở bạn như câu chuyện về cậu bé chăn cừu đã nói dối quá nhiều lần để lừa gạt lòng tin của mọi người và đến cuối cùng khi đàn sói thật sự xuất hiện thì cậu kêu giúp nhưng cũng chẳng có ai đến giúp đỡ cậu vì họ vẫn cho rằng cậu nói dối, và kết cục là đàn cừu của cậu đã bị lũ sói ăn thịt.

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

 Đừng để lời nói của mình làm tổn thương hay có tác động xấu đến người khác do đó việc suy nghĩ , xem xét trước khi nói rất quan trọng . Vì lời nói của bạn chính là con người bạn trong mắt người khác.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- mở bài : giới thiệu

Lời nhắc nhở khuyên răn nầy là cả một kinh nghiệm già dặn trong việc giao tiếp xử thế của người xưa. Bởi người xưa rất am hiểu và rất sợ cái lưỡi không xương của con người. Chính vì nó không xương nên nó mới có nhiều đường lắt léo. Nó muốn uốn như thế nào cũng được. Nó uốn xuôi cũng được mà uốn ngược cũng hay. Khi có cảm tình với ai, thì nó uốn theo ý muốn của người đó. Có khi vì muốn được quyền lợi riêng tư nào đó, thì nó uốn cong theo kiểu ton hót nịnh bợ. Người đó muốn thứ gì nó cũng uốn chiều theo được hết. Mục đích nó uốn là để lấy lòng thủ lợi. Dù cho người đó xử sự hành động trăm lần sai trái, nó cũng uốn cong ca ngợi người đó cái gì cũng tốt đẹp hết. Đó là nó uốn theo chiều gió để được hưởng chút lợi lộc. Nó uốn miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Nó không cần biết đến phẩm c

b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ ác

Ngược lại, khi mà nó ghét ai, thì nó uốn theo kiểu trù rủa, đâm thọc, nói xấu, đặt điều thêm thắt, mắng nhiếc, nhục mạ. Nghĩa là bằng mọi cách nó phải dìm hại người đó cho đến chết mới thôi. Đó là nó uốn theo chiều gian xảo quỷ quyệt rất là độc ác. Đại khái nó uốn theo cách đường mật cũng được hay nó uốn theo cách cay đắng như ớt như bồ hòn cũng xong. Cho nên trong năm giới cấm của người Phật tử tại gia, thì giới thứ tư là giới Phật cấm người Phật tử không được nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều và nói lời hung ác.

Chính vì không muốn cho nó uốn một cách vô ý thức và gây ra nhiều tội ác như thế, nên các bậc Cổ Đức mới khuyên răn người ta trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần. Lời dạy nầy, theo tôi, là nó hàm chứa một ẩn ý mang tính chất ngụ ngôn. Nghĩa là cái ý hay đẹp nó ẩn trong lời nói. Thật ra, không có ai phải uốn cái lưỡi bảy lần rồi mới nói. Nếu hiểu theo nghĩa đen như thế, thì thử hỏi làm sao chúng ta giải thích được. Đâu có ai điên khùng gì đến độ trước khi nói phải uốn cong cái lưỡi lên xuống qua lại bảy lần rồi mới nói. Và nếu uốn như vậy, thì đâu có lợi ích và ý nghĩa gì. Chỉ làm khổ nhọc cho cái lưỡi thêm đau mà thôi. Cho nên, nói uốn lưỡi bảy lần ở đây, ta có thể hiểu là ý cổ nhân muốn khuyên dạy ta trước khi nói: “phải nhìn lên, nhìn xuống, nhìn bốn phía, và rồi nhìn ngang”. Đó là cách nhìn suy tư giống như con số bảy ( 7 ). Vì con số bảy gồm có: thượng, hạ, đông, tây, nam, bắc và dấu gạch ngang thân hình của nó (lối viết theo người Đông phương). Điều nầy nói lên ý nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn. Nhìn lên, thì lời nói không để cho xúc phạm với các bậc trưởng thượng. Nhìn xuống, thì không nên nói năng gây ra làm khổ cho người thấp dưới mình. Như chửi rủa la rầy nặng lời con cháu chẳng hạn. Nhìn ngó bốn bên là lời nói không gây ra ác độc làm khổ lụy cho bất cứ một ai. Và cuối cùng, nhìn ngang khi phát ra lời nói ta cũng cố giữ hòa khí đừng để gây ra làm mất lòng với những đồng bạn đồng hành ngang hàng với mình. 

Cổ nhân đã dạy cách uốn lưỡi 7 lần trước khi phát ngôn là như thế. Đó là lời nói khi phát ra không gây tổn hại cho bất cứ ai. Chúng ta nên sử dụng lời nói mang tính chất ái ngữ, từ tốn, hiền dịu, hòa nhã, đoàn kết, yêu thương, xây dựng v.v… để làm lợi ích cho mọi người.

Có uốn lưỡi cẩn thận kỹ lưỡng như thế, thì lời ta nói ra mới có giá trị và có ảnh hưởng tác động rất lớn. Đối với các bậc trưởng thượng cao đức ta phải hết lòng kính trọng. Không nên dùng lời nói thô ác gây nên tổn hại làm xúc phạm đến các vị ấy. Nếu thế, tất nhiên là ta đã phạm thượng và phải chuốc lấy nhiều tội lỗi. 

Trong luật Sa Di có kể câu chuyện một thầy Sa Di khinh chê một Thầy Tỳ Kheo già tụng kinh âm thanh như chó sủa. Nhưng vị Tỳ kheo già đó lại là người tu hành đã chứng quả A la hán. Vì không muốn cho vị Sa Di trẻ tuổi đó phải đọa vào địa ngục, nên Thầy Tỳ kheo già bảo ông Sa Di phải sám hối. Nhờ thành tâm sám hối, nên vị Sa Di kia không bị đọa vào địa ngục, nhưng vẫn mắc phải cái quả báo làm thân con chó trải qua năm trăm đời. Đời nào sanh ra cũng mang thân con chó. Đó là hậu quả của lời nói ác khi thốt ra mà không chịu uốn lưỡi. Nếu chịu khó uốn lưỡi bảy lần theo lời người xưa răn dạy, thì chắc chắn chúng ta sẽ tránh được cái quả báo xấu xa hiện đời và đời sau.

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

Nói tóm lại, nói uốn lưỡi bảy lần, đó là cách nói ẩn ý ngụ ngôn mà người xưa đã khuyến nhắc chúng ta phải hết sức cẩn trọng giữ gìn ở nơi lời nói. Vì: “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Chúng ta nên ghi nhớ câu: “ Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”. Một lời nói hưng nhà lợi nước, cũng một lời nói mà nước mất nhà tan. Một lời nói tán thân mất mạng và một lời nói cứu muôn vạn sanh linh. Đối với người Phật tử, Phật dạy ta nên dùng lời ái ngữ chân thật trong khi giao tiếp với mọi người. Lời nói của ta phải là lời nói mang chữ ký có giá trị muôn đ&#

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- mở bài : giới thiệu

Một khoảng dừng ngắn (từ 3 đến 5 giây) sẽ mang lại cho bạn cả ba lợi ích sau:  Thứ nhất, bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói.  Thứ hai, với việc không chen ngang vào cuộc trò chuyện, bạn thể hiện mình suy nghĩ nghiêm túc trước những lời nói của người đối diện.  Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Với một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời, bạn thể hiện mình là một người biết cách giao tiếp.

b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

à ngắn gọn hơn Bí quyết thứ ba để trở thành một người giao tiếp tốt là nhắc lại lời của người trò chuyện với bạn một cách ngắn gọn hơn và bằng ngôn từ của chính bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …” Nhắc lại lời người khác nói một cách ngắn gọn hơn thể hiện bạn đang thật sự chú tâm và nỗ lực để hiểu ý nghĩ hay cảm xúc của họ. Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh.

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu” (ý nói nước đã đổ đi thì khó hốt lại, gương vỡ thì khó lành). Lời nói giống như hắt bát nước, nước đã hắt đi thì không thể thu lại được, lời đã nói ra cũng khó thu hồi lại. Cho nên, một lời trước khi muốn nói ra không thể không thận trọng suy nghĩ. Nói chuyện là một môn nghệ thuật, cho dù nói lời hay đi nữa cũng không thể muốn nói thì nói. Nói người này tốt nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến người khác, như thế cũng không hẳn đã là thông minh.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- mở bài : giới thiệu

Uốn lưỡi bảy

lần trước khi nói nắm bắt những nguyên tắc đó, tập hợp chúng lại cho bất cứ ai muốn tạo ra

b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

nhiều ảnh hưởng hơn trong đời sống của mình thông qua việc thực sự kết nối với những

người khác. Đây là một cuốn sách thiết yếu cho bất cứ ai quan tâm đến việc tạo ra sự hiểu

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

biết sâu sắc hơn với đồng nghiệp, khách hàng, gia đình và bạn bè của mình.

...