0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu quan sơn muôn dặm một nhà bốn phương vô sản đều là anh em lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Quan Sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em"

Thứ Hai, 30/10/2017, 16:43 (GMT+7)

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người yêu nước, thương dân, thiết tha với độc lập dân tộc, mà Người còn là chiến sỹ cộng sản chân chính. Bước ngoặt trong 10 năm đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước đã đưa Bác tiếp cận tư tưởng của Lê-nin và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Chủ nghĩa yêu nước chân chính của Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân, mang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Bác từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, từ năm 1920 khi Bác dự Đại hội để sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp mà trong đó Bác là đồng sáng lập ra. Khi trở thành nhà chính trị chuyên nghiệp, một nhà chính khách lỗi lạc và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác đã để lại cho chúng ta một tấm gương cảm động về thực hành chủ nghĩa quốc tế chân chính (một thời gọi là chủ nghĩa vô sản).

 b- Thân bài

 

Nói về chủ nghĩa quốc tế chân chính, Bác có một câu thơ “Quan Sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em”, điều này bắt nguồn từ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mà trong đó Bác để lại một luận điểm sâu sắc đó là chữ “người”. Nghĩa trực tiếp và hẹp nhất là những người trong một gia đình, cùng một dòng máu, rộng hơn là đồng bào dân tộc trong cả nước mà rộng nhất là cả thế giới nhân loại. Quan điểm về chủ nghĩa vô sản trong Văn kiện tuyên ngôn của Đảng Cộng sản từ Mác-Ăngghen đến Lê-nin và đến Hồ Chí Minh đều có sự mở rộng sâu sắc. Theo Mác-Ăngghen, vô sản toàn thế giới liên hiệp lại; với Lê-nin vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại; đến Hồ Chính Minh vô sản là tất cả người lao động đoàn kết lại, “Vàng đen trắng đỏ đều là anh em”, khác màu da, khác tiếng nói nhưng có cùng chung một số phận và cảnh ngộ là bị đế quốc thực dân đô hộ, khao khát giải phóng giai cấp và nhân loại, đó là khát vọng lớn của Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ sở lý luận về sự nghiệp quốc tế của Bác.

 

Tình cảm quốc tế của Bác được thể hiện sâu sắc với các nước bạn anh em (hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ), với Đảng Nhân nhân cách mạng Lào, Bác luôn nói “Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long”; với nước bạn Trung Quốc, Bác luôn quan niệm “Vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Khi Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam năm 1960, thời kỳ quốc tế đang rất phức tạp, chúng ta đang chống Mỹ, cứu nước, Bác đọc bài thơ rất cảm động khi tiễn Lưu Thiếu Kỳ: “Tiễn đưa chẳng muốn chia tay, bạn về cứu quốc nước mây ngàn trùng, cầm tay lòng lại dặn lòng, cùng nhau dương ngọn cờ hồng Mác-Lê”; câu chuyện tình cảm của Bác với nhân dân Cu Ba hết sức cảm động, thể hiện tình cảm quốc tế trong sáng với lãnh tụ Fidel Castro, có lần Bác gửi thư và kèm theo những đồ vật là cái gạt tàn thuốc lá, lược chải tóc (được làm từ xác máy bay mà quân ta từ Đông Nam bộ gửi biếu Bác Hồ) làm quà tặng cho đồng chí Fidel Castro, còn ngược lại Fidel Castro đến Việt Nam với một tình cảm thân thương, “vì Việt Nam mà Cu Ba sẵn sàng hiến dâng máu của mình”... Chủ nghĩa Quốc tế chân chính còn được Bác thể hiện trong Đại hội lần thứ 2 tại Tân Trào, Tuyên Quang, năm 1951. Tại đại hội này, Bác nói rõ tình đoàn kết Việt Nam- Lào- Campuchia là cùng chung một mục tiêu, chung một lý tưởng. Đặc biệt, Bác viết trong di chúc, trong bối cảnh các Đảng quốc tế bất đồng nghiêm trọng, nhất là 2 đảng lớn Liên Xô và Trung Quốc, Bác viết: “Tôi càng tự hào về cách mạng bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa của các Đảng anh em, tôi mong các Đảng anh em nhất định sẽ đoàn kết lại, và Đảng Việt Nam phải làm hết sức mình để củng cố mối đoàn kết đó”. Đây được xem là lời tâm sự đầy tâm huyết và trách nhiệm, cũng xem là chỉ thị của Bác xung quanh những vấn đề hệ trọng của phong trào cộng sản quốc tế. Tình cảm quốc tế của Bác còn được thể hiện qua chủ trương của Bác với bạn bè nhân dân thế giới, theo Bác cần phải phân biệt rõ đế quốc thực dân là kẻ thù, phải đánh đổ nó đi, còn nhân dân các nước là bạn bè, là tình đồng chí đồng đội với nhau.

c- Kết bài

Chủ nghĩa quốc tế chân chính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện đã để lại cho chúng ta những bài học quý giá mà hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tiếp tục áp dụng, đó là tình cảm đặc biệt và hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa; ghi nhớ công ơn to lớn của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện bằng việc hợp tác cùng phát triển; phân biệt chủ nghĩa quốc tế chân chính, vượt qua chủ nghĩa dân tộc, mở rộng khối đại đoàn kết, tạo sức mạnh nội lực và ngoại lực để phát triển Việt Nam ngày càng vững mạnh.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Lời căn dặn của Bác Hồ cho cả dân tộc rằng: chúng ta phải đoàn kết, sống phải biết, hòa đồng, chia sẻ. Biết giúp đỡ người khác, làm bạn với tất cả mọi người để không bị đơn độc trong cuộc sống cũng như trong quá trình đấu tranh Cách mạng.

b- Thân bài

Bác sinh thời muôn dăn dạy cho chúng ta rằng :con người sinh ra dù không cùng chung huyết thống, nhưng đều có quan hệ ,như những anh em ruột thit của nhau .Chúng ta đều cùng sống trên một môi trương đó là trái đất .Vậy nên thay vì luôn chanh chấp lẫn nhau ,,thì chúng ta hãy đoàn kết yêu thương ,giúp đỡ lân nhau .Không chỉ làng xóm ,đất nước ,àm e=rộng hơn đó là các quóc gia vơi snhau

c- Kết bài

tình hai nước còn lớn hơn cả  nước hồng hà Cửu long

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Quan sơn muôn dặm một nhà

 

    Bốn phương vô sản đều là anh em

b- Thân bài

 

Câu này nghĩa là : cho dù có đi xa thì vẫn là anh em

 

       Việt Lào hai nước chúng ta

 

Tình sau hơn nước hồng hà Cửu Long

c- Kết bài

Câu này nghĩa là: tình hai nước còn lớn hơn cả  nước hồng hà Cửu long

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người yêu nước, thương dân, thiết tha với độc lập dân tộc, mà Người còn là chiến sỹ cộng sản chân chính. Bước ngoặt trong 10 năm đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước đã đưa Bác tiếp cận tư tưởng của Lê-nin và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Chủ nghĩa yêu nước chân chính của Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân, mang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Bác từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, từ năm 1920 khi Bác dự Đại hội để sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp mà trong đó Bác là đồng sáng lập ra. Khi trở thành nhà chính trị chuyên nghiệp, một nhà chính khách lỗi lạc và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác đã để lại cho chúng ta một tấm gương cảm động về thực hành chủ nghĩa quốc tế chân chính (một thời gọi là chủ nghĩa vô sản).

 b- Thân bài

Nói về chủ nghĩa quốc tế chân chính, Bác có một câu thơ “Quan Sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em”, điều này bắt nguồn từ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mà trong đó Bác để lại một luận điểm sâu sắc đó là chữ “người”. Nghĩa trực tiếp và hẹp nhất là những người trong một gia đình, cùng một dòng máu, rộng hơn là đồng bào dân tộc trong cả nước mà rộng nhất là cả thế giới nhân loại. Quan điểm về chủ nghĩa vô sản trong Văn kiện tuyên ngôn của Đảng Cộng sản từ Mác-Ăngghen đến Lê-nin và đến Hồ Chí Minh đều có sự mở rộng sâu sắc. Theo Mác-Ăngghen, vô sản toàn thế giới liên hiệp lại; với Lê-nin vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại; đến Hồ Chính Minh vô sản là tất cả người lao động đoàn kết lại, “Vàng đen trắng đỏ đều là anh em”, khác màu da, khác tiếng nói nhưng có cùng chung một số phận và cảnh ngộ là bị đế quốc thực dân đô hộ, khao khát giải phóng giai cấp và nhân loại, đó là khát vọng lớn của Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ sở lý luận về sự nghiệp quốc tế của Bác.

Tình cảm quốc tế của Bác được thể hiện sâu sắc với các nước bạn anh em (hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ), với Đảng Nhân nhân cách mạng Lào, Bác luôn nói “Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long”; với nước bạn Trung Quốc, Bác luôn quan niệm “Vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Khi Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam năm 1960, thời kỳ quốc tế đang rất phức tạp, chúng ta đang chống Mỹ, cứu nước, Bác đọc bài thơ rất cảm động khi tiễn Lưu Thiếu Kỳ: “Tiễn đưa chẳng muốn chia tay, bạn về cứu quốc nước mây ngàn trùng, cầm tay lòng lại dặn lòng, cùng nhau dương ngọn cờ hồng Mác-Lê”; câu chuyện tình cảm của Bác với nhân dân Cu Ba hết sức cảm động, thể hiện tình cảm quốc tế trong sáng với lãnh tụ Fidel Castro, có lần Bác gửi thư và kèm theo những đồ vật là cái gạt tàn thuốc lá, lược chải tóc (được làm từ xác máy bay mà quân ta từ Đông Nam bộ gửi biếu Bác Hồ) làm quà tặng cho đồng chí Fidel Castro, còn ngược lại Fidel Castro đến Việt Nam với một tình cảm thân thương, “vì Việt Nam mà Cu Ba sẵn sàng hiến dâng máu của mình”... Chủ nghĩa Quốc tế chân chính còn được Bác thể hiện trong Đại hội lần thứ 2 tại Tân Trào, Tuyên Quang, năm 1951. Tại đại hội này, Bác nói rõ tình đoàn kết Việt Nam- Lào- Campuchia là cùng chung một mục tiêu, chung một lý tưởng. Đặc biệt, Bác viết trong di chúc, trong bối cảnh các Đảng quốc tế bất đồng nghiêm trọng, nhất là 2 đảng lớn Liên Xô và Trung Quốc, Bác viết: “Tôi càng tự hào về cách mạng bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa của các Đảng anh em, tôi mong các Đảng anh em nhất định sẽ đoàn kết lại, và Đảng Việt Nam phải làm hết sức mình để củng cố mối đoàn kết đó”. Đây được xem là lời tâm sự đầy tâm huyết và trách nhiệm, cũng xem là chỉ thị của Bác xung quanh những vấn đề hệ trọng của phong trào cộng sản quốc tế. Tình cảm quốc tế của Bác còn được thể hiện qua chủ trương của Bác với bạn bè nhân dân thế giới, theo Bác cần phải phân biệt rõ đế quốc thực dân là kẻ thù, phải đánh đổ nó đi, còn nhân dân các nước là bạn bè, là tình đồng chí đồng đội với nhau.

c- Kết bài

Chủ nghĩa quốc tế chân chính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện đã để lại cho chúng ta những bài học quý giá mà hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tiếp tục áp dụng, đó là tình cảm đặc biệt và hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa; ghi nhớ công ơn to lớn của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện bằng việc hợp tác cùng phát triển; phân biệt chủ nghĩa quốc tế chân chính, vượt qua chủ nghĩa dân tộc, mở rộng khối đại đoàn kết, tạo sức mạnh nội lực và ngoại lực để phát triển Việt Nam ngày càng vững mạnh.

...