0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu phi thương bất phú lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Hiểu theo đúng nghĩa thì “phi thương” nghĩa là không làm kinh doanh, buôn bán. “Bất phú” nghĩa là không thể phất lên, không thể giàu sang. Vậy hiểu hoàn chỉnh nghĩa là nếu bạn không kinh doanh, không trao đổi và buôn bán thì mãi không thể giàu được.

b- Thân bài

Gỉai thích

Trước đây các phú thương, những người mua đi bán lại đã trở thành những người giàu có với nhiều của cải, đất đai gọi là thương gia. 

Câu nói trên đã một lần nữa khẳng định, kinh doanh là một lĩnh vực rất rộng mà trong cuộc sống bao giờ chúng ta cũng muốn kiếm nhiều tiền bằng nhiều cách khác nhau. Và mục đích chung là bằng cách tạo ra sản phẩm có giá trị để trao đổi, mua bán tạo ra lợi nhuận.

Để trở thành một người kinh doanh giỏi. Ngoài sự học hỏi rộng, tìm tòi và tích lũy kiến thức thì những kỹ năng cá nhân có được nhờ kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Sau đây là những tố chất bạn cần có để trở thành nhà kinh doanh tài ba: 

Dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm

Những doanh nhân thành đạt từng đi trước luôn nói. Trong kinh doanh, muốn thành công buộc bạn phải suy nghĩ xa, rộng và khác ngoài chiếc hộp cố định. Không bó hẹp suy nghĩ theo những đường lối cũ, phổ biến. 

Từ đó, khi đã có định hướng suy nghĩ phải bắt tay vào làm ngay. Dù là bất cứ lĩnh vực hay dự án gì, nếu không bắt tay vào làm thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì ngoài con số 0 cả. Chính vì thế phải thử tất cả những cơ hội mình có để nắm bắt gọi là thời cơ trong kinh doanh. Liều để ăn nhiều chính là tư duy của những người có suy nghĩ và định hướng lớn. 

Doanh nhân là những người có thiên hướng ưa sự mạo hiểm. Kinh doanh luôn là một sự đầu tư nhiều rủi ro, nếu bạn không can đảm thì sẽ khó đạt được thành công. Nếu không dám mạo hiểm vì sợ nhận lấy thất bại thì chỉ nhận lại những con số hữu hạn. 

Những doanh nhân thành công sẽ không lấy nỗi sợ làm lý do để họ chùn bước. Họ có những ý tưởng mới và dám nghĩ dám làm để có thể đạt được thành công của mình. 

Những người làm kinh doanh luôn có tầm nhìn xa và lớn trong công việc và đam mê của mình. Nếu có 10 bước cần phải làm, khi ở bước đầu tiên họ đã bắt đầu tính toán và nhìn đến những tiềm năng lớn hơn ở bước thứ 10. Điều này giúp họ có thể gặt hái được nhiều thành công hơn thay vì chờ đợi. 

Những người làm công ăn lương đa phần họ chỉ đang sống và chiến đấu với những ngày trước mắt. Trong khi người làm kinh doanh luôn nghĩ xa hơn và muốn số tiền họ kiếm ra có thể tự nhân lên thay vì phải bỏ công sức quá nhiều. Đó là lúc người làm kinh doanh muốn tạo ra giá trị nhờ trao đổi, giao thương thay để tạo ra lợi nhuận. 

Suy nghĩ và tính toán chuẩn xác

Người làm kinh doanh cần có đầu óc nhạy bén, tính toán và suy nghĩ rất kỹ trước khi đưa ra một quyết định nào đó. 

Họ tính toán giữa được mất để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công.

Họ có thể đưa ra những dự báo giá trị về thị trường để đưa ra định hướng phù hợp nhằm nắm bắt thời cơ, cũng như phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và định hướng vào thị trường mục tiêu…

Người ta thường nói, chỉ cần có mục tiêu được hoạch định sẵn bạn mới có thể đi lâu và đi xa được. Mục tiêu giúp cho bạn có thể định hình được con đường sẽ đi cần gì, phải làm gì và bạn sẽ được gì. 

Chính vì thế, những doanh nhân thành đạt họ đã luôn ấp ủ ước mơ, hoài bão nhằm đạt được một cột mốc cụ thể trong tương lai.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Những doanh nhân thành đạt họ luôn sống hết mình cho công việc và đam mê của mình. Họ tin tưởng bản thân sẽ làm được. Họ tự tạo ra niềm vui và tìm cách để thu hút những người cộng sự tiềm năng giúp họ gặt thành quả

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Đó là câu mà người ta hay nói với nhau khi bàn chuyện làm ăn hay nói chuyện phiếm với nhau về vấn đề lập nghiệp hay làm giàu này nọ.

b- Thân bài

Gỉai thích

Và thường thì chúng ta hay mặc định rằng câu nói đó là đúng và đó chính là thực tế của cuộc sống xã hội bây giờ. Ông cha ta đã nói tới nó cả ngàn năm nay rồi, và chuyền từ đời này sang đời khác thì ắt hẳn nó phải là điều thông thái rồi.

Và có lẽ từ động lực đó, hiện nay chúng ta thấy người người bán hàng online, nhà nhà quảng cáo bán hàng online. Kỹ sư nghỉ việc mở quán nhậu. Kế toán nghỉ hẳn ở nhà để bán mỹ phẩm. Rồi giám đốc nghỉ làm để bán trà sữa. Đầy rẫy những ví dụ quanh tôi làm tôi nảy lên những câu hỏi: Có nhất thiết phải làm thế không? Kinh doanh có phải là con đường duy nhất để giàu có? Và giàu có là như thế nào nhỉ?

Những trường hợp tôi kể ở trên, không phải 100% là vì lý do muốn làm giàu bằng kinh doanh, nhưng tôi cũng dám khẳng định tỷ lệ từ bỏ công việc hiện tại rồi kinh doanh để làm giàu là không hề nhỏ. Và vì có lẽ tôi cũng có thể rơi vào tính thế này, nên hôm nay sẽ bàn bạc một chút và xem xét nó cặn kẽ hơn.

Trước tiên là định nghĩa “phú” — sự giàu có là như thế nào? Cái này thì tùy mỗi người nhưng tôi tạm đề xuất giàu có chính là có đủ tiền để mua đa số thứ mà mình mong muốn và không phải lo nghĩ về chuyện tiền nong cơm áo gạo tiền nữa. Ví dụ như cá nhân tôi thì thiết nghĩ chỉ cần số tiền tiết kiệm khoảng 10 tỷ động, cộng thu nhập thụ động hàng tháng khoảng 30 triệu đồng thì đã có thể gọi là “phú” rồi. Tất nhiên số này không thể đem so với các đại gia, nhưng cơ bản là đủ đáp ứng cuộc sống của tôi và không còn phải lo nghĩ chuyện tiền nong nữa. Sẽ có bạn nghĩ là cần nhiều hơn, và cũng có bạn sẽ cần ít hơn. Bạn cần bao nhiêu? Hãy viết ra giấy thử.

Tôi có thể nghĩ đến chuyện kinh doanh để có được khoản tiền đó. Nhưng nhìn lại xung quanh mình, có nhiều anh chị đàn anh đi trước cũng có được cuộc sống sung túc mà họ đâu cần phải đích thân mở doanh nghiệp kinh doanh. Ví dụ một anh thu nhập 100 triệu/tháng với vị trí cấp cao trong một công ty phần mềm. Không tiêu pha quá lố thì mỗi năm anh cũng tiết kiệm được 1 tỷ đồng, sau 10 năm anh đã có 10 tỷ đồng. Đó là chưa kể với số tiền kiếm được hàng tháng, anh hoàn toàn có thể đem đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, hoặc nhàn nhất thì gửi ngân hàng thì cũng có thêm tiền lãi. Nên chắc chắn dưới 10 năm anh sẽ có trên 10 tỷ đồng.

Tôi không biết thu nhập thực tế của những người xung quanh mình như thế nào, nhưng có thể dựa vào các báo tiền lương thì thấy rằng các vị trí cấp cao và trung ở Việt Nam hiện tại có thu nhập rất tốt. Nêú mục tiêu của bạn thấp hơn một chút, thì lại càng dễ để đạt được.

Nên đến đây tôi có thể nói là kinh doanh không phải là con đường duy nhất để giàu có. Một người bình thường có thể cố gắng hết sức ở vị trí của mình và thăng tiến từ từ hoàn toàn có thể đạt được mức thu nhập cao và ổn định, đủ để tích lũy cho sự giàu có. Tất nhiên nó sẽ không nhanh như các câu chuyện kinh doanh thành công trên báo chí, nhưng cũng ít rủi ro hơn nhiều. Chắc bạn cũng biết rằng cứ 10 doanh nghiệp thì đến 7 cái làm ăn thua lỗ, và chính người chủ là người mất tiền ấy chứ.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Chốt lại bài này, tôi không hề có ý phản đối việc kinh doanh, mà đằng khác tin rằng kinh doanh chính là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Nhưng tôi muốn chia sẻ rằng kinh doanh không phải là con đường duy nhất đến thành công và giàu có. Không phải ai cũng có thể kinh doanh giỏi, nó cần rất nhiều kỹ năng và một chút thiên bẩm. Nên nếu bạn thấy kinh doanh không hợp, thì cũng chẳng sao cả, bạn hoàn toàn có thể làm giàu từ công việc hiện tại của mình bằng cách cố gắng và cống hiến hết sức mình. Nếu bạn là một kế toán xuất sắc thì hãy tiếp tục phấn đấu, đừng vì tham vọng giàu có mà nghỉ việc để kinh doanh những thứ bạn chẳng có hứng thú, để rồi xã hội mất đi một kế toán giỏi, mà lại có thêm một ông chủ thua lỗ.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Trước hết đây là quan niệm xuất hiện từ thời phong kiến Trung Quốc du nhập vào nước ta được Cụ Bảng nhãn Lê Qúy Đôn, một danh sỹ, bác học cuối triều Lê tổng kết lại, thành phương châm phát triển đất nước. Sở dĩ có quan niệm này do xã hội phong kiến nói chung, phong kiến phương đông nói riêng kinh tế, xã hội chưa phát triển. Tất cả các hoạt động nâng cao kiến thức, dân trí, làm ra của cải vật chất và phân phối đến tay người dùng trong xã hội đều tập trung lại do bốn thành phần gần như bốn lực lượng trong xã hội đảm trách đó là: Sỹ gồm lực lượng tri thức trong xã hội làm nghề dạy học, thầy thuốc, thầy tướng số và thầy địa lý;Nông là những người trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, đốn củi; Công gồm những người làm nghề TTCN như rèn, dệt, mộc, nề…; còn thương nhân là lực lượng buôn bán, phân phối của cải trong xã hội. Tất cả bốn thành phần xã hội này gọi chung là tứ dân, cùng với đội ngũ vua quan hình thành các tầng lớp, lực lượng xã hội phong kiến. Suốt chiều dài lịch sử phong kiến phương Đông mấy nghìn năm từ Thiên niên kỷ thứ III, II trước Công nguyên đến cuối Thế kỷ XIX, dù các triều đại có thay đổi, nhưng xã hội vẫn cơ bản vận hành và định hình theo mô hình tứ trụ này. Đây được coi là nền tảng để phát triển, vận hành xã hội, cụ Lê Quý Đôn đã tổng kết và xác định vai trò,tính chất của từng loại hình thành câu châm ngôn nổi tiếng là: “Phi sỹ bất hưng, phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt”. Nghĩa là không có trí thức thì xã hội không hưng thịnh, không có nông nghiệp thì xã hội bất ổn, không có công nghiệp thì đất nước không giàu, còn không có thương mại thì xã hội không hoạt động. Bốn lĩnh vực, cũng là thành phần xã hội trên đây thời phong kiến  được gọi chung là “tứ dân” hay “tứ trụ” cùng với vua, quan hình thành nên nền tảng xã hội. Trong hai thành phần của tứ dân là sỹ và nông tiếp tục chia nhỏ ra. Sỹ gồm có bốn loại là: Nho là những người dạy học; Y là những người khám bệnh kê đơn, bốc thuốc; Lý là người hành nghề địa lý chọn hướng làm nhà cửa, đền đài, mồ mả và số là những người làm thày cúng, thày bói, lấy số tử vi. Nông gồm bốn thành phần là: Ngư (đánh cá), tiều (hái củi), canh (trồng trọt),mục (chăn nuôi). Tám thành phần trên cùng với lực lượng công, thương và vua, quan thành 12 thành phần chính trong xã hội , được ví là 12 bến nước khi người con gái đi lấy chồng không biết cập vào bến nào.Từ câu châm ngôn của cụ Lê Qúy Đôn, sau này trong xã hội xuất hiện những câu vè vui như “Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”… Thực ra cách chia này cũng chỉ là tương đối bởi có người vừa dạy học, vừa xem số tử vi hoặc vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt…Dù sao đến xã hội hiện đại, cách thức chia giai cấp, ngành nghề có khác song cơ bản vẫn không sai lệch mấy so với quan niệm xưa.

b- Thân bài

Gỉai thích

Từ quan điểm và câu nói của cụ Lê Qúy Đôn cần được hiểu cho đúng là “Phi công bất phú” chứ không phải “phi thương” xuất hiện trong thời bao cấp khi có một số người làm ở ngành thương mại, lương thực, buôn gian, bán lận có bát ăn bát để, nên nhiều người lầm tưởng là buôn bán mới giàu. Trong xã hội hiện đại hiện nay việc chia giai cấp, thành phần xã hội có khác song về cơ bản bốn loại hình sỹ, nông, công, thương không thể thiếu. Một điều dễ thấy những nước giàu, mạnh đều là quốc gia có nền tảng giáo dục, công nghiệp phát triển.Tư tưởng và quan điểm của người xưa là vấn đề đáng quan tâm, tham khảo song phải hiểu cho đúng, để tránh sai lạc dẫn tới định hướng phát triển sai lầm.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Nghề buôn xưa qua tục ngữ, ca dao

Nghề buôn từ xưa không được các triều đại phong kiến xem trọng. Chẳng những vậy, xã hội Việt Nam thời phong kiến còn xem thường những người làm nghề buôn bán. Họ gọi những người này là phường con buôn, bọn con buôn... Vì lẽ đó, nghề buôn đã không phát triển trong thời phong kiến ở Việt Nam.Ngày xưa, người ta quan niệm rằng muốn tiến thân không có con đường nào khác ngoài con đường khoa cử. Chỉ có ở khoa cử mới làm nên danh giá con người, nâng bậc vị trí con người trong xã hội, mặc dù ai cũng biết rằng “phi thương bất phú”. Nhưng việc làm giàu do buôn bán lại không được xem trọng. Những người Nho học coi khinh việc làm giàu bằng con đường buôn bán, bởi vì họ quan niệm, làm giàu bằng nghề buôn là lừa gạt, là bất nhân, “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”.

b- Thân bài

Gỉai thích

Sau này nghề buôn được đánh giá cao hơn, được xã hội xem trọng hơn. Chuyện buôn bán và kinh nghiệm đã được người xưa đúc kết trong rất nhiều tục ngữ, ca dao. Trước tiên, muốn buôn bán trước hết phải có vốn “có bột mới gột nên hồ”. Lúc đầu vốn ít thì buôn bán nhỏ, sau này tích lũy được vốn nhiều thì buôn bán to. Nhưng có vốn lớn không phải là tất cả, mà người bán còn phải biết cách buôn bán, buôn bán sao cho lời nhiều, muốn vậy thì phải biết “buôn tận gốc, bán tận ngọn”. Muốn vậy phải chịu khó đi xa, đến tận nơi để bán thì mới bán được giá, chứ bán sang tay cũng chẳng lời nhiều. Ban đầu, nếu chưa có vốn thì đành chấp nhận cảnh “buôn gánh bán bưng”, “buôn thúng bán mẹt”, “buôn ngược bán xuôi”, thậm chí “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”, phải chịu vất vả “buôn Sở bán Tần”, hoặc:Nửa đêm ân ái cùng chồngNửa đêm về sáng gánh gồng ra đi.

Vốn ít thì đành phải vất vả, chủ yếu là lấy công làm lời rồi sau đó mới tích lũy dần thành vốn to. Đó còn chưa kể lúc gặp phải cảnh “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”. Việc buôn bán đâu phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, “mua may bán đắt” mà thất thường từng lúc như “buôn trầu gặp nắng, buôn đàng gặp mưa”, hoặc:Đắt hàng những ả cùng anhẾ hàng gặp những thong manh quáng gà.

 Buôn bán thì phải nghĩ đến đồng lãi, nhưng “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi” để còn giữ mối làm ăn lâu dài. Hoặc giả, “trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buôn” để làm sao vừa thu được lời vừa không làm mất khách.Muốn gì thì muốn, trong việc buôn bán phải biết tính toán, không những thế mà còn phải tính kỹ nữa, bởi vì “lộn con tán bán con trâu”, “bút sa gà chết”; không nên “bán bò tậu ễnh ương, bán bò mua dê về cày”, “mua quan tám, bán quan tư”. Và điều quan trọng nữa là phải biết tiết kiệm, chứ không phải “có đồng nào xào đồng ấy”, “bóc ngắn cắn dài” thì có ngày cũng sập tiệm, có khi phải “bán vợ đợ con” để trả nợ. Cho nên, từ ngày xưa ông bà ta đã dạy “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. “Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”, “năng nhặt chặt bị” đã tích lũy được nhiều tiền rồi thì phải biết dùng số vốn đó để đầu tư thêm cho công ăn việc làm để sinh thêm đồng lời nữa. Bởi vì “tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ” còn nếu không thì cũng chẳng qua là “tiền dư thóc mục”.Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã biết coi “khách hàng là thượng đế” rồi. Vì vậy, người ta thường rỉ tai nhau “bán hàng chiều khách”, “bán rao chào khách”. Người buôn bán nét mặt phải tươi cười, nói năng phải nhỏ nhẹ, hòa nhã, khéo léo chiều khách để vừa lòng khách, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, bởi vì “lời nói quan tiền, thúng thóc”, chứ không ai bán hàng mà lại nói với khách theo kiểu “bầu dục chấm mắm cáy” thì buôn bán làm sao thành công được. Bên cạnh đó, người buôn bán rút ra kinh nghiệm “bán chịu mất mối hàng”, cách tốt nhất trong buôn bán là “tiền trả mạ nhổ”, “tiền trao cháo múc”... trừ những mối làm ăn lâu năm, có uy tín thì họa may còn cho thiếu chịu được, chứ ngoài ra thì không nên. Trong buôn bán người xưa cũng khuyên không nên “bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ” mà chỉ nên “thuận mua vừa bán” để giữ được khách để mà làm ăn lâu dài, bởi vì “quen mặt đắt hàng”.Trong những tình huống làm ăn không thuận lợi, thì kinh doanh trong nhiều trường hợp phải biết chấp nhận thất bại, chấp nhận lỗ để tuôn hàng ra mà sớm thu hồi đồng vốn về, vì vậy, có những trường hợp ngoài ý muốn thì người kinh doanh phải biết “bán rẻ còn hơn đẻ lãi”, “chẳng được ăn cũng lăn được vốn” chứ không phải chỉ biết ngâm hàng đợi đến lúc giá lên.Một điều quan trọng trong buôn bán làm ăn là phải biết giữ chữ tín chứ không thể “ăn xổi ở thì” được. Thiếu nợ thì phải trả nợ, nói một là một, hai là hai, mua chịu phải nhớ, chứ không nên ăn quịt:Mất trâu thì lại tậu trâuNhững quân cướp nợ có giàu hơn ai.Muốn làm ăn lâu dài với nhau thì đừng quên “có qua có lại mới toại lòng nhau”, chứ không phải chỉ bo bo thủ lợi một mình. Bên cạnh đó, người buôn bán cũng phải biết giữ đạo đức trong kinh doanh. Không thể chấp nhận một ai đó làm ăn theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó&rd

...