0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Giới thiêu

Đã có biết bao nhiêu câu thơ, câu tục ngữ, câu ca dao để nói về sự kết hợp lại thành một gia đình nhỏ. Có thể nói vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ và người đàn ông trong việc nuôi dưỡng, vun đắp lên gia đình ấy không hề nhỏ chút nào và nó tương xứng nhau, không bên nào nhẹ, không bên nào nặng hoàn toàn. Điều đó diễn tả đúng nhất trong câu tục ngữ của ông cha “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là câu chuyện muôn thuở để tất cả chúng ta suy ngẫm qua mỗi thời đại.

b- Thân bài

Gỉai thích

Từ xưa, trách nhiệm là một đấng nam nhi, bờ vai mạnh mẽ để che chở người yêu thương, phát triển sự nghiệp bản thân, làm những công việc nặng nhọc, cao cả. Còn người phụ nữ trong gia đình thường bị xem nhẹ hơn vì định kiến của xã hội xưa, nhưng họ cũng có vai trò không kém phần quan trọng nếu ta chịu để ý, họ biết âm thầm xây dựng nên tảng của “tổ ấm”, vì  những người phụ nữ họ giàu tình yêu thương, họ biết chu toàn mọi việc thật sự rất tuyệt vời, họ làm được biết bao nhiêu công việc không tên trong nhà, họ chăm chút cho con cái gương mẫu hết mực, làm điểm tựa vững chắc cho người đàn ông của họ tiến bước trên con đường công danh, sự nghiệp. Vậy ông cha ta mới có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

 

n ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm 300x234 - Giải thích câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm"

 

Giải thích câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm"

 

Người đàn ông trong thời đại nào cũng vậy, phải kiếm tiền nuôi gia đình, phải có cái chí lập nghiệp, đi ngược chạy xuôi, có trọng trách cao hơn, nặng nề hơn, gồng gánh cả một gia đình, xây được “một ngôi nhà” để che mưa, che nắng cho vợ, cho con, vậy coi như đã xong.

 

 Nhưng vè phần người phụ nữ trong thời đại ngày nay, họ không như ngày xưa, họ được tự do, được coi bình đẳng với nam giới, có học thức, có sự biết lam, biết làm, còn giữ nhiều trọng trách trên mọi lĩnh vực của xã hội nhưng mà vẫn không quên trách nhiệm cao cả vun vén cho hạnh phúc của gia đình, làm mái ấm trở nên bình yêu để mỗi người có thể trở về sau mệt mỏi, bão táp của cuộc đời. Để mà nói, thì việc xây tổ ấm hạnh phúc chẳng bao giờ dễ dàng, nó cũng đòi hỏi đầu tư sức lực, trí não, mồ hôi, nước mắt,…của người phụ nữ. Điều bổn phận của người phụ nữ, phải giữ, tôn lên được “cái đẹp”, hay cũng là vai trò trong gia đình của người phụ nữ không phải là việc họ choàng lên người những bộ quần áo đắt tiền hoặc chân dài như những cô người mẫu, muốn gởi gấm tới họ là sự dịu dàng,nhu mì,biết vun vén gia đình bát sạch cơm thơm,con ngoan,….. khi ta biết thương người phụ nữ họ rất vất vả thì ta mới trân trọng câu nói này, họ cần có quyền được che chở từ người đàn ông họ trao gửi hạnh phúc, con cái suốt quãng đường còn lại, và lúc ấy phụ nữ sẽ được hưởng  niềm vui theo nét riêng mà khi độc thân, hay khi yêu ta chẳng thể cảm nhận được,…

 

Giữa một bên là chỉ “vật chất” và bên kia là sự so sánh về “tinh thần” thì cũng như “người tám lạng, kẻ nửa cân”, điều đó cho ta thấy rằng chỉ khi hài hòa được những yếu tố này thì mới cân bằng được, hai người yêu thương nhau, hỗ trợ nhau mọi mặt, tôn trọng nhau, mới duy trì được gia đình, tiến về con đường hạnh phúc, tiến đến tình yêu lãng mạn, đích thực.

 

Câu nói ví von này mới thấy hết được trách nhiệm của từng người trong gia đình, chỉ khi tất cả cùng chung tay mới có gia đình ấm no, đầy đủ, không nên chỉ biết cậy dựa vào một người, dù thoạt nghe thì có vẻ khập khiễng về độ nặng nhẹ trong phân công. Đàn ông cần người phụ nữ và phụ nữ cũng cần người đàn ông. Chúng ta không thể suy nghĩ như khi còn độc thân được nếu khi lập gia đình, việc ai lo người đó, không chia sẻ, không cùng nhau vượt qua những gánh nặng cơm, áo gạo, tiền, đôi bên nội ngoại, nuôi dậy con cái thành người,… thì rất khó để duy trì được gia đình, tình yêu. Tình yêu ấy sẽ phai mở theo năm tháng, chỉ khi ta xác định chúng ta có khả năng chia sẻ, có đủ chín chắn, đủ tình yêu để bên nhau  trong quãng đường lâu dài thì mới nên gắn kết.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Đại văn hào Pháp V. Hugo đã thi vị hóa vai trò của gia đình như sau: “Ngôi nhà được xây bằng gỗ đá, bằng ngói, bằng cột bằng kèo. Gia đình được xây bằng những việc làm yêu thương. Nó sẽ trụ vững một ngàn năm”. Còn trở lại với câu tục ngữ cũng nêu cao sự san sẻ tình yêu thương,  gia đình chỉ còn là tổ ấm nếu thực sự những người trong "tổ" đó cảm thấy hạnh phúc, kiềm chế cái “tôi “ của bản thân, người nọ bù đắp cho người kia phần thiếu hụt của mình th&i

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Gia đình là hạt nhân để tạo nên xã hội. Xã hội muốn văn minh, tiến bộ thì gia đình phải hạnh phúc, ấm no mà để được như vậy thì vai trò của những trụ cột trong gia đình là không thể thiếu. Để xây dựng tổ ấm thì vai trò của người vợ và chồng là ngang hàng, bình đẳng với nhau, mỗi người có một nhiệm vụ riêng. Dân gian ta có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” chính vì lẽ đó.

b- Thân bài

Gỉai thích

Từ xa xưa, người đàn ông luôn là người có thể lực khỏe, đảm nhiệm những việc lớn trong gia đình, làm những công việc nặng nhọc. Là người mà đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình. “Xây nhà” ở đây chính là chỉ những công việc lớn, cần sức khỏe, sự dẻo dai. Còn người phụ nữ trước kia bị xem nhẹ hơn thời bây giờ nhưng giữ vai trò không nhỏ trong việc giữ “tổ ấm” cho gia đình. Người đàn ông trong bất cứ thời đại nào cũng là người cần phải xông pha, kiếm tiền nuôi gia đình, có sự nghiệp. Họ là những người gánh vác những công việc hệ trọng của gia đình, để có thể xây dựng được ngôi nhà che nắng, che mưa cho vợ con mình. Người ta nói rằng “An cư lạc nghiệp”, nơi ăn, chốn ở rất quan trọng đối với gia đình, có khi là mục tiêu phấn đấu của nửa đời người mới an ổn, mới có tổ ấm cho riêng mình. Thực tế để xây một ngôi nhà không hề đơn giản, phải cẩn rất nhiều tiền bạc, công sức mới có được.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Xây dựng tổ ấm” không hề dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi người phụ nữ phải khéo léo, đảm đang và có sức chịu đựng to lớn. Họ vừa phải làm việc bên ngoài, vừa phải quan tâm nhiều đến con cái, vừa là người “giữ lửa” để gia đình luôn ấm êm, hạnh phúc. Đâu phải ai cũng có thể đảm đương và làm tốt vai trò của mình được. Người vợ không phải ai cũng đảm đang nhu mì, nhất là trong cuộc sống hiện tại khi mà giới trẻ được gia đình nuông chiều, thường không biết làm việc nhà, tính tình thì không có đức hạnh của người phụ nữ xưa. Càng ngày thì sức chịu đựng, nhẫn nhịn của con người dường như càng kém hơn mà mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ xưa tới nay luôn là vấn đề khiến các ông chồng đau đầu nhất. Với một người phụ nữ đảm đang, biết nhẫn nhịn và khéo léo trong ứng xử thì sẽ điều hòa tốt mối quan hệ với mẹ chồng không để chồng phải bận tâm và có thể giữ hạnh phúc cho gia đình. Trái lại ngày nay, nhiều phụ nữ làm vợ khi còn quá trẻ, chưa hiểu sự đời bên cạnh đó còn thiếu sự đảm đang nên việc xung khắc với bố mẹ chồng, vợ chồng không hòa thuận là chuyện thường xuyên.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Ngày xưa, vai trò người đàn ông là trụ cột, chủ chốt, thậm chí gia trưởng. Người đàn bà chỉ là cái bếp, quanh quẩn trong nhà quét dọn sạch sẽ hay giăt giủ nấu nướng…nên chi câu " Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm " là thực tế, chính xác.

b- Thân bài

Gỉai thích

Ngày nay với quyền bình đẳng nam nữ, đàn bà đa số đi ra ngoài nhiều hơn. Họ làm việc ở văn phòng, công sở. Họ tham gia công tác xã hội cũng như các mặt giáo dục, kinh tế, chính trường… nhưng không vì vậy họ quên đi hoặc không có trách nhiệm xây dựng tổ ấm gia đình. Ở họ, cần có sự linh hoạt hơn, hay họ chịu khó hy sinh tăng thêm thời gian để ngoài công việc hành chính, họ chăm lo sức khoẻ chồng con, để ý để tứ miếng cơm cái mặc cũng như nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, trong ấm ngoài êm.

 

giai thich cau tuc ngu dan ong xay nha dan ba xay to am - Giải thích câu tục ngữ: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm

 

Sự thành đạt cũng như sự chăm lo, giữ gìn hạnh phúc gia đình là song hành, là kim chỉ nam của người phụ nữ ngày nay vậy.V ấn đề không phải là "Đàn ông nên xây nhà, đàn bà nên xây tổ ấm". Cũng chẳng phải "Đàn ông chỉ xây nhà, đàn bà chỉ xây tổ ấm". Vấn đề câu này đặt ra là "thiên chức", là "tính chất".  Câu nói "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" đề cao vai trò người phụ nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

 

Câu này ý nói người đàn ông là phải lo toan những công việc lớn lao như: Kế hoạch, tiền bạc…. lăn lộn ngoài xã hội. Còn đàn bà thì chăm lo cho con cái, bếp núc… đảm đang việc gia đình. Ngày nay người phụ nữ càng thành đạt họ càng biết lo cho gia đình, tuy nhiên không phải cứ giặt quần áo và thổi cơm mới là người phụ nữ đảm đang, người đàn ông dẫu thông minh tài giỏi đến đâu, thì khi về nhà cũng không thể thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người phụ nữ.

 

Đàn ông xây nhà – Đàn bà xây tổ ấm”. Đó là suy nghĩ của thời ông cha ta, tới ngày nay suy nghĩ này vẫn còn tồn tại. Nên phụ nữ ngày nay thật khó khăn trong việc “vừa phải giỏi việc nước, vừa phải đảm việc nhà”. Tuy nhiên, thời buổi hiện đại nam nữ làm những công việc và địa vị gần như nhau, khiến cho việc nhà khiến người phụ nữ không thể lo toan hết được.

 

Tóm lại, ý nghĩa của câu tục ngữ này nhằm nhắc nhở trách nhiệm, nghĩa vụ của người vợ, người chồng trong gia đình. Có được một mái ấm gia đình hạnh phúc là một điều ai cũng ước mơ. Rất nhiều người thành công trên con đường công danh sự nghiệp, danh vọng tiền bạc dư đầy nhưng lại thất bại trong đời sống hôn nhân, đã khiến cho cuộc sống của họ trở thành bất hạnh. Quả thật, đó là một điều đáng tiếc vì nếu họ có được một gia đình đầm ấm bên cạnh những giàu sang phú quí và danh vọng tràn đầy như họ đang có thì quả thật còn gì lý tưởng hơn.

 

Người phụ nữ luôn là người đứng sau những người đàn ông thành đạt, sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi họ chỉ muốn quay về gia đình nơi mà có vợ đẹp con thơ, có những tiếng cười thật bình yên, tôi muốn nói cái đẹp của người phụ nữ ở đây không phải là việc họ choàng lên người những bộ quần áo đắt tiền hoặc chân dài như những cô người mẫu, cái đẹp của tôi muốn gởi gấm tới họ là sự dịu dàng, nhu mì, biết vun vén gia đình bát sạch cơm thơm, con ngoan,…..đó cũng là một  bí quyêt để có một gia đình thật hanh phúc…

 

Bữa cơm gia đình là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình, đó cũng là lúc hai từ “sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất.

 

Cho dù cả gia đình đi ăn ở một nhà hàng hay quán ăn nào, dù đó là nơi lộng lẫy, hiện đại thì sự sum họp cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì không nơi đâu có thể thay thế không gian đầm ấm của gia đình.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Chính vì vậy, qua câu tục ngữ này, một lần nữa ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu của mình hãy sống cho phải phép. Người vợ hay chồng ai cũng phải có trách nhiệm để xấy dựng hạnh phúc gia đình. Một tổ ấm gia đình thực sự cần có sự chia sẻ, giúp đỡ của cả 2 bên.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Hạnh phúc trong mỗi gia đình được dựng xây bởi chính những thành viên trong gia đình, trong đó, người đàn ông và người phụ nữ, hay nói cách khác là người vợ, người chồng là hai yếu tố quan trọng gây dựng một tổ ấm hạnh phúc, trong đó, cha ông ta quan niệm: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm".

b- Thân bài

Gỉai thích

Vì sao cha ông ta lại có quan niệm như vậy, bởi bấy lâu nay, người đàn ông được xem là trụ cột trong gia đình, gánh vác những phần việc quan trọng. Đàn ông sẽ đóng vai trò là người đi kiếm tiền lo toan những chi tiêu trong gia đình.

Trong đó, việc mua đất, xây nhà chính là trách nhiệm lớn nhất mà người đàn ông trong gia đình phải đảm nhận. Còn với người phụ nữ, với quan niệm, phụ nữ chân yếu tay mềm, yểu điệu, không thể làm những phần việc nặng nhọc… nên sẽ đảm nhận phần bếp núc, nội trợ, giúp con cái học hành.

Nói một cách rộng hơn, người chồng, người đàn ông trong gia đình sẽ gây dựng sự nghiệp, phấn đấu công danh sự nghiệp, còn người phụ nữ, sự nghiệp chỉ cần lo lắng vừa phải để tập trung chăm lo cho tổ ấm của mình.

Cũng từ câu nói này, mà có lẽ ta chẳng ngạc nhiên khi trong tổ ấm gia đình truyền thống người Việt, hình ảnh người phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà, chăm lo nội trợ, còn người đàn ông thường xuyên ra ngoài lo chuyện làm ăn đã trở thành hình ảnh quen thuộc.

Nhiều phụ nữ là cũng trở thành các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ…có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Họ thực sự là những người “xây nhà” chẳng thua kém gì cánh mày râu. Còn với người đàn ông hiện đại, ngoài công việc xã hội, ngoài công danh sự nghiệp họ cũng sẵn lòng chia sẻ với người phụ nữ trong gia đình từ những chuyện cơm nước, giặt giũ, lo lắng cho con cái học hành… những việc mà bấy lâu nay cánh mày râu và quan niệm xã hội đã gán ghép cho người phụ nữ.

Thực tế cuộc sống, chúng ta đã chứng kiến biết bao câu chuyện đong đầy nước mắt trước những cuộc đổ vỡ trong hôn nhân gia đình chỉ vì người đàn ông mải mê “xây nhà” còn người phụ nữ chỉ chú tâm “xây tổ ấm”. Khi người phụ nữ phải chịu quá nhiều thiệt thòi, mất mát, nhường công danh sự nghiệp cho chồng…đến một lúc nào đó họ cảm thấy bị dồn nén, thiệt thòi, mất mát, đặc biệt là không nhận được sự chia sẻ buồn vui với chính người chồng chỉ biết lo công việc của mình và tất yếu dẫn đến những mâu thuẫn.

Những trận xích mích, cãi vã, thậm chí là “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” dẫn đến đổ vỡ hôn nhân. Gia đình lúc này không phải là tổ ấm nữa mà nó là nhà tù của mỗi người. Hôn nhân đổ vỡ, con cái chính là đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Như vậy, trong cuộc sống hiện đại, câu nói của các cụ ta khi xưa, đó là: “đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm” giờ không còn vẹn nguyên giá trị nữa. Xét ở mức độ nào đó, câu nói này góp phần phân biệt đối xử giữa người đàn ông và người phụ nữ, gây bất bình đẳng về giới. Nói một cách thẳng thắn hơn, người đàn ông hiện đại, không chỉ biết cách kiếm tiền mà cũng phải chăm lo cho gia đình mình. Còn người phụ nữ, họ cũng đảm nhiệm cả hai trọng trách, “xây nhà’ và xây ‘tổ ấm”

Hạnh phúc gia đình không tự nhiên mà có. Sự bền vững hôn không phải là trách nhiệm của một mình ai mà đó là trách nhiệm chung của mỗi người, trong đó vai trò của cả bố, mẹ và con cái. Sự chia sẻ của người chồng với công việc nội trợ trong gia đình sẽ giúp người vợ cảm thấy mình được chia sẻ, giảm áp lực.

Còn ngược lại, người vợ ngoài chăm lo “tổ ấm” cũng không ngần ngại kiếm tiền, lo lắng sự nghiệp-đó cũng là cách để người phụ nữ chia sẻ khó khăn, áp lực “cơm áo gạo tiền” cho chính người chồng của mình.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Rất rất nhiều tổ ấm gia đình đã tìm được giá trị hạnh phúc bền lâu trong ngôi nhà của mình khi những thành viên trong gia đình biết san sẻ công việc và cảm xúc với nhau. Tổ ấm chỉ thực sự là tổ ấm khi cả hai cùng dựng xây.

...