a- Mở bài
Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu thế nào cho đúng?
b- Thân bài
Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một số câu không phải dễ dàng, để có thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Do một số biến tướng trong tính chất truyền miệng, dễ khiến những câu nói đó bị sai lệch trong ý nghĩa nội dung. Điển hình như câu: Tam sao thất bản, Quá tam ba bận… Các câu nói này, đến giờ vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.
Có thực mới vực được đạo là câu tục ngữ nói lên tầm quan trọng của việc ăn uống (dĩ thực vi tiên). Cái nghĩa đen mà chúng ta có thể hiểu đó là: Cần phải được ăn uống đầy đủ có sức khỏe trước đã, rồi mới đi theo Đạo được. Đời sống vật chất được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tâm linh.
Có thực mới vực được đạo là gì?
Chân lý “Có thực mới vực được đạo” đã được ông cha ta đúc kết. Cho đến tận bây giờ nó đã trở thành câu nói vô cùng phổ biến. 6 chữ vàng này thực sự mang nhiều ý nghĩa.
Thực ở đây là gì và Đạo là gì? Một số lấn cấn không thuần nhất, với một số tiền đề các lý thuyết chính thống hay xưa cũ, cho câu tục ngữ Có thực mới vực được đạo. Vấn đề này đã có nguồn gốc xuất phát từ thời chữ Nôm. Chứ không phải đợi mãi đến chữ Quốc ngữ, chúng ta mới đi phân tích mổ xẻ câu nói này.
Tuy nhiên nếu áp dụng “Tam Thiên Tự” cho câu nói này. Ta có thể xác định chữ “Thực” ở đây có nghĩa là Ăn, Ăn uống. Còn chữ Vực chắc chắn sẽ mang nghĩa là đạt được, vươn tới (reach/attain). Và đến tận bây giờ, người ta vẫn nhấn mạnh chữ “Thực” là Ăn uống cho câu nói “Có thực mới vực được đạo”.
Có ăn thì mới đạt được đạo? Nghe có vẻ hợp lý xuôi tai. Bởi lẽ, trong chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã nêu rõ về vấn đề này: “Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau”. Vật chất quyết định ý thức, rất phù hợp với quy luật.
Nhưng mà nó có đơn giản như vậy đâu. Ở đây chúng ta đang nhận định với khía cạnh 1 chiều, vì ta chưa thể khẳng định được rằng. Câu nói “Có thực mới vực được được đạo” theo nghĩa ăn uống đã đúng với ý nghĩa thực sự của nó. Thực chất thì ứng với từng hoàn cảnh cụ thể, câu nói này lại mang những nghĩa khác nhau.
Bởi vì, chữ Thực còn được hiểu với rất nhiều nghĩa. Chẳng hạn như: Thực tế, thiết thực, thực hành, thực tiễn, thực lực, chân thực… Còn chữ Đạo cũng bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Vậy câu nói này bao hàm có ý nghĩa là gì? Vâng, các ý nghĩa ở đây chúng ta có thể phân tích như sau.
Đạo tương đương với the Way trong tiếng Anh (nghĩa khá rộng). Trong tiếng Việt đạo thường mang nghĩa với Tông giáo (đến khoảng giữa thế kỷ 20) và Tôn giáo (religion).
Thực là lương thực, thực phẩm. Còn Đạo là niềm tin Tôn giáo. Cần phải ăn no, mặc ấm thì mới an tâm, hăng hái đi nhà thờ, đi chùa lễ Phật… Khi đời sống vật chất được đảm bảo, thì con người mới hướng tới đời sống tâm linh, mới hành đạo được.
Trong những câu ca dao tục ngữ của người dân Việt Nam, cũng có những câu nói thực tế hóa. Chẳng hạn: Ăn chắc mặc bền, ăn chưa no lo chưa tới, ăn vốc học hay. Bởi vậy, cần phải ăn no thì mới có đạo làm người.
Có thực mới vực được đạo” nên hiểu thế nào cho đúng? – Triết Học ...
2 Phải ăn uống để làm việc lớn, đi đến đích
Xét theo nghĩa của câu Có thực mới vực được đạo, phải ăn uống thì mới có thể đạt được đích đến của mình. Thực là lương thực. Đạo là con đường kiến tạo những mục tiêu lớn lao, đạt tới những điều to lớn vĩ đại.
Theo nghĩa này cũng không phải là điều vô lý. Bởi thực tế, trong cuộc sống của chúng ta. Khi giải quyết một vấn đề nào đó, bạn cần phải có sức khỏe tốt trước đã. Mà muốn có sức khỏe thì người ta phải ăn để nạp đầy đủ năng lượng. Bụng phải no làm việc mới hiệu quả. Còn đói thiếu sức khỏe, thì nhiều khi ngủ còn không ngủ được, huống hồ là lại làm các công việc khác
Trong thời chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã nêu lên sáng kiến về “Hũ gạo tiết kiệm”. Mỗi nhà đều có riêng một hũ gạo. Mỗi bữa đều dành riêng một nắm gạo bỏ vào hũ, đề phòng lúc thiếu thốn (một phương pháp giống như tiền bỏ lợn đất ngày nay).
Ngoài ra, Bác cũng kêu gọi mọi người trong mỗi tuần, chịu khó nhịn ăn đi 1 bữa. Đây là vấn đề cấp bách, để nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về lương thực. Để cho quân dân, bộ đội có sức khỏe để đánh giặc. Bởi lẽ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mang tính chất trường kỳ.
3. Phải có sự thật thì người ta mới tin & nghe theo
Như đã nói ở trên, có nhiều người khẳng định rằng, câu tục ngữ này đi theo trường phái “Dĩ thực vi tiên”. Chúng ta chưa thể vội vàng khẳng định ý nghĩa đó là điều đúng. Bởi vì việc hiểu nghĩa “Phải có sự thật để mọi người tin theo” cũng là hoàn toàn hợp lý.
Sự thật (Truth), ở đây tương đương với chữ Chân thật/chân thực (真實) viết theo nghĩa Hán Việt. Bởi vậy ta có th&#