+1 thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (850 điểm)
Bài văn Cảm nghĩ về món cơm tấm Sài Gòn

Để nói về cơm tấm Sài Gòn, tôi nghĩ có lẽ là... vô tận. Người Sài Gòn ăn cơm tấm chắc cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở, hoặc có khi là nhiều hơn. Vì làm sao thống kê nổi có bao nhiêu tiệm cơm tấm ở Sài Gòn này? Thú vị là ở chỗ, từ xa xưa đây là món ăn của giới bình dân lao động miệt lục tỉnh thuộc Nam kỳ. Rồi cơm tấm theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động, học sinh sinh viên, viên chức… Ngày đó món ăn này được xem như thứ "cơm nhà nghèo" do cách tận dụng những hạt tấm (chút đầu mày màu trắng đục nơi đầu hạt gạo) và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. Còn ngày nay ư? Trớ trêu thay hàng ngày người ta phải tốn công làm nát hạt gạo thường để tạo ra gạo tấm phục vụ cho gần 10 triệu dân Sài Gòn này.

Nói về cơm tấm, cũng là nói về thói quen ăn cơm dĩa của người Sài Gòn. Vào khoảng năm 1945, nhà văn Sơn Nam đã thuật lại việc ra đời của "cơm dĩa" như sau: "Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm".

Cũng có lẽ từ nguồn gốc đó mà cơm dĩa Sài Gòn lúc nào cũng phải đi cùng bộ muỗng nĩa tương tự như phong cách ẩm thực Âu châu. Điều này cũng tương ứng với cách ăn cơm dĩa ở Singapore, Malaysia, Thái Lan... phần lớn xuất phát từ "sáng kiến" của người Hải Nam di cư. Phổ biến và xuyên suốt nhất có lẽ là món cơm gà Hải Nam, loại cơm dĩa mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu có cộng đồng người Hoa sinh sống. Và tất nhiên là khi ăn không thể thiếu muỗng nĩa được.

Nếu ngán sườn bì chả, bạn có thể ăn kèm với ốp la, lạp xưởng hay xíu mại

Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều, bất kể là cao cấp hay bình dân, máy lạnh hay quạt máy, vỉa hè lụp xụp hay quán xá khang trang... Có thể kể sơ qua vài cái tên như cơm tấm An Dương Vương, cơm tấm số 1 Nguyễn Trãi, cơm tấm sườn Nguyễn Văn Cừ... Từ chỗ chỉ với thành phần đơn giản là bì, chả và sườn, nay đã có thêm khá nhiều món ngon ăn kèm như xíu mại, lạp xưởng, thịt kho hột vịt, hay thậm chí là tôm càng kho tàu... món sườn nướng từ nguyên bản nay đã phát triển thêm sườn non nướng, sườn chéo để nguyên...

Người mê cơm tấm Sài Gòn chắc ai cũng biết quán cơm Ba Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận). Nếu đi đường Lê Văn Sỹ (hướng từ cầu Lê Văn Sỹ xuống Lăng Cha Cả), qua nhà thờ Ba Chuông một chút và quẹo phải vào đường Đặng Văn Ngữ, bạn sẽ thấy ngay một ống khói cao vút từ xa phục vụ cho lò nướng sườn của quán. Miếng sườn ở đây được ướp theo một bí quyết riêng rất đậm đà, đồng thời kích cỡ cũng rất "chất lượng" nên hầu hết thực khách một khi đã cất công đến đây đều gọi món này. Không chỉ vậy mà những món ăn kèm khác cũng khá hấp dẫn như lạp xưởng to theo kiểu miền Tây, trứng ốp la (được chiên nhúng - deep fried) chứ không phải chiên trên chảo như thường thấy. Đặc biệt là phần xíu mại có "cải biên" một chút ở phần nhân với bún tàu thêm vào cũng khá ngon. Chan đều nước mắm lên dĩa rồi từ từ cảm nhận vị ngon trong từng hạt cơm và những món đi kèm, mới thấy hết cái tinh túy của món ăn này.

Một địa điểm lý tưởng để thưởng thức và cảm nhận sắc diện cơm tấm Sài Gòn. Cơm tấm, chỉ 2 chữ thôi nhưng gợi nhớ được bao điều. Là thứ "cơm nhà nghèo" - tận dụng những hạt tấm và gạo gãy, hay là văn hóa cơm dĩa của người Sài Gòn?

3 Trả lời

0 k thích
bởi (850 điểm)

Cảm nghĩ về món ăn Cơm Tấm

Cơm tấm từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến trên khắp các đường phố Việt Nam. Cho dù bạn đang ở Hà Nội hay Sài Gòn, ở Đà Nẵng, Huế hay miền Tây thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm ngay một quán cơm tấm ngon lót dạ.

Đặc biệt, giờ đây món cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả các du khách nước ngoài khi đến đây du lịch cũng có không ít người "mê mẩn" món ăn ngon no bụng này.

Không chỉ có phở mà đặc sản cơm tấm Việt Nam cũng được đài truyền hình nước ngoài ca ngợi hết lời - Ảnh 1.

Có lẽ đó cũng chính là lý do vì sao đài truyền hình EBS Hàn Quốc đã có hẳn một clip quay về món ăn đặc trưng này tại Sài Gòn. Thậm chí, trong clip nhân vật chính được ghi hình còn khẳng định chắc nịch rằng: "Đến thành phố Hồ Chí Minh mà chưa ăn thử cơm tấm thì xem như chưa hiểu hoàn toàn về thành phố này".

Giới thiệu về món cơm tấm Sài Gòn, đài EBS đặc biệt ấn tượng với phần cơm tơi nhuyễn được nấu từ gạo đã bị vỡ vụn. Giải thích về lý do người Việt Nam dùng gạo tấm để nấu cơm thì trong đoạn clip cũng cho biết rằng, đây là cách ăn tiết kiệm có từ thời xưa, nhất là vào những ngày mùa thất bát thiếu lương thực để ăn.

Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện cơm tấm ngày xưa, còn ngày nay thì cơm tấm đã thay đổi một diện mạo hoàn toàn mới với nhiều nguyên liệu đi kèm hấp dẫn, mặc dù vẫn giữ nguyên việc dùng gạo tấm để nấu cơm. Và nguyên liệu thường gặp nhất đó chính là thịt nướng. Những miếng thịt được tẩm ướp gia vị thấm đều rồi cho lên lò nướng. Mùi thịt, mùi gia vị hòa quyện bốc lên thơm nức mũi lại kèm theo tiếng mỡ rơi xuống lò cháy nghe xèo xèo. Chỉ bao nhiêu đó thôi đã đủ đánh thức mọi khứu giác lẫn vị giác của người xem.

Đặc biệt, đa phần cơm tấm sườn ở Sài Gòn đâu đâu cũng có thể bắt gặp đĩa cơm với lượng cơm vừa ăn nhưng miếng sườn lại to phủ hết cả bề mặt đĩa như thế này. Đó là lý do vì sao đây là một trong những món ăn sáng rất no bụng đối với nhiều người, thậm chí món cơm tấm còn dần phổ biến vào buổi tối với nhiều quán cơm tấm đêm nổi tiếng.

Không chỉ có thịt sườn mà cơm tấm còn được ăn kèm nhiều món ăn khác như chả, bì, trứng và cả dưa leo, cà chua, dưa chua ăn kèm. Với đĩa cơm tấm đầy ụ món ăn hấp dẫn thế này nên không có gì khó hiểu khi bất cứ người nước ngoài nào được "diện kiến" đĩa cơm đều xuýt xoa trầm trồ khen ngợi hết lời.

Chưa dừng lại ở đó nhé, một trong những phần tinh túy nhất của món cơm tấm mà không thể bỏ qua đó chính là phần nước mắm được pha đậm đặc và rất ngon vị. Đĩa cơm tấm có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước mắm ăn kèm.

Đặc biệt, điểm khiến đài EBS chú ý khi quay phim về món cơm tấm Việt Nam đó chính là dùng thìa và dĩa để ăn chứ không dùng đũa như thông thường. Đây là một cách dung nạp văn hóa Đông Tây trong món ăn Việt khiến cho món cơm tấm này càng thêm đặc sắc và thú vị hơn hẳn.

Như vậy, mặc dù đối với nhiều người Việt Nam thì cơm tấm là món ăn rất đỗi thông thường và quen thuộc. Tuy nhiên, thông qua lăng kính của người nước ngoài thì món ăn này lại trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt, qua đoạn phim này của đài EBS, chúng ta lại có dịp tự hào thêm về các món ẩm thực của Việt Nam tuy dân dã, bình dị nhưng khi lên hình lại lung linh và đẹp mắt đến lạ thường bạn nhé.

0 k thích
bởi (850 điểm)

Cảm nghĩ về cơm tấm

Đam mê nền văn hóa ẩm thực châu Á, Robyn Eckhardt – một nữ nhà báo tự do người Mỹ đã cùng với bạn của mình là nhiếp ảnh gia David Hagerman đã dành đến 14 năm trải nghiệm các món ăn từ sang trọng cho đến dân dã nhất ở các nước Châu Á. Những trải nghiệm thực tế đầy thú vị kết hợp với con mắt nhìn khách quan của những người am hiểu và đam mê ẩm thực, những bài viết của Robyn trên website dành riêng cho những món ăn châu Á đã khiến nhiều người mê tít đấy! Và tất nhiên, trong số những điểm dừng chân của hai người bạn đó, Việt Nam mình không thể nào nằm ngoài lề được rồi.

“Chúng tôi thường không hề thích những sạp hàng rong với những món ăn được bán có vẻ ẩn chứa nhiều dịch bệnh! Nhưng tôi phải thừa nhận rằng sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa những điều mà mình đưa ra. Bởi cho dù không hề cảm thấy an toàn khi thưởng thức nhưng với tôi, những món ăn đường phố lại chính là một phần của du lịch (tất nhiên là ở những đất nước có những quán ăn vỉa hè thôi). Nó dường như là cách dễ dàng và đầy thú vị nhất để kết nối bạn với người dân địa phương và là cách để bạn có thể đắm mình trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Ẩm thực đường phố không chỉ đơn giản là những món ăn mà trong nó còn ẩn chứa những kinh nghiệm được truyền tụng từ nhiều đời mà tôi cam đoan rằng những món ăn đắt tiền nơi nhà hàng sang trọng khó có thể có được. Thêm vào đó, khi chọn ẩm thực đường phố, bạn sẽ có dịp quan sát người bán hàng nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn cho mình, rất thú vị!”

“Một đĩa cơm tấm với thịt heo nướng cùng một quả trứng chiên thêm một chút dưa leo chua ngọt, cà rốt, hành lá cùng với một chén nước mắm ớt để rưới lên trên bề mặt cùng với một ly café đá tại một con hẻm nhỏ giữa Quận 1 đã trở thành một bữa sáng đáng nhớ nhất của chúng tôi. Đối với khách du lịch, cơm tấm vốn là món ăn thường bị bỏ qua bởi chính sự bình dị, thân quen của nó với mảnh đất Sài Gòn. Nhưng dù là vậy, đối với tôi, món ăn đó thật sự là ngon một cách đặc biệt. Thứ cơm trắng trắng quen thuộc kết hợp với những miếng thịt heo nướng trên than, thậm chí là bị cháy xém, hơi ngòn ngọt, ám mùi khói cùng với vị của những miếng dưa leo khiến cho món ăn trở nên đậm đà. Trứng thường được chiên lòng đào để khi thưởng thức, lòng đỏ trứng sẽ trào ra kết dính những hạt gạo lại với nhau, thơm thơm, ngậy ngậy. Và cuối cùng, một thứ nước chấm rất Việt Nam với nước mắm, một ít đường và ớt được trộn lẫn với cơm, tất cả như hòa làm một để trở thành một tuyệt tác ẩm thực mà chỉ một lần thôi, bạn sẽ nhớ mãi cái hương vị đấy.” Nhưng điều thật sự thú vị trong những cảm nhận của Robyn lại nằm ở chính nơi mà cô đã thưởng thức cơm tấm cơ!

Những bữa ăn ở nơi đây không chỉ đem lại sự ngon miệng cho tôi từ những đĩa cơm mà còn từ chính không gian nơi tôi ngồi. Một buổi sớm Sài Gòn khi những tòa nhà vẫn còn đổ bóng dài trên mặt đường, khi không khí vẫn chưa ám mùi của khói bụi và những con đường còn thưa thớt những chiếc xe gắn máy, khi những con người nơi đây trong tâm trạng đầy khoan khoái sau một giấc ngủ ngon sẽ trở nên thân thiện với bạn nhiều hơn. Và bạn hãy nhớ dành cho họ những nụ cười và cái gật đầu thân thiện giống như chúng tôi – hai người ngoại quốc khổng lồ trên những chiếc ghế tí hon với đĩa cơm tấm trước mặt. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của cử chỉ đơn giản đó nhé!”. Đây không chỉ là những lời khuyên cực kỳ hữu ích của họ dành cho những khách du lịch đến với Việt Nam mà còn cho cả chúng mình nữa đấy. Nở một nụ cười thân thiện với những người chúng ta gặp sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn các bạn ạ!

0 k thích
bởi (850 điểm)

Bài văn biểu cảm về cơm tấm

Sài Gòn là vùng đất đa văn hoá, ẩm thực Sài Gòn vì thế cũng pha trộn hương vị của nhiều vùng miền. Tuy nhiên, với cơm tấm thì khác, tới mức người ta vẫn nói với nhau rằng “Đến Sài Gòn mà chưa ăn cơm tấm là chưa thật sự đến Sài Gòn”. Thật vậy, món cơm tấm dù có ở nơi nào cũng không thể tìm thấy cái cảm giác và hương vị như được ăn ở Sài Gòn.

Người Sài Gòn ăn cơm tấm có lẽ cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở. Khắp các ngõ ngách của Sài Gòn rộng lớn chắc hẳn không thể đếm hết có bao nhiêu tiệm cơm tấm lớn nhỏ. Cơm tấm từng được gọi là “món cơm nhà nghèo” theo thời gian cơm tấm đã trở thành món ăn thân thuộc của tất cả người Sài Thành.

CÁI HỒN CỦA CƠM TẤM SÀI GÒN

Nói đến cơm tấm thì phần tinh tuý chính là nằm ở hạt tấm. Tấm là phần đầu của hạt gạo, trong quá trình xây xát đã làm hạt tấm vỡ ra, đây là nguyên liệu chính không thể thay thế bằng bất cứ loại nguyên liệu nào khác trong món cơm tấm Sài Gòn. Bởi hạt tấm rất thơm, ngọt và tấm được nấu không quá khô cũng không quá nhão, sẽ tơi xốp khiến người ăn chẳng bao giờ thấy ngán.

Cơm tấm luôn được giữ nóng

Ăn kèm với cơm tấm thì món truyền thống và ngon nhất là phải kể đến bộ ba “sườn, bì, chả”. Trong đó, sườn là món chính, được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu. Sau khi đem nướng trên bếp than hồng, miếng sườn từ từ thấm gia vị đậm đà, tỏa mùi thơm, thịt vàng ươm, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong tạo thành một hương vị đặc biệt mà chỉ cần ngửi thấy là nghĩ ngay đến cơm tấm.

Sườn nướng làm nên hương vị đặc trưng của cơm tấm Sài Gòn

Ngày nay, cơm tấm đã khoác lên mình sự sang trọng khi xuất hiện trong các nhà hàng máy lạnh khang trang, bàn ghế cao ráo, và không khói, thế nhưng phải chăng cái “đặc sản” ấn tượng cơm tấm Sài Thành phải là hình ảnh than khói mịt mù cùng mùi sườn nướng thơm lừng lan tỏa. Mùi hương ấy đánh thức mạnh mẽ khứu giác những ai vô tình ngang qua hàng cơm tấm.

Mùi thơm của sườn nướng lan toả một góc đường

Sau đó là đến món chả được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn đều với trứng, bún gạo, nấm mèo, hành lá và gia vị rồi hấp chín. Đặc biệt món chả còn có thêm một lớp lòng đỏ trứng gà ở phía trên mặt, làm miếng chả không chỉ vàng đẹp mà còn có thêm vị beo béo, thơm và mềm hơn. Để làm được miếng chả trứng ngon, có độ chín đều, mềm và vị vừa đòi hỏi người làm phải thật khéo tay.

“Sà bì chưởn” là cách gọi vui cho món cơm tấm Sài Gòn

Còn bì được làm từ da heo được nấu nước sôi cho hết mỡ, cắt sợi, vắt ráo rồi trộn với thính. Ăn vào thấy dai dai, sần sật và rất thơm. Khi ăn kèm với chả và sườn thì không có bất kỳ món nào có thể thay thế bì.

Bên cạnh đó, cơm tấm muốn ngon phải có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua và đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa muối đôi khi là đu đủ. Cơm tấm phải ăn kèm với nước mắm mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay và một chén canh rau củ.

Ngoài sườn, bì, chả có thể ăn cơm tấm với các món khác như cá kho, thịt kho trứng, tôm rim, gà nướng, mực nhồi thịt… Nhưng có lẽ cảm giác múc từng muỗng cơm tấm tơi xốp, đặt lên trên một miếng sườn nướng, một miếng chả, ít bì, kèm đồ chua, nước mắm, mỡ hành… cho vào miệng vừa nhai vừa cảm nhận hương vị các món ăn hòa quyện vào nhau là vô cùng tuyệt vời. Và tiệm cơm tấm Sài Gòn nào cũng luôn sẵn sàng tặng mỗi vị khách ly trà đá.

...