0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu nói lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

b- Thân bài

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

c- Kết bài

Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên “chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Những cán bộ ấy quên rằng, “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Lý luận như cái kim chỉ Nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”; "Làm mà không có lý luận thì không khác gì mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”.

b- Thân bài

Khẳng định vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác lãnh đạo, vì: “thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”, nên lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở, nên mỗi người cán bộ lãnh đạo phải nắm chắc lý luận, đồng thời qua kinh nghiệm làm việc, phải hiểu rõ sự vận động của các quan điểm lý luận trong thực tiễn, qua đó dự báo được những biến đổi của tình hình, của nhiệm vụ cách mạng, từ đó mới có thể thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.

 

moi quan he bien chung giua ly luan va thuc tien theo tuong tuong ho chi minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)

Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu là phải nắm chắc lý luận, nhưng không được lý luận suông, mà phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoản cảnh thực tế của nước ta”.

 

Người chủ trương “phải gắn lý luận với công tác thực tế”. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải xuất phát từ tình hình cụ thể, giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách đó, như thế “lý luận mới không xa rời thực tế”.

 

Trong mọi công tác, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, cần có sự vững vàng, không thay đổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc, đó là những vấn đề có tính chiến lược, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước là “bất biến, phải giữ vững như sắt đá”.

c- Kết bài

Trong bản Di chúc, Hồ Chí Minh đã nói lên mong muốn cuối cùng, cũng là mục tiêu chung của cuộc cách mạng là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Tuy nhiên, con đường đi đến mục tiêu đó là con đường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ. Người đứng đầu, người lãnh đạo cần sáng suốt, tỉnh táo, nhạy bén để xác định sách lược, hình thức, biện pháp thực hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, trong mỗi bước đi, mỗi bước tiến lên của cách mạng.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Nói đi đôi với làm” hay “Lý luận gắn liền với thực tiễn” là một trong những nguyên tắc cơ bản và tổng quát được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo từ lý luận gắn liền với thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn. Người đã khái quát thành lý luận trong hoạt động thực tiễn nước ta và đã trở thành bài học vô giá cho mọi thế hệ ở trong giai đoạn xây dựng và thống nhất đất nước. Phương châm “Nói đi đôi với làm” đã trở thành hành động bất diệt trong thời đại Hồ Chí Minh và nó luôn có giá trị thực tiễn sâu sắc, trường tồn, vĩnh cửu. Có thể khẳng định rằng, nội dung “Nói đi đôi với làm” là một trong những biện pháp căn bản nhất, thực tiễn nhất nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, chỉ có nói mà không làm. Người nói: "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách". Chúng ta đi phân tích nguồn gốc, con đường hình thành từ “Lý luận và thực tiễn” đến “Nói đi đôi với làm” ở góc độ sau:

b- Thân bài

1.Từ những khái niệm lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ngay từ thời cổ đại, vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn đã được đề cập. Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin mới đưa ra quan niệm thực sự khoa học về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan, của thực tiễn và lý luận: “Tinh thần” coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy mọi hoạt động và thực tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng của sự phê phán có tính phê phán”. Còn Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập”. Như vậy, mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn với tư cách là sự thống nhất của các mặt đối lập.

 

Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác đã dung hợp lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp thành một chỉnh thể không tách rời..”. Như vậy, ngay trong những quan điểm triết học Mác, vấn đề lý luận và thực tiễn đã được thống nhất thành một chỉnh thể. Thực tiễn và lý luận là hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể thực tiễn.

 

Những cống hiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin cả về lý luận và thực tiễn đã góp phần làm cho hệ thống lý luận của Mác, Ăngghen ngày càng hoàn chỉnh. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giải thích về mặt lý luận, mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng thực tiễn trên cơ sở lý luận. Đó là mối liên hệ hữu cơ, biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng.

 

Ở khía cạnh nào đó, thì trong thực tiễn cũng có lý luận và ngược lại trong lý luận cũng có thực tiễn. Lênin chỉ ra rằng: “Toàn bộ đời sống thực tiễn của con người thâm nhập vào bản thân lý luận nhận thức và cung cấp một tiêu chuẩn khách quan của chân lý: chừng nào chúng ta chưa biết một quy luật của giới tự nhiên thì quy luật đó, trong khi tồn tại và tác động độc lập và ở ngoài nhận thức của ta, biến ta thành những nô lệ của “tính tất yếu mù quáng”.

 

Quan niệm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn chiếm một vị trí quan trọng trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, và trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, thì thực tiễn là cái luôn giữ vai trò quyết định; còn lý luận có tính độc lập tương đối của nó. Điều này có nghĩa là: Sự hình thành và phát triển của lý luận một mặt, bị quy định bởi thực tiễn lịch sử xã hội, mặt khác lại phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố bên trong của nó.

 

Như vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn còn có sự tác động qua lại và bổ trợ cho nhau. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn còn được hiểu theo cách phù hợp và tương thích cũng như tính điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn lại mang tính chất vận động, phát triển liên tục tương hỗ, bảo trợ giữa thực tiễn và lý luận.

c- Kết bài

Từ những quan điểm “Lý luận và Thực tiễn” của chủ nghĩa Mác - Lênin nêu trên, cho ta thấy Hồ Chí Minh đã hệ thống hóa một cách tinh tế thành những quan điểm toàn diện và sâu sắc và rất thực tiễn về những vấn đề thực tiễn ở nước ta. Để rồi quan điểm “Nói đi đôi với làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời, đó là một cuộc cách mạng về nhận thức cho con đường cách mạng của giải phóng dân tộc Việt Nam, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Đến quan điểm “Nói đi đôi với Làm” trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b- Thân bài

Xuất phát từ học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để mọi người dễ hiểu: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế”.

 

Từ thực tiễn, Người nói: “Có những kẻ miệng thì nói phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”. Nói thì cứ nói, nhưng làm thì cứ làm. Người nói: “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin”. Nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”, từ đó "nói phải đi đôi với làm”.

 

Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng. Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đi cùng nhau, hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau. Hồ Chí Minh căn dặn: "học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng".

 

Tư tưởng này của Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị  lý luận và thực tiễn đối với chúng ta. Người cũng lưu ý rằng, không nên coi chủ nghĩa Mác - Lênin là “kinh thánh”, là những công thức có sẵn, cứng nhắc mà nên biết vận dụng, cải biến, sáng tạo thành những thuật ngữ dễ hiểu, đơn giản để mọi người đều hiểu. Có như vậy thì việc nghiên cứu, học tập vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mới có hiệu quả và những vấn đề lý luận cao siêu của chủ nghĩa Mác mới đi vào hiện thực được.

c- Kết bài

Trong giáo dục cán bộ đảng viên, Người nói: Nếu cán bộ đảng viên tư tưởng và hành hộng không nhất trí, thì khác nào “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Trong quân ngũ, Người dạy “quân lệnh như sơn”. Trong gia đình, lời nói việc làm mẫu mực của người cha mẹ đối với con cái. Trong nhà trường là tấm gương sáng của thầy cô đối với học sinh. Trong tổ chức tập thể tấm gương của người đứng đầu. Trong xã hội đó là tấm gương của những người này đối với người khác. Trong bằng hữu là tấm gương đối với bạn. Trong cơ quan, là tấm gương với đồng nghiệp. Tấm gương ở đây là nói đi cùng với hành động để chứng minh là mình làm. Hồ Chí Minh luôn phê phán những cán bộ chỉ biết nói, mà không biết làm dù chỉ là một việc nhỏ. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”, “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”.

...