0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu mình vì mọi người mọi người vì mình lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

A. Mở bài

 

- Giới thiệu lối sống vì mọi người, đề cao tinh thần đoàn kết , tính tập thể

 

- Giới thiệu câu nói : “một người vì mọi người mọi người vì một người”

 

B. Thân bài

 

1. Giải thích câu nói

 

- "Một người vì mọi người" : cá nhân cần đề cao trách nhiệm của mình đối với cộng đồng , phải biết  đề cao lợi ích cộng đồng , đặt lợi ích tập thể nên trên lợi ích cá nhân.

 

- " Mọi người vì một người" : hiểu được vai trò của cá nhân trong việc hình thành nên tập thể , mọi người cần trân trọng đóng góp của cá nhân trong tập thể, cần quan tâm hơn đến đời sống của cá nhân , không bỏ mặc cá nhân khi cá nhân đó thực sự cần sự giúp đỡ của tập thể.

 

=> Nghĩa cả câu : Câu nói đề cao mối quan hệ hai chiều giữa cá nhân và tập thể. Cá nhân cống hiến cho tập thể thì tập thể cũng cần có trách nhiệm với mỗi cá nhân. Đó chính là biểu hiện của tinh thần yêu thương, đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau

 

2. Chứng minh

 

- Con người không thể tồn tại một mình trong xã hội được , cần phải hòa nhập vào trong cộng đồng và cùng phát triển với sự phát triển của cộng đồng.

 

- Đoàn kết là cách tốt nhất để con người tạo nên sức mạnh tập thể

 

- Nhờ có sự đoàn kết , chung sức đồng lòng mà con người biết cống hiến nhiều hơn , biết quan tâm và giúp đỡ nhau hơn trong cuộc sống

 

- Nhờ có tình cảm đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau mà chúng ta không lẻ loi trong xã hội , cảm thấy mình được yêu thương và cảm nhận được tình người ấm áp.

 

- Tinh thần , ý thức trách nhiệm cá nhân cũng vì thế mà được nâng cao , con người không sống ích kỉ, vì mình mà biết sống vì những người xung quanh

 

- Vai trò của tập thể cũng vì thế mà được nâng cao , con người nhận ra giá trị của tập thể trong việc giúp đỡ và quan tâm đến đời sống của cá nhân nhiều hơn.

 

3.Phản đề

 

Phê phán : Những người chỉ biết sống cho bản thân , ích kỉ cá nhân , không quan tâm và yêu thương những người khác.

 

4.Bài học nhận thức và hành động

 

- Mọi người cần phải biết yêu thương, quan tâm , giúp đỡ nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

 

C. Kết bài

 

- Khẳng định câu nói trên là vô cùng chính xác

 

- Khuyên con người cần dẹp bỏ ích kỉ cá nhân để sống vì mọi người, quan tâm , yêu thương những người xung quanh nhiều hơn.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

A. Mở bài

Vũ Trọng Phụng miêu tả nhân vật Phúc đi lang thang: “Tình cờ đà chân vô định của anh đưa anh đến nhà Hội Tế Sinh. Anh đã được mục kích hàng trăm trẻ con dưới mười tuổi, con nhà lao động, vô sản, sống một đời công cộng rất có tổ chức, được ăn, học, chơi, tắm, được thay quần áo mỗi ngày hai lần, cứ thế mãi ngày nào cũng vậy, mãi cho đến khi nào bố mẹ chúng sau khi không chết đói nữa thì lại đến xin con đem về nhà mà thôi. Cái công cuộc xã hội ấy đã kích thích rất mạnh vào một tâm hồn giàu tình cảm như của Phúc: “Chà! Ở cái xã hội này mà lại có được một người đáng kính trọng đến bậc này sao? Ở cái nước Nam khốn khổ, xấu xa này, mà lại có được một sự tốt đẹp thế này hay sao?”.

B. Thân bài

Hội Tế Sinh chính là công trình rộng 1.000 m2 ở Hàng Đũa (Hà Nội) do bà Cả Mọc Hoàng Thị Uyển (1870 -1947), em ruột của nhà giáo Hoàng Đạo Thúy, sáng lập vào năm 1930. Hội này, cùng với các tổ chức ái hữu, từ thiện khác được hình thành xưa nay trong cả nước, có thể nói đã phát huy được tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong đạo lý của người Việt.

Năm 1937, Justin Godard - phái viên của chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương nhân Toàn quyền Brévié mới nhậm chức ở Đông Dương - đã đến Hội Tế Sinh và bày tỏ sự khen ngợi. Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương cũng có đến thăm. Sau đó, về kinh đô Huế, nhà vua có ban tặng cho bà Cả Mọc tấm bảng vàng “Tiết nghĩa”. Nhưng mọi người đều ngạc nhiên khi bà cương quyết không nhận. Các ngự tiền văn phòng lúng túng lắm, bà điềm nhiên bảo: “Việc của quý ngài thì quý ngài cứ tâu lên vua, còn việc của tôi thì tôi không nhận. Thế thôi”.

Vì “lợi quyền chung”

Chắc nhiều người còn nhớ, sau khi bọn cướp Phong Lai bị đánh đuổi, Kiều Nguyệt Nga xúc động bày tỏ đền đáp công ơn, Lục Vân Tiên trả lời rất cao thượng: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

 

C. Kết bài

Vâng, những câu trả lời ấy cũng là cốt cách của lễ nghĩa người Việt.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

A. Mở bài

Câu nói “Một người vì mọi người mọi người vì một người” là câu nói trong tiểu thuyết bất hủ của nhà văn Alexander Dumas cha, Bộ tiểu thuyết kể về những cuộc phiêu lưu của chàng lính ngự lâm d'Artagnan, từ lúc anh còn trẻ cho đến lúc già. "Ba người lính ngự lâm" là cuốn nổi tiếng nhất và cũng là hay nhất trong bộ ba, đã được dựng thành phim nhiều lần, cũng như phim truyền hình, phim hoạt hình Pháp, và hoạt hình Nhật Bản.

D'Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình. Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quý tộc. Anh này đòi quyết đấu với d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d'Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa. Cuối cùng d'Artagnan nhặt được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến diễn ra và d'Artagnan về phe các ngự lâm quân. Họ chiến thắng và d'Artagnan trở thành bạn thân của ba chàng lính ngự lâm kia. Phương châm của họ là "Một người vì tất cả, tất cả vì một người", một câu mà vế thứ hai được d'Artagnan lợi dụng rất tốt.

B. Thân bài

    - Thông thường người ta sống vì điều gì? Vì bản thân….vì người khác… con người chân chính thường hướng tới điều gì? Sống tốt cuộc sống của mình và chia sẻ quan tâm, nếu cần thì sẵn lòng hi sinh vì người khác…

- Đó là một ý kiến đúng vì: đem lại điều  tốt đẹp cho người khác, đem lại hạnh phúc, nguồn vui cho chính mình, giảm bớt những khó khăn cho xã hội (dẫn chứng). Song cần biết cân bằng điều chính để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống vì mình và vì người khác, cần có trách nhiệm với bản thân…

- Nêu không sống vì người, con người dễ ích kỉ, hẹp hòi.(dẫn chứng).

- Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỉ không vì người khác.

C. Kết bài

 Phê phán người chỉ lợi dụng sự quan tâm của người khác, không biết cố gắng vươn lên.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

A. Mở bài

Là một trong những hộ đầu tiên đưa giống chè về trồng trên vùng quê bản Lương Hải 2, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, ngoài việc trồng chè, gia đình anh Nguyễn Đức Phúc còn được Công ty TNHH Chè Đại Hưng lựa chọn làm đại lý thu mua chè cho bà con nông dân trong khu vực bởi anh luôn giữ được chữ tín trong sản xuất cũng như trách nhiệm với bà con. Việc mở địa điểm thu mua chè đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, gia đình anh Phúc còn tích cực tham gia và có nhiều đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới, hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Anh Nguyễn Đức Phúc, Bản Lương Hải 2, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên chia sẻ: "Để tiêu thụ chè được dễ dàng, tôi đi vận động bà con trong bản hiến đất làm đường, bà con thấy hợp lý nên nghe theo. Việc giải phóng mặt bằng để thi công đường thuận tiện mà nhanh hơn, đến nay đường đã làm xong rồi".

B. Thân bài

Những con đường được lối dài là niềm vui của bà con dưới chân núi Con Voi được nhân lên

 

Cách nghĩ và cách làm của anh Nguyễn Đức Phúc đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến hàng chục hộ gia đình ở bản Lương Hải 2 khi hàng nghìn mét đất đã được bà con hiến để làm đường. Nỗi lo giải phóng mặt bằng của chính quyền xã Lương Sơn được giải tỏa, nhà thầu thi công cũng sớm triển khai được phương tiện thiết bị để hoàn thiện mở rộng đường theo đúng tiến độ. Tấm gương mình vì mọi người của những quần chúng ưu tú như anh Nguyễn Đức Phúc đã được cấp ủy, chính quyền và người dân Lương Sơn ghi nhận, coi đó là hạt nhân giúp địa phương sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

C. Kết bài

Ở bản Lương Hải 2, dưới chân núi Con Voi, nơi sinh sống của khoảng 50 hộ gia đình đồng bào Dao, việc học Bác đối với chàng thành niên người Dao Nguyễn Đức Phúc chỉ đơn giản là hết lòng vì mọi người. Đây cũng chính là những hạt nhân quan trọng để Lương Sơn tiếp tục vững bước trên con đường củng cố và nâng cao các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đưa cuộc sống của người dân trên địa bàn ngày càng ấm no, hạnh phúc.

...