0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Vợ hiền hoà nghĩa là vợ hiền lành và hoà thuận, sẽ giúp gia đình được êm ấm, hạnh phúc. Còn nhà hướng Nam là hướng tối ưu, vì đón nhận được nhiều ánh sáng, tránh nắng gắt, đồng thời đón nhận được gió mát, tránh gió lạnh.

 

 b- Thân bài

 

Có một dị bản khác là “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”, đã làm nhà thì phải là nhà hướng Nam, điều đó cũng hiển nhiên như việc lấy vợ phải là đàn bà. Có người vặn hỏi, lấy vợ chẳng lấy đàn bà thì lấy đàn ông à! Mặt khác, lấy vợ là phải lấy con gái, chứ lấy “đàn bà” thì... nhiều anh không thích! Lúc này, câu chuyện có thể xôm ra trò nếu bàn về vấn đề giới tính, đàn bà ở đây là phụ nữ, nhưng ngày nay không ít người đồng tính, không hiếm chị em trông xinh như hoa hồng mà nụ có nguồn gốc từ “cây chuối”.

 

Nói vui vậy thôi, chứ ai cũng hiểu ý người xưa muốn nói, dù “vợ đàn bà” hay “vợ hiền hoà” thì bản chất vẫn là “nữ tính”, có ngoại hình và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ như dịu dàng, duyên dáng, khéo léo, xinh đẹp, tình cảm, vị tha, tế nhị, kín đáo, tề gia nội trợ… Liệu có mấy anh chàng thích “một nửa” của mình có hình dáng và/hoặc tính cách đàn ông?

 

Ngày nay, phẫu thuật thẩm mỹ, công nghệ làm đẹp có thể khiến mẹ và con gái trông như hai chị em, có thể giúp một anh “đực rựa” đi thi hoa hậu, nhưng có được nữ tính thì không. Thực tế, không ít ông chồng âm thầm chịu đựng/chấp nhận chuyện “thay bậc, đổi ngôi” trong gia đình khi người vợ không có nhiều đặc điểm của phụ nữ, trong đó có dịu dàng, duyên dáng…, mà có đặc điểm của “Sư tử Hà Đông”. Chẳng thế mà nhà thơ Kim Giao viết bài Dịu dàng, với hai câu mở đầu là: “Có ai bán cái dịu dàng/Anh mua một gánh tặng nàng làm duyên”. Có thể nói, cái dịu dàng, cái duyên con gái là báu vật mà tạo hoá ban tặng cho phái đẹp, dù không có nhan sắc thì đã có cái dịu dàng thay thế.

 

“Lấy vợ hiền hoà” ai cũng mong muốn, vậy còn “làm nhà hướng Nam” là vì sao? Trước hết, do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) nên đối với hầu hết vùng, miền, hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa: đón được đầy đủ ánh sáng và gió mát hơn hẳn các hướng khác. Đặc biệt, nhà xây hướng Nam sẽ tránh được ánh nắng chói phía Đông vào buổi sáng, buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây, đồng thời tránh được gió nóng (gió Lào) từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về.

 

Trong khi đó, mùa Hè đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và hướng Nam. Dân gian có câu: “Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió”, “Gió Nam chưa nằm đã ngáy”, “Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”…, nói lên lợi điểm của nhà hướng Nam.

 

Từ thời nguyên thủy, con người đã biết tận dụng hướng Nam để được mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh sự xâm hại của tự nhiên đối với sức khỏe. Phần lớn hang động tại Hòa Bình có người ở đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam. Không một hang có người ở nào lại có cửa quay về hướng Bắc, bởi lẽ, gió mùa kèm theo giá rét từ phương Bắc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người (riêng các tỉnh, thành phía Nam, do thời tiết và nhiệt độ ít thay đổi nên làm nhà hướng Bắc không bị lạnh theo mùa).

 

Mặt khác, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, mùa hạ, sự ấm áp…, cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ mạnh mẽ nhất của cuộc đời con người, phát huy khả năng, sức mạnh của bản thân mỗi người. Địa vị xã hội, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam. Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương, còn theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của lửa, ánh sáng. Do vậy, các bậc vua chúa thường toạ Bắc, hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà xử lý công việc, cai trị thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng.

c- Kết bài

Mặc dù lý luận phong thuỷ phái Bát trạch cho rằng, hướng Nam chỉ hợp với người mệnh Đông tứ, nhưng những người mệnh Tây tứ không nên bỏ qua. Với nhà hướng Nam nhưng không hợp mệnh chủ nhà, có thể dùng gương bát quái để hoá giải, đồng thời dùng các hình thức bài trí nội thất, đặc biệt là bếp và phòng ngủ để tạo sự tương tác tốt, dung hòa hướng xấu đó. Ngoài ra, có thể sử dụng các pháp khí phong thuỷ để kích hoạt khí trường của ngôi nhà, tạo cho ngôi nhà có một trạch vận tốt đẹp.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

1. Làm nhà hướng Nam sẽ có ánh sáng tốt

Theo phong thủy, hướng Bắc là âm, hướng Nam là dương, âm dương hài hòa sẽ mang lại thế đất, thế nhà tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định phương vị chính Nam là một điều không dễ dàng, nếu hướng Nam hơi nghiêng về Đông hoặc Tây cũng không phải gặp trở ngại gì.

 b- Thân bài

Nếu như gia đình không thể xây nhà hướng Nam thì có thể xây giếng trời hoặc mở cửa sổ ở hướng Nam để ngôi nhà nhận được thêm ánh sáng.

 

Ngoài ra, xây nhà hướng Nam còn có thể tránh được ánh nắng cường độ mạnh từ phía Đông vào mỗi buổi sáng và vào buổi chiều cũng không bị nắng gay gắt từ phía Tây chiếu vào, đồng thời cũng tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới vào mùa hè hoặc gió lạnh từ phương Bắc tràn về vào mùa đông.

c- Kết bài

Vì vậy, xây nhà ở hướng Nam sẽ lợi dụng triệt để được ánh sáng mặt trời, giữ cho ngôi nhà luôn được ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

 Nhà hướng Nam thông gió tốt

Với đặc điểm khí hậu của Việt Nam thì hướng Nam được đánh giá là hướng thuận lợi nhất để xây nhà, vừa giúp lưu thông gió tốt vừa đón được đầy đủ ánh sáng.

b- Thân bài

Những ngôi nhà hướng Nam thường ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Mùa hè, ngôi nhà sẽ đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và chính Nam thổi tới, mùa đông sẽ tránh được gió mùa thổi lạnh. Luồng không khí được lưu thông trong căn nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tốt nhất.

 

3. Hướng Nam cao quý và phát đạt

Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…) nên đây được coi là hướng của bậc đế vương. Theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam lại có tượng là quẻ Ly, là biểu tượng của ánh sáng và lửa. Các bậc vua chúa thời xưa thường tọa Bắc nhìn Nam để hướng về lẽ sáng, mong muốn sẽ anh minh cai trị thiên hạ. Vì vậy, hướng Nam thường gắn với vận mệnh cao quý, phát đạt và đầy quyền uy của con người.

c- Kết bài

Tuy nhiên, theo lí luận của phong thủy phái Bát trạch, hướng Nam lại chỉ thích hợp với người mệnh Đông tứ trạch. Với những người thuộc mệnh Tây tứ trạch vẫn có thể làm nhà hướng Nam nếu như biết sử dụng những loại vật phẩm phong thủy như gương bát quái… để hóa giải.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Trước hết, có nhiều người cho rằng, vế đầu không ổn. Bởi đã là đàn ông kết duyên, đi tìm "một nửa" thì nửa kia phải là người khác giới (đàn bà, phụ nữ) chứ còn ai? (Từ xửa từ xưa trên thế giới, nhất là ở Việt Nam, chưa có hôn nhân đồng giới). Lấy nhận định hiển nhiên này làm căn cứ cho suy luận tiếp theo "làm nhà hướng nam" (Thực tế không phải là chuyện hiển nhiên, bất di bất dịch, vì người ta có thể làm nhà nhiều hướng khác). Vì vậy, có người cho rằng câu này phải là "Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam". Bởi lẽ, vợ hiền hòa là người vợ dịu dàng, hiền lành, biết nhường nhịn, chịu thương chịu khó. Những cô gái có phẩm chất giàu nữ tính đó sẽ "đắt giá" khi các chàng trai chọn vợ. Tương tự, theo suy luận đồng hướng, thì việc làm nhà hướng nam (hợp phong thủy, tránh ánh nắng trực tiếp soi vào từ hướng đông buổi sáng và hướng tây buổi chiều, mát mẻ về mùa hè (vì đón gió nồm nam hay gió đông nam mát lành dễ chịu), ấm về mùa đông (vì hạn chế được gió may, gió bấc mang khí lạnh thổi trực diện từ phía đông bắc) là điều tất yếu khi ai đó có dự định xây ngôi nhà cho gia đình mình. Hướng nam luôn được coi là "hướng tối ưu" về vị trí mỗi ngôi nhà.

b- Thân bài

Tuy nhiên, trong Từ điển Tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010), Nguyễn Đức Dương chỉ thống kê một biến thể (Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam) và giải thích: "Đã lấy vợ thì phải lấy đàn bà (để còn sinh con đẻ cái mà nối dõi giống dòng); đã làm nhà thì phải cho ngôi nhà sắp làm quay mặt về hướng nam (để còn hứng được những con gió mát lành từ hướng đông nam)". Như vậy, ông coi "lấy vợ đàn bà" và "làm nhà hướng nam" là hai chân lí hiển nhiên làm nên cấu trúc trọn vẹn của câu tục ngữ này.

 

Việt Chương (trong "Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ, Ca dao Việt Nam”, quyển Thượng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2003) lại có cách giải nghĩa khác. Theo ông "Đàn bà nên hiểu là người đã có một đời chồng rồi" và câu tục ngữ trên được giải thích:

 

"Lấy vợ mà lấy đàn bà thì các ông chồng được sướng thân. Các bà này đã có ít nhiều kinh nghiệm làm vợ nên quán xuyến việc nhà vén khéo khiến chồng khỏi bận tâm lo nghĩ.

 

Nói thì nói vậy chứ có anh con trai nào lại chạy theo đàn bà mà chê con gái mới lớn?

 

Còn làm nhà thì theo kiểu cách của ta là là nhà phải quay về hướng nam. Nhà mà làm như vậy thì sáng chiều gì cũng mát mẻ, sáng sủa, ít bênh hoạn.

 

Đó là kinh nghiệm sống của người xưa".

 

Theo tôi, Việt Chương đã nhầm khi cho rằng "đàn bà" chỉ phụ nữ có chồng. Trong tiếng Việt, "đàn bà" có khi được hiểu là "người thuộc nữ giới, thường đã nhiều tuổi, phân biệt với đàn ông", nhưng nét nghĩa chính của "đàn bà" đồng nghĩa với "phụ nữ" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2017). Thực tế, "đàn bà" không có nét nghĩa "chỉ phụ nữ đã có chồng". Có chăng, trong nói năng khẩu ngữ, người ta có thể dùng trong một ngữ cảnh nào đó chỉ nghĩa này (Thế là, sau một đêm, hắn đã biến cô gái trẻ thành đàn bà. Nó là đàn bà lâu rồi, chẳng phải gái trinh nữa đâu!).

 

Cách giải thích của Việt Chương về lí do các chàng trai nhà ta thích lấy “vợ đàn bà” theo cắt nghĩa của ông cũng không thuyết phục. Thực tế ở đời, chắc không mấy anh chàng chưa vợ nào lại có sở thích “dở hơi” là chọn hàng “xê-cần hen” (những cô đã trải qua ít nhất một đời chồng) cho mình.

 

Trở lại biến thể đầu, ta thấy, việc đặt biểu thức "lấy vợ đàn bà", ngang hàng với "làm nhà hướng nam" có phần nào không tương xứng. Bởi chuyện lấy vợ là đàn bà, phụ nữ là đương nhiên, vì đó là quy luât của tạo hóa ngàn đời này (ngoại trừ chuyện kết hôn đồng tính ngoài quy luật tự nhiên). Còn chuyện "làm nhà hướng nam" không thể hiển nhiên áp dụng cho mọi trường hợp. Cũng bởi, việc chọn hướng này chỉ được thỏa mãn với các gia đình (thường ở nông thôn) đất đai rộng, riêng biệt, có thể chủ động cho việc chọn hướng (phù hợp với phong thủy, khí hậu, thời tiết...). Chứ ở đô thị, thành phố, đất chật người đông, đâu dễ có đất và nếu có chắc gì đã được mảnh đất như ý mà chọn hướng. Hướng mỗi nhà hoàn toàn phụ thuộc vào quy hoạch đô thị. May ra được hướng nam, còn không thì nhà phải quay hướng tây, hướng đông, hướng bắc là chuyện rất bình thường.

c- Kết bài

Kể ra, nếu dùng "lấy vợ hiền hòa" cho vế đầu thì cấu trúc "Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam" chỉnh hơn (vì tính hợp lí của lập luận). Nhưng dùng "lấy vợ đàn bà" lại ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho tục ngữ. Nói quá một chút cũng là cách nói thường tình trong các thành ngữ, tục ngữ mà (Chồng đánh còn hơn gánh gồng, Vợ dại không hại bằng đũa vênh, Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối, Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội).

 

...