0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu lời chào cao hơn mâm cỗ lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

- MB: giới thiệu về câu nói này: để tồn tại trong xh con người cần các mqh và để bắt đầu cũng như để duy trì các mqh đó thì chào hỏi là 1 bước tiếp cận nhanh nhất để làm quen vs 1 đối tg mới, chào hỏi còn thể hiện sự quan tâm vs những người bạn của bạn, chào hỏi còn thể hiện sự kính trọng người bề trên....vì vậy dân gian mói có câu "......."(đây là ví dụ vào đề, xin lỗi lâu rồi ko viết văn nên đầu óc cũng cứng rồi ko còn văn hoa như trc, thông cảm!!!!) -TB: bạn nên trình bày các ý:bạn trình bày quan điểm của mình trc về vấn đề này: tại sao lại nói lời chào cao hơn mâm cỗ? ở đây là có ý gì? bạn nêu dẫn chứng minh họa cho những lập luận của bạn. tiếp theo bạn nêu lên thực trạng vấn đề chào hỏi hiện nay trong xh( gia đình, bạn bè, ....), bạn nhấn mạnh vấn đề là việc chào hỏi ít đc quan tâm, và nguyên nhân nào dẫn đến điều này.cuối cùng bạn nghĩ gì về điều đó( tình trạng này bạn có suy nghĩ gì?) hãy đưa ra vài kiến nghị của bản thân để cải thiện vấn đề này. -KB: bạn tóm tắt lại những gì đã viết. đặc biệt phải rút ra đc bài học hay kinh nghiệm gì qua vấn đề này. có thể đưa ra lời khuyên gì cho mọi người xung quanh.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1. Mở bài

 

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay"

 

2. Thân bài

 

· Giải thích khái niệm: ý thức chào hỏi

· Vai trò, ý nghĩa của việc chào hỏi đối với học sinh

· Phân tích, lấy ví dụ về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay

· Mở rộng vấn đề

 

3. Kết bài

 

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

Mở bài:

Có người cho rằng cử chỉ khoanh tay, cúi đầu khi chào hỏi là rất đẹp vì thế ông cha ta mới có nhận định: lời chào hơn mâm cỗ

 

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng thực hiện được điều này nhất là đối với giới trẻ hiện nay

 

Thân bài

-Gọi tên:

 

Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì thếngười giao tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.

-Biểu hiện

 

-Con cái cần phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà, khi về

 

-Ra ngoài xã hội, người bé tuổi phải chào người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

 

-Đến trường học sinh chào thầy cô lễ phép thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức

 

-Bạn bè trong lớp, trong trường cần chào nhau có thể bằng tiếng cười, câu nói hoặc cử chỉ hành động

 

Kết luận: Chào hỏi là một nét đẹp văn hóa, một cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp mà chúng ta cần phát huy

 

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có thể chào hỏi, ai cũng có được phép lịch sự trong quá trình giao tiếp bởi học sinh càng lớn càng ngại chào hỏi thầy cô, có nhiều gia đình con cái đi không thưa, về không chào hoặc có những trường hợp gặp nhau thiếu đi cả cái gật đầu.

 

Nguyên nhân

 

 

+Đối với những người có ý thức chào hỏi: đây là người có trình độ, có nhân cách, đạo đức tốt, cá nhân có ý thức, được lớn lên được học hành trong môi trường tốt

 

+Người không có ý thức chào hỏi là những người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế, học yếu hoặc sinh ra môi trường giáo dục không có nề nếp

 

-Tác hại và lợi ích

 

Những người có ý thức chào hỏi sẽ luôn được mọi người yêu quý, được đánh giá là con  ngoan, trò giỏi

 

Những người không có ý thức chào hỏi họ tự biến mình thành người vô lễ, không có nề nếp, giáo dục, chắc   chắn họ sẽ bị xử lý, hạnh kiểm yếu, bị mọi người xa lánh, ghét bỏ

 

-Biện pháp

 

Ở nhà đi thưa về chào

 

Ở trường chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, phải có cách cư xử đúng mực và nên phân loại đối tượng và tình huống giao tiếp để cách chào hỏi phù hợp

 

Chào hỏi là nét đẹp văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã gây dựng lên, chính vì vậy mà chúng ta cần phát huy nét đẹp văn hóa này.

 

Kết bài:

Chào hỏi là thể hiện nhân cách của con người, nó cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, chính vì vậy khi xã hội đang phát triển hòa nhập  với kinh tế toàn cầu thì chúng ta phải giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa trong nếp chào hỏi của người Việt Nam

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Ông cha ta  để lại rất nhiều lời khuyên nhằm để lại bài học kinh nghiệm cho thế hệ sau. Trong đó có câu về lời chào hỏi như: "lời chào cao hơn mâm cỗ", ...

 

     Lời chào  từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Nó chính là đại diện cho phẩm chất của mọt con người. Cách nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” muốn khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người. Hay nói cách khác đó chính là lời mời mới là điều quan trọng. Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm qua lời nói:

 

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

b- thân bài

     Nó đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của mỗi con người ta hiện nay.

 

     Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó. Mọi người đang  làm mất đi phép lịch sự nét văn hóa tốt đẹp. Hậu quả là gia tăng thêm sự mâu thuẫn, ghen ghét lẫn nhau, làm mất đi truyền thống văn hóa ứng xử đẹp của cha ông ta xưa. Bởi vậy, lời chào quan trọng hơn nhất nhiều. Nó thể hiện tình cảm gắn bó giữa con người. Những giá trị về tình cảm, đạo đức sẽ luôn quý giá hơn là giá trị vật chất.

 

  c- Kết bài

   Lời chào là một nét đẹp  ứng xử, thể hiện nhân cách, vì vậy mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy. Tóm lại với “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, ông bà ta muốn khẳng định vị trí quan trọng, giá trị to lớn, không gì có thể sánh được của một lời chào.

...