0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (3.7k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu đói cho sạch rách cho thơm lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

- Khái quát ý kiến, nhận định về câu tục ngữ trên.

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa câu nói:

- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

* Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:

- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.

- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.

- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.

- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách.

- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.

* Chứng minh “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng:

Ví dụ như câu chuyện về người đàn ông thất nghiệp phải đi ăn xin ở Mỹ. Dù nghèo đói nhưng ông không tham lam và đã trả lại chiếc thẻ tín dụng có số tiền gần một triệu USD cho người bố thí ông sau đó ông nhận được sự tin trân trọng, giúp đỡ của rất nhiều người và được tin tưởng giao cho một công việc ổn định… (có thể dẫn chứng ngắn gọn một vài ví dụ thực tế mà em biết).

3. Kết bài

- Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Cuộc sống của mỗi người luôn đầy biến động, có những nốt thăng và nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

2. Thân bài

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, khá cân đối và nhịp nhàng. Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Con người trong hoàn cảnh đói nghèo vẫn phải ăn uống sạch sẽ. Hay dù ta có nghèo, quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho và không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. “Đói và rách” ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; “sạch và thơm” không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực và không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn hay vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm cũng như đạo đức của chính mình.

3. Kết bài

Khi gặp những khó khăn, người ta thường dễ dàng suy sụp, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức: “đói ăn vụng, túng làm càn”. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, người dễ bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại, đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống.

2. Thân bài

Khổng Tử - một người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng. Dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu - vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ. Mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

3. Kết bài

Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp. Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

2. Thân bài

Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên. Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong.

3. Kết bài

Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

...