0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

I. Mở bài

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài

1. Giải thích

* Nghĩa đen:

- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu

- Một hình ảnh ít ai tin được

* Nghĩa bóng:

- Lòng kiên trì của con người.

- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người.

- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách.

- Không có kiên trì thì không làm được gì hết.

2. Bàn luận vấn đề

- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.

- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta.

- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.

- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì.

3. Ý nghĩa câu tục ngữ

- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì.

- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được.

4. Chứng minh lòng kiên trì

- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

III. Kết bài

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Con người ta ai cũng muốn thành đạt. Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con người vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

II. Thân bài

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào. Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều, làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ, kiên trì sẽ có ngày nên kim. Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

III. Kết bài

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công.

II. Thân bài

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyễn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

III. Kết bài

Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Không một thắng lợi nào mà không gặp phải những khó khăn thử thách,không có thành công nào mà không phải trải qua bom đạn chông gai.Mà nhân tố chính là con người phải biết kiên trì bền bỉ hăng hay say lao động. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu “ có công mài sắt có ngày nên kim”.

II. Thân bài

Trước hết để hiểu được câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” ta có thể hiểu nó theo nghĩa thông thường là cho dù cục sắt có to đến đâu chỉ cần ta kiên trì mài rũa thì ắt có ngày nó trở thành cây kim để khâu dệt những thành quả của ta.Nhưng ta cũng có thể hiểu nó theo một nghĩa sâu rộng hơn đó là trong một công việc nào đó ngay từ đầu nó không thể tự nhiên mà có thành quả được mà nó cần phải có lòng kiên trì bề bỉ dũng cảm mới có thể thành công được.Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù có khó khăn thì chỉ cần kiên trì ta chỉ cần nhẫn lại thì cũng có thể vượt qua dễ dàng.

Cây tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn và nó đã trở thành kim chỉ nan cho con cháu của thế hệ mai sau.Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc nó khuyên răn mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tinh kiên trì bền bỉ,giá trị của niềm tin,của sự cần cù dám làm những điều khó khăn,tưởng chừng như không thể nhưng chỉ cần ta cố gắng thì mọi thứ đều có thể thay đổi.

III. Kết bài

Từ ngàn đời xưa cho đến nay sự kiên trì bền bỉ luôn được xã hội coi trọng,nó là một truyền thống từ lâu đời của dân tộc,để làm được điều đó mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình mang những phẩm chất đạo đức cao quý dàng tặng cho mỗi người.

...