0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu bán anh em xa mua láng giềng gần lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

I. Mở bài

Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt.

II. Thân bài

Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu nói là gì? Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên.

III. Kết bài

 Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

 Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.

II. Thân bài

Khi con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ cùng nhau sống vui vẻ lạc quan. Câu tục ngữ thật đặc sắc “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã như lấy chuyện mua bán ra để nói, nhưng ấn tượng hơn là lại “bán” anh em ở xa để đổi lấy việc “mua” láng giềng ở gần.

III. Kết bài

Như trên đã nói thì không có một cuộc mua bán nào ở đây, mà câu tục ngữ như chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi đến một nơi xa mà không có người thân rượt thịt thì phải biết yêu những người xung quanh, yêu những người hàng xóm.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Ta cũng cần phải hiểu câu tục ngữ một cách linh hoạt hơn, chứ không phải cố thân quen với hàng xóm để nhận được sự giúp đỡ. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế! Người với người sống để yêu nhau”.

II. Thân bài

Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Chắc chắn ai ai cũng sẽ có tâm lý như vậy. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó.Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ.

III. Kết bài

Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài

Ta như vẫn thấy được những người hàng xóm thường sang nhà nhau chơi để nói chuyện. Các chuyện từ trên trời xuống dưới biển, miễn sao họ cảm thấy vui vẻ.

II. Thân bài

Người nông dân xưa kia thì lại cần được tình làng nghĩa xóm hơn bao giờ hết. Với cảnh nhà nông quanh năm suốt tháng phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như cứ mãi đeo bám họ. Những người hàng xóm chung cản nghèo khó họ như càng thương nhau hơn, đùm bọc nhau như người thân. Họ cùng nhau lao động, cùng nhau sẻ chia mọi thứ trong cuộc sống để rồi để khi mỗi người trong số họ khi đi xa lại khôn nguôi nhớ nhà, nhớ quê và nhớ cả những tình làng nghĩ xóm. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó.

III. Kết bài

Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện thêm ấm lòng hơn.

...