0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (3.7k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu ăn vóc học hay lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài

Có thể nói rằng, chuyện “ăn” chuyện “học” là vấn đề muôn thuở từ bao đời nay của chúng ta. Vì vậy để khuyên bảo và dạy dỗ con cháu của mình sao cho phải phép về các hành vi và cử chỉ của mình, ông bà ta đã để lại cho con cháu câu tục ngữ: “Ăn vóc học hay”

2. Thân bài

Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc – từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu… Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn.

3. Kết bài

Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích.

2. Thân bài

Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.Ông cha ta muốn dạy con cháu điều hay lẽ thiệt trong cách sống,cách cư xử, cho nên nói: " ăn vóc ", ăn để có sức vóc, có nghĩa là con người là tối thượng trong trần thế, con người biết lựa những thức ăn để nuôi dưỡng thân thể, tinh thần, lựa thức ăn ở đây không phải là lựa chọn các món ngon vật lạ mà là lựa lấy các chất tinh tuý của đất trời làm thực phẩm nuôi thân như lúa gạo, thịt thà cá mắm, và nhiều thứ khác mà các loài vật khác không sử̉̉̉̉ dụng được, đồng thời không ăn những thức ăn của các giống loài khác như cỏ, như thịt xác chết….,

3. Kết bài

 đã là con người biết lựa chọn thức ăn thì cũng phải là người biết tìm ra những điều hay, lẽ thiệt trên đời, học mọi điều tốt trong cuộc sống mà rèn luyện cho mình để có thể trở thành người có ích cho gia đình, cho dân tộc, cho đất nước…đó là học hay.

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Câu này không phải là ăn ngon mà vì ngày xưa đa phần là nông dân, là những người phải lăn lộn với đời để tìm sống thì lấy đâu ra món ngon để mà lựa chọn chứ, món ngon vật lạ chỉ dành cho các nhà quyền quý thôi,

2. Thân bài

 mà bạn thấy trong lịch sử rồi, bao nhiâu vương tôn công tử có…giỏi đâu chỉ là phường giá áo túi cơm dù hàng ngày nốc bao nhiêu là món ngon…

Ca dao tục ngữ ông bà mình cần ngắn gọn, súc tích nên đôi khi khó hiểu dù từ ngữ thì không khó. Thí dụ như: "Tay làm hàm nhai", sẽ không nhất thiết bảo người lao động phải vừa làm vừa ăn. Đó chính là tính thực tiễn trong cuộc sống. Ở đây cũng vậy. Muốn học giỏi, phải có sức khỏe; muốn có sức khỏe thì trong đó ăn được nhiều cũng là yếu tố cần (ăn như "mèo" thì chắc học không được hay rồi).

3. Kết bài

Tóm lại, bạn ăn nhiều có sức khỏe thì mới có sức học mà có sức khỏe thì cũng sẽ làm được tất cả mọi việc, kể cả việc học.

0 k thích
bởi (3.7k điểm)

1. Mở bài

Kho tàng ca dao tục ngữ của nhân dân ta ngày xưa để lại một khối lượng những câu tục ngữ thật đặc sắc. Tục ngữ thường là những sự đúc kết kinh nghiệm, bài học của các bậc tiền nhân muốn nhắc nhở con cháu đời sau. Và một trong những câu tục ngữ độc đáo nói về con người cần phải nhắc đến câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chứa được những nét độc đáo “ Ăn vóc học hay”.

2. Thân bài

Ta như thấy được chính trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ nhất. Trước hết ta phải chiết tự cũng như phải hiểu được rằng từ “hay” trong “học hay” ở đây có nghĩa người xưa đã gửi gắm vào đó chính là giỏi. Con người mỗi chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi hay rõ nét nhất và sử dụng thường xuyên nhất đó chính là “hay chữ”. Vẫn còn đó những câu ca như cứ vang vọng nhắc nhớ mỗi chúng ta đó chính là câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Và quả thât thì ta cũng biết được rằng “hay” còn được là một tính từ nên vóc – từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy, có thể nhận thấy được chính trong văn học dân gian và các truyện Nôm, thì từ “vóc” dường như lại thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, cũng như là để chỉ dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, hay đó là những câu “lớn người to vóc”, vóc sương, vóc bồ liễu… Có thể thấy được rằng chính với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng, ta cũng cần so sánh và đối chiếu bởi trong tiếng Việt, từ “vóc’ lại như đã được khéo léo chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người. Ta lấy ví dụ như có vóc được dùng để chỉ “sự cao lớn chắc chắn”, có “vóc’ lại để chỉ những thành tích thật cao lớn.

3. Kết bài

Do đó, câu tục ngữ hấp dẫn và để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc, “Ăn vóc học hay” tựu chung lại đã được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

...