0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu ăn chậm nhai kỹ lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

số 1 Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc của dịch tiêu hóa với thức ăn.

 

- Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột → đường.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.

- Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đy xuống dạ dày

 

- Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày hok tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

Từ xa xưa, ca dao tục ngữ vốn gắn liền sâu sắc với đời sống con người, và thành ngữ “Ăn chậm nhai kỹ” cũng là một trong số đó. Không biết rõ nó đã ra đời từ lúc nào, nhưng từ khi tôi còn bé, bố mẹ đã dặn cần biết “ăn chậm nhai kỹ”, nó như thể một nhắc nhở gắn liền với bản thân tôi cho đến bây giờ vậy. Đây là câu nói khuyên con người ta cần biết ăn uống một cách cẩn thận, không nên ăn quá nhanh để dễ bị nghẹn, biết nhai kỹ thức ăn để có thể tiêu hoá một cách tốt nhất. Câu nói này không chỉ đưa ra lời khuyên để con người đảm bảo về sức khoẻ mà còn khuyên nhủ con người ta về tác phong trong lịch sự trong ăn uống. Tại sao cần “ăn chậm nhai kỹ”. vfo.vn Trước hết, điều đó sẽ thể hiện bạn là một người có phép lịch sự tối thiểu, tôn trọng người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi trong cùng mâm cơm. Ở chốn đông người, ta không thể cứ ăn uống một cách vồ vập, nhanh nhảu, ăn hết phần , làm ảnh hưởng đến người khác, phải biết “ăn trông nồi”, giữ cho mình một tác phong nhẹ nhàng, phù hợp với không khí xung quanh. Bên cạnh đó, ăn uống cũng cần ăn một cách từ tốn, chậm rãi, nhai kỹ càng, điều đó sẽ có lợi cho sức khoẻ, cho hệ tiêu hoá, tránh được việc bị nghẹn hay các ảnh hưởng không tốt đến cơ thể dù cho món ăn bạn có yêu thích đến đâu hay nó ngon đến mức nào. “Ăn chậm nhai kỹ” là một tác phong, một lời khuyên mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện. Nó cũng sẽ giúp bạn rèn luyện được sự kiên nhẫn, không vội vàng trong mọi việc, luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Một con người lịch sự sẽ luôn nhận được thiện cảm của mọi người xung quanh, còn một kẻ bất lịch sự sẽ thường nhận những ánh nhìn không mấy tốt đẹp. Đây là kỹ năng sống mà mỗi người, từ khi còn là một đứa trẻ đều cần được giáo dục và dạy bảo, từ đó sẽ tạo được một nếp sống tốt cả về sức khoẻ và tác phong. Những người không có kỹ năng sống tối thiểu này sẽ luôn bị đánh giá là vô ý thức, vô văn hoá, khiếm nhã, sẽ không một ai muốn gặp gỡ hay trò chuyện với một người mà ngay cả phép lịch sự tối thiểu cũng không có. Câu thành ngữ của ông cha ta dù là vào thời điểm nào, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, nó vẫn luôn đầy tính đúng đắn và hợp lý lẽ. “Ăn chậm nhai kỹ” là một bí kíp, một cẩm nang sống hữu ích cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗ

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

Từ xa xưa, ca dao tục ngữ vốn gắn liền sâu sắc với đời sống con người, và thành ngữ “Ăn chậm nhai kỹ” cũng là một trong số đó. Không biết rõ nó đã ra đời từ lúc nào, nhưng từ khi tôi còn bé, bố mẹ đã dặn cần biết “ăn chậm nhai kỹ”, nó như thể một nhắc nhở gắn liền với bản thân tôi cho đến bây giờ vậy. Đây là câu nói khuyên con người ta cần biết ăn uống một cách cẩn thận, không nên ăn quá nhanh để dễ bị nghẹn, biết nhai kỹ thức ăn để có thể tiêu hoá một cách tốt nhất. Câu nói này không chỉ đưa ra lời khuyên để con người đảm bảo về sức khoẻ mà còn khuyên nhủ con người ta về tác phong trong lịch sự trong ăn uống. Tại sao cần “ăn chậm nhai kỹ”. Trước hết, điều đó sẽ thể hiện bạn là một người có phép lịch sự tối thiểu, tôn trọng người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi trong cùng mâm cơm. Ở chốn đông người, ta không thể cứ ăn uống một cách vồ vập, nhanh nhảu, ăn hết phần , làm ảnh hưởng đến người khác, phải biết “ăn trông nồi”, giữ cho mình một tác phong nhẹ nhàng, phù hợp với không khí xung quanh. Bên cạnh đó, ăn uống cũng cần ăn một cách từ tốn, chậm rãi, nhai kỹ càng, điều đó sẽ có lợi cho sức khoẻ, cho hệ tiêu hoá, tránh được việc bị nghẹn hay các ảnh hưởng không tốt đến cơ thể dù cho món ăn bạn có yêu thích đến đâu hay nó ngon đến mức nào. “Ăn chậm nhai kỹ” là một tác phong, một lời khuyên mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện. Nó cũng sẽ giúp bạn rèn luyện được sự kiên nhẫn, không vội vàng trong mọi việc, luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Một con người lịch sự sẽ luôn nhận được thiện cảm của mọi người xung quanh, còn một kẻ bất lịch sự sẽ thường nhận những ánh nhìn không mấy tốt đẹp. Đây là kỹ năng sống mà mỗi người, từ khi còn là một đứa trẻ đều cần được giáo dục và dạy bảo, từ đó sẽ tạo được một nếp sống tốt cả về sức khoẻ và tác phong. Những người không có kỹ năng sống tối thiểu này sẽ luôn bị đánh giá là vô ý thức, vô văn hoá, khiếm nhã, sẽ không một ai muốn gặp gỡ hay trò chuyện với một người mà ngay cả phép lịch sự tối thiểu cũng không có. Câu thành ngữ của ông cha ta dù là vào thời điểm nào, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, nó vẫn luôn đầy tính đúng đắn và hợp lý lẽ. “Ăn chậm nhai kỹ” là một bí kíp, một cẩm nang sống hữu ích cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội.

...