0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu lúa chiêm lấp ló đầu bờ hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Tục ngữ đó chính là những kho tàng kinh nghiệm quý báu ngàn đời của ông cha ta để lại cho con cháu đời nay và nó vẫn vẹn nguyên những giá trị của nó. Câu tục ngữ thuộc trong kinh nghiệm dự báo thời tiết hay sản xuất mùa vụ cũng được mọi ngừi hiện nay thuộc lòng để có thể thấy được những bài học xưa để lại vẫn như vẹn nguyên giá trị đích thực của nó. Điều đáng nói là những kinh nghiệm quý báu đúng đắn này chính là dựa trên những sự quan sát kỹ lưỡng của các bậc tiền nhân xưa. Câu tục ngữ nói về mùa vụ sản xuất hay không thể không kể đến câu “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.

b- Thân bài

lua chiem lap lo dau bo he ngh tieng sam phat co ma len - Giải thích câu ca dao “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Giải thích câu ca dao “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Đầu tiên ta phải hhieeru được câu nói của ông cha ta là nói về điều gì. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”, ta như thấy được hình ảnh lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ. Lúa Chiêm này được gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Và cứ mỗi khi vào độ khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, lúc này thì lại có rất nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất…Theo cơ sở khoa học thì ta thấy được rằng chính sấm sét sinh ra nhiệt độ cao xúc tác phản ứng diễn ra trong bầu khí quyển trên trái đất. Hơn nữa ta như thấy được sản phẩm theo nước mưa rơi xuống đất. Lúc này đây thì nó dường như cũng đã hoà tan vào đất tồn tại ở dạng NO3-, và đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa. Phương trình phản ứng hóa học của hiện tượng này đó chính là: N2+O2—> 2NO2 + H2O —> HNO3 —> H+ + NO3-

 

Trên thực tế câu tục ngữ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” lại không dựa trên một cơ sở khoa học này. Nhưng với sự quan sát cứ đến tầm này thì lúa chiêm lấp ló gặp sấm chớp thì lớn nhanh như thổi. Sau nhiều vụ như vậy thì cha ông ta đã thấy được sự đúng đắn do quan sát hiện tượng trên nên đã đúc rút ra một câu tục ngữ trong kho tàng những câu tục ngữ sản xuất. Đất nước Việt Nam ta dường như gắn liền với việc trồng lúa nước cho nên hình ảnh cây lúc nước cũng được đi vào những câu ca dao, tục ngữ một cách tự nhiên nhất.

 

Ta dường như thấy được trong cuộc sống của những người lao động xưa thì người nông dân muốn cho vụ mùa bội thu luôn luôn phải quan sát các hiện tượng đất trời. Có câu ca dao nói về sự chăm sóc cũng như trồng trọt cây lúc như:

 

Trông trời, trông đất, trông mây

 

Trông mưa trông nắng, trông ngày, trông đêm.

 

Trông cho chân cứng đá mềm

 

Trời yên bể rộng mới yên tấm lòng.

 

Công việc đồng áng của người xưa cũng hết sức là vất vả. Có lẽ chính vì thế mà người nông dân rất cần mẫn, quanh năm chân nấm tây bùn mong được có vụ mùa bội thu. Tránh mất mùa, chính là niềm mong mỏi lớn nhất của họ. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” như có thấy được đến vụ mùa lúa Chiêm đang lấp ló mà gặp sấm chớp thì lại tươi tốt, vụ mùa bội thu và đây cũng chính là niềm vui cho mọi bà cong nông dân

c- Kết bài

Thông qua những câu tục ngữ này ta không chỉ hiểu thêm về người nông dân xưa luôn chăm chỉ quanh năm với ruộng đông. Mà họ lại có một sự quan sát tỉ mỷ đáng khâm phục.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giải thích các bước giải:

b- Thân bài

- lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng tốt nhất

 

- khi có sấm là tạo ra sự phóng điện, nhiệt độ lúc này khoảng 2000 độ C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2

c- Kết bài

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Một phần trong kho tàng vĩ đại đấy là ca dao đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

b- Thân bài

Trước tiên ta hiểu đơn giản câu tục ngữ đó theo nghĩa đen. Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ từ đất Chiêm Thành (hay đất Chăm Pa cổ), quen chịu khí hậu khô hạn của Trung Bộ được mang ra Bắc gieo cấy vào mùa ít mưa rất thích hợp, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khi “lúa chiêm lấp ló đầu bờ”, tức là bước vào thời kì “con gái” hay thời kì làm đòng, lúa tăng trưởng nhanh, cần rất nhiều các yếu tố dưỡng chất từ thiên nhiên, trong đó có chất được tạo nên nhờ tác nhân sấm, chớp của cơn giông. Khi tiếng sấm, đầu, báo hiệu mưa giông, cây lúa sẽ bước vào giai đoạn “phất cờ” tức là trổ bông. Đây là cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên. Nó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. Ông cha ta đã dựa trên kinh nghiệm quan sát và giải thích hiện tượng tự nhiên để đúc kết nên câu ca dao này.

 

Nếu giải thích ở góc nhìn hóa học, sinh học và vật lí học, đây là hiện tượng khá phổ biến. Vào những ngày hè, sấm chớp kèm mưa giông thường xuyên xuất hiện. Khi có hiện tương sấm, chớp, mưa, đất được bổ sung một nguồn đạm tự nhiên do phản ứng hóa học xảy ra trong đất. Đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, cây ra nhiều nhánh, lá tăng kích thước nhanh, quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây trồng lên. Thực tế qua một cơn mưa giông đầu mùa, đa số các loài cây qua một đêm chồi non có khả năng tăng trưởng khoảng chừng 10 cm.

 

em hay phan tich cau ca dao sau lua chiem lap lo dau bo he nghe tieng trong phat co mà len - Phân tích câu "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"

Phân tích câu "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"

 

Tưởng chừng ý tứ chỉ tới đây. Nhưng không? Ca dao, tục ngữ luôn nói nhiều hơn sau vài câu từ ngắn ngủi.  Lúa ấp ủ bao ngày, tích lũy cuối cùng chỉ chờ ngày “đơm hoa kết trái”, tạo quả ngọt cho đời. Vụ lúa chiêm kéo dài 6 tháng, suốt từ tháng riêng (âm lịch) tới khoảng giữa tháng 5 (âm lịch). Đầu vụ thường gặp rét, lúa tăng trưởng kém, đến giữa vụ thời tiết ấm dần, thường có mưa rào. Bản năng thực vật cho phép nó cảm nhận được thời tiết. Lúa có thể “biết” sẽ có mưa trước vài ngày. Chính sự cảm nhận này mà loài thực vật tự bản thân điều chỉnh sự tăng trưởng để hút nước và các nguồn dinh dưỡng khác. Sau những ngày tháng rét mướt, cây lúa bình lặng tích lũy từng giọt dinh dưỡng ít ỏi kiên trì cho tới ngày sấm, chớp về. Khi thiên nhiên ban tặng nguồn sống ngọt ngào, cây lúa dồn hết sinh lực mà vươn mình đón lấy, chuyển hóa nguồn dinh dưỡng đó thành bông lúa đòng đòng với những quả thóc non đầy sữa thơm. Những ngày như thế, các người nông dân rất phấn khởi:

 

“Lúa nếp là lúa nếp làng

 

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.

 

Lúa nếp là lúa nếp non

 

Lúa lên lá nõn lá non nõn nà.”

 

Con người cũng như cây lúa vậy, đến thời điểm thích hợp, tự nhiên thành công sẽ đến, chỉ cần có lòng kiên trì mà thôi. Bác nông dân qua bao ngày “Trông trời, trông đất, trông mây” rồi lại “Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” mới tới ngày thu hoạch. Người thợ mộc phải ngày ngày cưa xẻ, đục, đẽo, sơn, trám… mới có sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, hữu dụng. Học sinh cũng vậy, chăm chỉ, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phẩm chất đạo đức mỗi ngày, đến một lúc nào đó nhất định sẽ chạm tới thành công. Giáo sư Ngô Bảo Châu, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, Nhà sử học Dương Trung Quốc… đều là minh chứng sống cho điều đó.

 

Ngược dòng lịch sử gần một ngàn năm trước có ông lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng hiếu học. Tuy dung mạo xấu xí, nhà lại nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn học, vì thế hàng đêm Mạc Đĩnh Chi đi bắt đom đóm rồi bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách. Sau bao ngày “đèn sách”, cuối cùng Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu bảng, vinh quy về làng. Mạc Đĩnh Chi trở thành cảm hứng học tập cho biết bao thế hệ.

 

Tóm lại, trong quá trình lao động, cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm  đắt giá trong một câu ca dao rất sinh động:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

 

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.

c- Kết bài

Những bài học kinh nghiệm đó vẫn còn giá trị tới tận ngày nay. Thiết nghĩ, thế hệ chúng ta cần có ý thức gìn giữ, lưu truyền đồng thời tiếp nối, phát huy những giá trị đó một cách tối đa.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Đây là một hiện tượng tự nhiên thú vị mà ông bà ta truyên kinh nghiệm lại cho con cháu = những câu thơ.

-Khi trời mưa, các đám mây tích điện ở gần nhau tạo ra các sấm chớp ( các tia lửa điện) có nhiệt độ rất cao (trên 2000 độ C). Trong không khí chủ yếu gồm

b- Thân bài

 tác dụng với các phân cây, nước tiểu, các ion khoáng trong đất ,... tạo thành muối Nitrat - một loại muối tốt cho cây.

Vì vậy sau cơn mưa, cây cối tốt hơn.

c- Kết bài

Như câu thơ " lúa hiêm lấp ló đầu bờ" có nghĩa lúa đang trong thời kì sinh trường " chiêm" lên để nhận chất dinh dưỡng. "Nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" => có sấm, mưa, cây sẽ "phất cờ" vươn lên để nhận các chất dinh dưỡng được tạo ra qua quá trình trên !!!

...