0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu không có lửa làm sao có khói lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Nhiều người thắc mắc rằng không biết Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ không có lửa làm sao có khói của ai? và nó ra sao? Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

b- Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ không có lửa làm sao có khói

Thành ngữ là những câu từ đã được truyền tụng từa xa xưa từ thời ông cha ta đã rất lâu đời. Những câu thành ngữ này được tạo ra nhằm để giáo huấn người khác hoặc nói đến những người nào đó trong công việc, cuộc sống, tự nhiên v.v..

 

Câu thành ngữ không có lửa làm sao có khói đã có từ rất lâu. Ý nghĩa của câu thành ngữ này là nhằm nói đến những việc khi mà mình không gây ra trước thì làm sao có kết quả như thế nào.

c- Kết bài

Cũng ví dụ như khi bạn gây sự đánh người khác gây ra thương tích ảnh hưởng đến họ (đây gọi là lửa) thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy bằng việc bồi thường hoặc bạn sẽ bị đánh lại ( đây gọi là khói ) Từ ngữ của dân ta rất đa dạng vì thế mà có những câu thành ngữ, tục ngữ hay được đưa vào cuộc sống giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của nó hơn và biết ơn ông cha ta đã sáng tạo ra những câu thành ngữ này

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

“Không có lửa làm sao có khói”

Có người đã nhóm một đống lửa thì mới có chuyện khói bốc lên. Còn không thì khói từ đâu ra? Lẽ dĩ nhiên, khói không tự mình sinh ra được. Cũng giống như trong cuộc sống đời thường, chuyện gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó. Đây là một trong những câu thành ngữ rất ý tứ mà người xưa đã truyền lại. Khi muốn nhìn thấu một sự việc, chúng ta phải phải suy xét thật kỹ về khả năng nó có thể diễn ra hay không và nguyên nhân là gì? Từ đó mới có cái nhìn đúng đắn hơn về câu chuyện đấy. Cứ vội vàng và phán xét không căn cứ rất dễ sinh chuyện thị phi không đáng.

b- Thân bài

“Không có lửa làm sao có khói”

 

Thật sự mà nói, hiếm khi có chuyện trên đời mà không có nguyên nhân bắt nguồn. “Không có lửa làm sao có khói”? Không ai khơi màu làm sao nên chuyện được. Một ví dụ đơn giản thôi để chúng ta dễ dàng nhận thấy. Khi bạn đánh người bị thương thì có thể tạm gọi là lửa. Sau đó, bạn tất nhiên phải bồi thường thiệt hại vì những chuyện mình đã gây ra, đây là khói. Thế đấy, mình không làm gì thì sao tự dưng đi bồi thường được? Cũng giống như có lửa mới sinh ra khói, điều này chắc chắn không cần bàn cãi nữa.

 

Có những người…

Nhiều người hay trách đời, trách người thế nọ thế kia mà không nhìn nhận lại bản thân mình. Cái mà mình phải chịu ngày hôm nay cũng là do những hành động của mình từ lúc trước. Cuộc đời, người giàu có, người nghèo có, người lạc quan cũng có, người bi quan lại càng không thiếu,…Vậy thì điều gì đã tạo nên nhiều lớp người khác nhau? Đó là do suy nghĩ và hành động của họ tạo thành. Bây giờ, chúng ta thử suy nghĩ một chút xem có hợp lý không nhé. Không bàn đến chuyện có nhiều người sinh ra đã nghèo hoặc giàu từ trong trứng, chúng ta chỉ phân tích theo góc nhìn của khách quan thôi.

 

Thực chất, không ai chọn được nơi mình sinh ra nhưng cách mình trưởng thành thì hoàn toàn do mình quyết định. Những người có tư duy tích cực, suy nghĩ lạc quan, tin vào bản thân thì sớm muộn gì cũng đạt được thành tựu như mong muốn. Còn trái lại, những người bi quan với cuộc đời, mất niềm tin vào chính mình và sợ sệt đủ chuyện thì làm sao mà đạt thành quả tốt đẹp được. Bạn không chịu chủ động thì đến tồn tại cũng đã khó khăn chứ nói chi là thành công. Bởi vậy, tất cả do mình nên đừng oán than đến bất kì ai cả. Muốn nhận một cái kết đẹp, trước hết câu chuyện của bạn phải đẹp đã.

 

Phải có trách nhiệm với mình

 

c- Kết bài

Chúng ta đều là những người trưởng thành, cùng sống trong một thế giới như nhau thì hãy thôi đổ lỗi cho số phận. Tôi phải công nhận rằng, giàu nghèo phân hóa rõ rệt ở các tầng lớp và người nghèo thì thường phải chịu nhiều ủy khuất hơn. Có thể rằng, họ đã cố gắng rất nhiều nhưng cuộc sống lại chưa bao giờ mang lại cho họ một câu trả lời thỏa đáng. Họ vẫn chờ một cái kết trọn vẹn giữa biết bao bộn bề sóng gió. Vâng, tôi tin! Tin rằng, ai cũng đều muốn phấn đấu vì cuộc sống sung túc hơn. Vì bản thân hoặc vì những trách nhiệm mà mình đang gánh trên vai, cứ luôn không ngừng tiến về phía trước.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Câu nói "Không có lửa làm sao có khói" có lẽ chẳng còn xa lạ gì với mọi người. Thành ngữ này muốn nói rằng, phàm là việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng thế nọ.

b- Thân bài

Trong văn chương thì tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như thế, nhưng đôi khi dùng kiến thức khoa học để giải thích thì thành ngữ này lại có vẻ cũng sai sai. Chính vì thế, cô giáo dạy Văn mới được phen không nói lên lời khi học sinh lớp Hóa chứng minh điều ngược lại: Không cần lửa vẫn có khói!

 

Giáo viên dạy văn khẳng định "Không có lửa làm sao có khói", học sinh lớp hóa hùng hồn chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín - Ảnh 1.

 

Cụ thể, đó là trường hợp của cô dạy Văn khi giảng dạy lớp chuyên Hóa. Giáo viên thì hùng hồn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", thế nhưng học sinh lại chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín: "NH3 + HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa".

 

Giáo viên dạy Văn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", học sinh lớp Hóa hùng hồn chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín - Ảnh 2.

 

Phản ứng hóa học khi nhỏ HCl đặc vào bông tẩm NH3 đặc.

 

Ngay sau khi đoạn hội thoại trên được đăng tải trong các group và fanpage đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng. Nhiều người hài hước đưa ra bình luận:

 

Hóa ra học sinh giỏi Sử ghi nhớ bài theo cách này, bất ngờ hơn là dân mạng nhìn qua đoán ngay nội dung

Chạy trời không khỏi nắng: Học sinh nghĩ ra cách quay cóp lầy lội nhưng cô giáo còn tinh mắt gấp vạn lần

Bắt quả tang học sinh ngủ gật, cô giáo "trường người ta" ra tận nơi quạt mát rồi hỏi 1 câu khiến học sinh sợ tỉnh cả ngủ

Trong giờ học cô giáo hỏi "hạnh phúc là gì?", học sinh đưa ra câu trả lời khiến cô cũng phải câm nín

- Nếu là giáo viên Văn giỏi Hóa thì sẽ đáp: "Nhưng khói cô nói là CO hòa lẫn CO2".

 

- Ha ha, thật quỳ.

 

- Cái phản ứng này vừa hôm trước học nè.

 

- Đúng kiểu giáo viên môn Văn dạy lớp ban tự nhiên ý nhỉ.

 

- Dùng Hóa Học để giải thích ca dao tục ngữ "be like".

 

- Lo học Hóa đi, còn cà khịa cô Văn nữa hả?

 

- Trong Văn Học thì mọi thứ vô lý nhất cũng trở nên hợp lý hóa nhé, đó là sự uyển chuyển của bộ môn này nhé!

 

- Vì Văn còn có nhân hóa, ẩn dụ, hóa dụ, so sánh... thì mọi thứ đều có thể nhé. Thế mới gọi là "Văn vở" a hi hi.

 

- "Không có lửa thì làm sao có khói", câu này được hiểu là không có nguyên nhân thì làm sao có kết quả. Nếu tính cả trong phản ứng hóa học trên thì phản ứng là nguyên nhân và tạo khói là kết quả. Và nói chung "Văn vở" kiểu gì thì cũng vẫn đúng được nhé he he.

- Lấy Hóa giải thích thành ngữ thì chịu rồi.

 

Giáo viên dạy Văn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", học sinh lớp Hóa hùng hồn chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín - Ảnh 4.

 

Tuy nhiên, không ít dân Hóa lại lên tiếng bênh vực cô Văn khi chỉ ra "khói trắng" trong phản ứng trên bản chất không phải khói mà chỉ là giống khói thôi:

 

- Thực chất thì NH4Cl không phải là khói mà là các phân tủ nhỏ lơ lửng giống khói thôi.

 

- NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói thôi chứ thật ra là không phải. Nói chung là cô Văn vẫn đúng nhé!

 

- NH4Cl là tinh thể màu trắng bay ra đó, có phải khói đâu!

 

- Ủa, tinh thể trắng có thế là hơi chất lỏng bay lên giống mây mà, còn khói là hỗn hợp của bụi vô vàn chất hữu cơ nữa. Thích dùng hóa giải thích thành ngữ thì dùng luôn kiến thức Hóa khịa lại luôn nè.

 

Giáo viên dạy Văn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", học sinh lớp Hóa hùng hồn chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín - Ảnh 5.

c- Kết bài

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề trên nhưng dù sao cũng khá khen cho các cô cậu học trò thông minh, nhanh trí, biết ứng dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế!

 

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

“Không có lửa làm sao có khói” mới thấy hay hay.

b- Thân bài

Mọi nguyên nhân đều là mình

Tôi bị điểm thấp là vì lười học bài; bị bạn bè bắt nạt vì tôi quá yếu đuối; mẹ mắng vì tôi chẳng chịu nghe lời hay thậm chí phải nhịn đói vì tự mình “kén cá chọn canh” mà thôi. Đúng là, có việc gì mà tự dưng đâu, do mình cả đấy. Là vì bản thân không hài lòng với cuộc sống hiện tại mà lại còn thiếu suy nghĩ nữa chứ. Thay vì tìm cách khắc phục lại chỉ biết ngồi trách móc vu vơ. Nhưng suy cho cùng, tôi của ngày đó chỉ là một đứa trẻ dại khờ, hạt cơm ăn còn đọng lại ở khóe môi thì biết tính toán gì cho đúng đây?

 

Nói thì nhiều như thế nhưng thật ra chỉ muốn nhắc các bạn về ý thức trách nhiệm. Chúng ta phải chịu trách nhiệm với bản thân mình. Tất cả những gì mà chúng ta gặp phải hay đạt được ngày hôm nay đều ít nhiều do ảnh hưởng của những hành động hôm qua. Tạo ra một đốm lửa như thế nào thì sẽ nhận lại những lọn khói tương tự. Tôi tin rằng “Trời không phụ người có lòng” đâu, vậy nên đừng bỏ cuộc nhé. Nhân lúc còn trẻ, hãy phấn đấu nhiều hơn một chút. Ít ra sau này ngẫm lại, còn có thể mỉm cười vì những “ngông nghênh” của tuổi mới bước vào đời.

c- Kết bài

Sống đơn giản cho đời thanh thản

Đúng là “Không có lửa làm sao có khói”, không làm thì sao tạo ra kết quả như thế được. Mọi việc ở trên đời, nếu muốn làm thì nên suy tính kỹ càng kẻo chuốc lấy những phiền phức không đáng có. Có khi, bạn nhận được những đau khổ của lúc này đều bị chi phối bởi những sai lầm ngày trước. Vì thế, sống lâu không bằng sống đúng; sống sung túc không bằng sống vui vẻ.

...