0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu kẻ tám lạng người nửa cân lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Xuất phát từ đời sống hàng ngày, ca dao tục ngữ đi vào trong lòng người đọc không chỉ là những bài học đạo lý sâu sắc mà còn là những quy luật, những hiện tượng đời sống, đôi khi là những lời nhắn nhủ tuy nhẹ nhàng mà thấm thía, và câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” chính là một trong số đó. Câu tục ngữ chỉ đơn thuần như cách nói về những con người cân bằng nhau về nhiều mặt trong cuộc sống. “Tám lạng” và “nửa cân” là hai đại lượng cân nặng chính xác là ngang bằng nhau khi cân bằng loại cân ngày xưa với một cân được coi là 16 lạng, “kẻ tám lạng người nửa cân” không chỉ nói đến sự ngang bằng trong cân nặng thuộc về thể chất, mà từ đó, ông cha ta còn muốn nói nói đến sự ngang bằng trong tâm hồn, trong khả năng, trong nhận biết cũng như nhiều mặt khác giữa con người với con người. Câu tục ngữ được dùng phổ biến hàng ngày trong cuộc sống hôm nay, để chỉ sự tương đương giữa người này và người kia, chẳng hạn, hai người giàu có như nhau, hai người tài giỏi như nhau, hai người lười biếng như nhau,.., sẽ được tựu chung lại,

b- Thân bài

thể hiện qua câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân”. Trong truyền thuyết khi xưa, Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng chính là trường hợp của “kẻ tám lạng người nửa cân”, ngang tài ngang sức nhau, mỗi người có thế mạnh riêng về một lĩnh vực, cả hai đều xứng đáng để rồi vua Hùng phải đưa ra điều kiện thì mới có thể chọn ra được người có được công chúa Mỵ Nương. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà câu tục ngữ trên mang ý tốt hoặc xấu, tích cực hay tiêu cực. Từ đó, mỗi người cũng cần nhận thức được rõ hơn về vị trí, khả năng của mình, không ngừng trau dồi, rèn luyện bản thân để vượt qua hay có được điều mà mình mong muốn. Đối với những người có mục tiêu cao đẹp, hãy lấy câu tục ngữ như một động lực đặt bên cạnh hình mẫu lý tưởng mà mình hướng đến để rồi phấn đấu được như chính ý nghĩa của nó. Đối với những người mang thói xấu, không nên để người khác nhìn nhận mình với ý nghĩ mình giống như những kẻ xấu xa khác trong xã hội, mà cần lấy đó làm sự thúc đẩy để vượt qua khỏi ý nghĩa của câu tục ngữ. Nhìn chung, câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” tuy ngắn gọn nhưng giá trị phổ biến của nó vẫn còn vẹn nguyên đến tận bây giờ như một lời nói truyền miệng quen thuộc trong cuộc sống hôm nay.

c- Kết bài

Phát biểu cảm nghĩ

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Theo “Từ điển tiếng Việt" (NXB. Khoa học xã hội. 1988), thành ngữ trên có nghĩa là ''hai bên tương đương không ai kém ai". Nhưng sao ''tám lạng'' lại có thể sánh với ''nửa cân''?

b- Thân bài

Muốn hiểu được cặn kẽ thành ngữ này chúng ta phải quay về với xuất xứ của nó. ''Cân” và “lạng” ở đây không phải là cân tây'' (kilôgam) và ''lạng tây'' (100 gam) mà là ''cân ta'' và “lạng ta''.

 

Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này, thì một cân bằng mười sáu lạng tương đương với 0,605 kilôgam, và một lạng bằng một phần mười sáu cân tương đương với 37,8 gram. Vậy là nếu cân bằng cân ta thì tám lạng đúng bằng nửa cân và nửa cân cũng chính là tám lạng!

 

Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên:

c- Kết bài

“Một bên chế trước, một bên giễu lại. Thật là kẻ tám lạng người nửa cân'' (Con đường vô Nam).

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Kẻ tám lạng người nửa cân là câu thành ngữ với ý nói hai bên bằng nhau. Câu này cũng có ý nghĩa như câu Một chín một mười.

b- Thân bài

Sở dĩ có câu nói này là vì vào thời kỳ trước đây, khi mà người Pháp chưa vào Việt Nam, thì một cân không phải là 10 lạng như bây giờ, mà 1 cân là 16 lạng, nên nửa cân cũng có nghĩa là 8 lạng.

Cân và lạng ở đây là cân ta, lạng ta thời xưa, chứ không phải cân Tây, lạng Tây (chuẩn quốc tế) như ngày nay.

Theo Hệ đo lường cổ Việt Nam, một lạng xấp xỉ bằng 37,8 gam, 1 cân lúc đó là 604,5 g, tức 16 lạng. 1 cân ta trước đây chỉ bằng 0,6 kg hiện nay.

Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu: "Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân". Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn ghi một lạng bằng 25 gam.

c- Kết bài

Sau khi người Pháp vào Việt Nam thì việc áp dụng hệ đo lường quốc tế mới được triển khai. Lạng đã bị thay đổi ý nghĩa và giá trị. Hiện nay một lạng bằng 1/10 cân, tức là 0,1 kilôgam (đơn vị đo khối lượng tiêu chuẩn trong hệ đo lường quốc tế) hay 100 gam.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Ngày nay, chúng ta đều hiểu rằng “Kẻ tám lạng, người nửa cân” có nghĩa là chỉ sự tương đương bằng nhau giữa 2 sự vật, thường mang cả nghĩa tiêu cực và tích cực.

b- Thân bài

 Bạn có thể nghe thấy câu nói này khi người khác nói đến 2 đối thủ trong một cuộc thi đấu nào đó, nhan sắc của 2 cô gái hay ý tiêu cực là thủ đoạn của 2 người trong một đấu trường chiến đấu.

Thực ra vấn đề này được tính từ người xưa, việc chiếc cân của người xưa thường tính theo chuẩn mực 16 lạng là 1 cân, chính vì vậy nửa cân cũng tương đương là 8 lạng. Nên câu nói “Kẻ tám lạng, người nửa cân” là hoàn toàn bằng nhau.

Thành ra từ đời xưa đến nay người ta thường sử dụng câu đó, cũng có những người thắc mắc , tại sao 8 lạng và nửa cân, hơn nhau những 3 lạng lại có thể bằng nhau được? Đó mới là vấn đề chủ chốt.

Ý nghĩa thực sự của câu “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

Một thắc mắc nữa là tại sao người xưa lại quy định 16 lạng là 1kg vì, người cổ đại quan sát trên bầu trời thấy các chòm sao như Bắc Đẩu thất tinh (7 ngôi sao), Nam Đẩu lục tinh (6 ngôi sao) và bên cạnh có 1 chòm 3 sao Phúc Lộc Thọ. Như vậy có 16 ngôi sao nên người xưa đã quyết định quy đổi 1kg bằng 16 lạng.

Tuy nhiên, trong ý nghĩa sâu xa của câu nói này cũng muốn răn dạy người đời nên sống ngay thẳng, đừng là việc xấu xa để đến mức người khác nói mình như thế.

c- Kết bài

Cũng như làm ăn buôn bán đúng tâm, đúng người, không nên cân điêu, cân thiếu sẽ ảnh hưởng đến phúc đức đời sau của con cái. Câu nói này cũng khiến chúng ta nghĩ đến câu chuyện Cái cân thủy ngân và quả báo cho những người làm ăn buôn bán thất đức.

...