0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu không ai tắm hai lần trên một dòng sông lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

Mở bài cho đề phân tích câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Nêu phẩm chất của người Việt Nam: cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu lao – Dẫn dắt vào vấn đề cần chứng minh (làm sáng tỏ): câu thơ của Hoàng Trung Thông khái quát vai trò của sức lao động trong đời sống con người (trích thơ). Nhìn lại những thành tựu của đất nước trong suốt thời gian qua, chúng ta càng có cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của hai câu thơ đó.

2. Thân bài cho đề phân tích câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

– Giải thích:

+ Bàn tay: sức lao động

 

+ Sỏi đá: những sự vật tầm thường, chưa có ích lợi; song cũng gợi liên tưởng tới những khó khăn, vất vả trong lao độnh

 

+ Cơm: thành quả lao động

 

–> Nghĩa cả câu: Như vậy, câu thơ đã khái quát được vai trò hết sức to lớn của sức lao động: Sức lao động giúp con người tạo ra những của cải vật chất, những sản phẩm có giá trị nhằm phục vụ cho đời sống con người.

 

– Chứng minh: Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên đất nước ta những năm gần đây chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của câu thơ:

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ:

 

Sức lao động đã giúp người dân miền Bắc tạo ra những của cải vật chất để tiếp tế cho miền Nam

Khi đất nước lập lại hoà bình, tiến lên chủ nghĩa xã hội, sức lao động là những nỗ lực của con người nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh:  Những mảnh đất hoang sơ, khô cằn, “đất cày lên sỏi đá” được khai phá, cải tạo. Những mảnh rừng bị quân giặc tắm trong chất diệt cỏ Dionxin, bị bom đạn tàn phá được phủ xanh lại. Nhiều công trình của đất nước dựng lên để phục vụ cho cuộc sống mời như nhà máy Thuỷ điện sông Đà, tuyến đường sắt Thống Nhất… Sức lao động đã khiến đất nước bước ra từ chiến tranh như được hồi sinh, mang một diện mạo mới.

 Sức lao động của con người còn tạo ra những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

 

Sản phẩm vật chất: Hạt gạo ta ăn hàng ngày, cho đến những rau thơ, trái ngọt, những bàn ghế, quần áo, đồ dùng,… tất thảy đều là sản phẩm sáng tạo từ lao động của con người.

Sản phaarm tinh thần: văn chương nghệ thuật, âm nhạc, thi ca, hội hoạ…

Nói tóm lại, sức lao động có khả năng tạo ra những của cải cả về vật chất lẫn tinh thần của xã hội.

3. Kết bài cho đề phân tích câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

 

II. Bài tham khảo cho đề phân tích câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã luôn được ngợi ca với phẩm chất cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu lao động. chính sự lao động cần cù, hăng say ấy đã giúp chúng ta kiến tạo nên những tài sản vật chất, tinh thần quý giá của dân tộc. Đề cao vai trò của sức lao động, trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông cũng viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Nhìn lại những thành tựu của đất nước trong suốt thời gian qua, chúng ta càng có cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của hai câu thơ đó. Hoàng Trung thông đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng giàu ý nghĩa trong câu thơ của mình.

 

Trước hết, hình ảnh “bàn tay ta” là một hoán dụ để chỉ sức lao động của con người, bởi lẽ đôi tay được chúng ta sử dụng để làm việc, lao động, và cũng từ đôi bàn tay ấy mà những sản phẩm, những của cải cật chất ra đời. Nhờ có “bàn tay ta” mà “sỏi đá cũng thành cơm”. Cách diễn đạt thật giàu hình ảnh và gợi sức liên tưởng: “sỏi đá” vừa là biểu tượng cho những sự vật tầm thường, chưa có ích lợi gì với đời sống của con người; lại vừa gợi ra những khó khăn, vất vả trong quá trình cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống. “Cơm” là ẩn dụ cho những thành quả gặt hái được từ lao động. Như vậy, câu thơ đã khái quát được vai trò hết sức to lớn của sức lao động: Sức lao động giúp con người tạo ra những của cải vật chất, những sản phẩm có giá trị nhằm phục vụ cho đời sống con người.

 

Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên đất nước ta những năm gần đây chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ qua đi đã để lại những di chứng đầy đau thương trên mảnh đất dân tộc.

 

Đất nước lâm vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; những rừng vàng, biển bạc đều bị tàn phá dười bom đạn chiến tranh. Nhưng bằng nghị l&

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Trong cuộc sống của con người lao động chính là việc để tạo ra của cải vật chất duy trì đời sống của con người, phục vụ những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ sức mạnh to lớn của đôi bàn tay con người mà xã hội của chúng ta ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

b- Thân bài

Chính vì vậy, người xưa mới có câu “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

 

Con người muốn phát triển tồn tại thì cần phải lao động chăm chỉ, miệt mài. Những giọt mồ hôi của con người đổ xuống mới có thể biến những vật vô tri như đất đá, thành những vật hữu ích như lúa, ngô, khoai, sắn…phục vụ cho lợi ích của con người.

 

Bàn tay là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể con người. Trí óc giúp con người tư duy sáng tạo, nhờ bàn tay và khối óc con người mới có thể tồn tại trong xã hội một cách vững vàng, tạo ra chỗ đứng và vị trí của mình trong cộng đồng người.

 

Câu nói này nhằm khuyên nhủ con người phải biết chăm chỉ lao động, suy nghĩ bởi trên đời này không có gì là miễn phí cả, cũng giống như câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho” thì câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm” nhằm củng cố cho câu nói trên.

Câu nói này muốn khẳng định một chân lý muốn tồn tại, muốn được người khác tôn trọng thì con người cần phẩm chăm chỉ lao động, tự tay mình tạo ra của cải vật chất có như thế con người mới tồn tại được ở trong xã hội.

 

Những con người muốn thành công, muốn có chỗ đứng trong xã hội thì cần phải học tập chăm chỉ, lao động cần cù miệt mài để tạo nên nguồn vật chất cho gia đình, xã hội có như thế con người mới có thể sống sót tồn tại mà không làm ảnh hưởng tới người xung quanh. Được mọi người xung quanh tôn trọng yêu mến.

 

Ngoài ra, những đồng tiền do chính sức lao động trí tuệ của mình làm ra bao giờ cũng đáng trân trọng hơn khi tiêu những đồng tiền mà người khác mang đến, dù ít hay nhiều thì tự lực cánh sinh để tồn tại cũng sẽ đáng quý hơn là sống như cây tầm gửi neo đậu vào người khác, đến một lúc nào đó, khi cây mẹ chết đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại được trên đời.

 

Những đồng tiền, lúa gạo do chính mình làm ra khi chúng ta tiêu hoặc sử dụng cũng cảm thấy trân trọng hơn rất nhiều, không dễ gì tiêu pha phóng tay bởi con người làm ra của cải vật chất không hề dễ chút nào.

 

Câu nói trên của cha ông ta là hoàn toàn đúng đắn, nó đúc kết và trải nghiệm qua nhiều thế hệ sống. Chính vì vậy chúng ta hôm nay cần phải cố gắng noi theo nghiêm túc. Với những học sinh thì cần chăm chỉ học tập tích lũy kinh nghiệm để sau này có thể đóng góp công sức trí tuệ mình tạo ra nhiều của cải vật chất cho gia đình xã hội.

 

Tuy nhiên trong xã hội chúng ta vẫn có những con người lười lao động muốn sống dựa vào người khác, điều đó khiến cho con người sinh ra tính ỷ lại, lười biếng suy nghĩ và sáng tạo gây gánh nặng cho xã hội. Những con người lười suy nghĩ, lười lao động thường chỉ gây gánh nặng cho xã hội bởi họ sẽ nghĩ nhiều cách kiếm tiền bất chính, như trộm cắp, cướp giật… làm mất trật tự an toàn xã hội.

 

Chúng ta cần phải kiên quyết, phê phán những người lười biếng, không chịu lao động suốt ngày sống bám vào người khác, làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những con người này cần được giáo dục, tuyên truyền lối sống tích cực, tạo cho họ những công ăn việc làm phù hợp, kích thích tình yêu lao động trong con người họ, cảm hóa họ để họ hòa nhập với cộng đồng.

c- Kết bài

Mỗi chúng ta ngay từ khi còn nhỏ cần rèn luyện tu dưỡng bản thân để sau này lớn lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, không nên học những thói hư tật xấu, không đi theo những bạn bè lêu lổng học thói ăn chơi, sống trụy lạc, ham hưởng thụ lười lao động.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Bàn tay ta làm nên tất cả

 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 

Dựa vào hiểu biết về những thành tựu trên quê hương đất nước do sức lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa trên

b- Thân bài

Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, lời khẳng định đã thể hiện được niềm tin cũng như sự tự hào của nhà thơ đối với khả năng và sức mạnh vô biên của con người trong quá trình cải tạo cuộc sống của chính mình. Lời khẳng định cũng là lời nhắc nhở, một bài học quý báu cho mỗi chúng ta về lao động, về việc sử dụng trí tuệ, sức mạnh của con người vào cải tạo cuộc sống của mình.

 

Con người luôn khẳng định sự tồn tại và vị trí làm chủ thế giới của mình thông qua những hành động cải tạo cuộc sống, chinh phục tự nhiên. Thông qua lao động, con người dần hiểu về thế giới tự nhiên, hiểu về bản chất, quy luật vận động của những sự vật, hiện tượng. Bởi vậy mà tầm vóc, trí tuệ của con người vẫn luôn được khẳng định thông qua vai trò chủ nhân thực sự của thế giới tự nhiên. Để có được những thành quả như ngày hôm nay, con người đã tìm tòi, lao động không biết mệt mỏi qua nhiều thế hệ. Sức mạnh vô biên của con người đã được nhà thơ Hoàng Trung Thông thể hiện sâu sắc thông qua những câu thơ:

 

“Bàn tay ta làm nên tất cả

 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

 

Câu thơ khẳng định được sức mạnh và khả năng của con người cũng như vai trò của lao động đối với cuộc sống xã hội. Đề cao lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định vai trò chủ thể của con người trong lao động, thông qua sự kiên trì, khéo léo của con người thì dẫu có những khó khăn, thử thách thì con người đều có thể chinh phục, cải tạo được. Và thành quả con người đạt được cũng xứng đáng với tất cả công sức mà con người đã bỏ ra.

 

“Bàn tay” ở đây mang nghĩa biểu tượng cho sức mạnh cũng như sự kiên trì của con người trong lao động. “Làm” lại là những hành động thiết thực, cụ thể của con người trong lao động. Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả” đã khẳng định được khả năng của con người, đối với con người chỉ cần có sự kiên trì, lòng tin, và có khả năng lao động thì không gì là không thể, mọi thứ đều có thể thực hiện, dẫu có khó khăn đến đâu cũng vậy. Từ “ta” trong câu thơ không phải chỉ nhấn mạnh đến một cá nhân cụ thể nào, mà đó là từ phiếm chỉ con người nói chung.

 

Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả” đã thể hiện được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ Hoàng Trung Thông về khả năng của con người. Đồng thời, nhà thơ cũng khẳng định, muốn gặt hái được những thành quả mà ta mong muốn thì con người phải biết lao động, phải thông qua lao động để thực hiện nó. Nó là con đường ngắn nhất, cũng là con đường duy nhất để con người có thể đến đích của thành công. Không có thành công nào không được xây dựng lên thông qua lao động. Chỉ khi con người hành động, dùng trí tuệ và sức mạnh của mình thực hiện thì mọi mong ước mới có thể trở thành sự thật.

 

Câu thơ sau nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhấn mạnh hơn đến sức mạnh của con người và thành quả đạt được thông qua việc lao động bằng nỗ lực, sức mạnh ấy “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Sức người ở đây chính là công sức của con người bỏ ra trong lao động để thực hiện một mục đích nào đó. “Sỏi đá” là những vật thể trong tự nhiên, vô tri vô giác và không phục vụ gì cho sự tồn tại của con người. Nhưng hiểu theo nghĩa khác, ta có thể thấy, “sỏi đá” ở đây chính là những khó khăn, thử thách, những điều ngăn chở mà tưởng chừng con người sẽ không bao giờ có thể vượt qua.

 

Nhưng ở đây, nhà thơ đã khẳng định chỉ cần có sức người thì những sỏi đá ấy cũng thành cơm, câu thơ cũng được hiểu theo nghĩa biểu tượng, “cơm” ở đây chính là những thành quả mà con người đạt được thông qua quá trình lao động không biết mệt mỏi ấy. Cũng nói về sức mạnh, lòng kiên trì của con người, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng từng viết:

 

“Không có việc gì khó

 

Chỉ sợ lòng không bền

 

Đào núi và lấp biển

 

Quyết chí ắt làm nên”

c- Kết bài

Như vậy, câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thể hiện được niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh, lòng kiên trì của con người. Đồng thời, câu thơ cũng là sự đề cao lao động, và chỉ có lao động thì con người mới có thể gặt hái được thành công.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Bàn tay ta làm nên tất cả

 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

 

(Hoàng Trung Thông – Bài ca vỡ đất)

 

Câu thơ giản dị nhưng chứa đựng một chân lí thật sâu sắc. Ở đây “bàn tay” chính là sức lao động của con người. Lao động sẽ làm nên tất cả. Trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, ta có gặp “sỏi đá” – những gian khổ ngăn trở, nhưng nhờ lao động ta sẽ vượt qua, mang về thành quả lao động là cơm ngon dẻo. Câu thơ không những cho thấy sức lao động của con người đã cải tạo thiên nhiên, mà còn là lời ngợi ca vai trò to lớn của lao động mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.

b- Thân bài

Xưa kia, bị đày ra hoang đảo, chỉ với một thanh gươm cùn mà Mai An Tiêm đã cải tạo được cuộc sống của gia đình mình. Không có ai giúp đỡ, không có một công cụ tốt để làm việc, chàng chẳng có mảnh đất tốt và một điều kiện thuận lợi nào. Chàng chĩ nhờ vào đôi bàn tay và sức lực của mình và cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.

 

Trước cách mạng, đất nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu, xơ xác. Trong kháng chiến chúng ta thực hiện tăng gia sản xuất ăn no đánh thắng kẻ thù. Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã tạo sức mạnh hậu phương, góp phần cho chiến thắng. Chúng ta đã lao động, đã sản xuất vũ khí, lương thực cho bộ đội tiến hành kháng chiến.

 

 

Thế rồi, khi đất nước thống nhất, nhân dân ta lại say sưa lao động để hàn gắn vết thương chiến tranh, ở nơi đâu có bàn tay con người, ở đó những hố bom bị lấp, mìn bị phá. Bàn tay lao động hăng say như một liều thuốc xoa dịu, xóa đi mọi vết tích hoang tàn. Những cánh đồng ngập trắng nước ngày xưa bây giờ đã bát ngát màu xanh. Còn đâu “chiêm khê mùa thối”, “đồng trắng nước trong”.

 

Bàn tay lao động đã đưa màu xanh trở lại với núi đồi sau bao năm bị bom đạn, chất độc màu da cam hủy diệt. Trong chiến tranh, những rừng dừa chỉ còn trơ cọng, xác xơ, ngày nay đã ra hoa kết trái, tươi xanh. Thật khó nhận ra rằng, những khu rừng đang xanh tươi ấy đã từng mang màu vàng xác xơ. Chỉ có lao động mới có thể làm nên điều kì diệu ấy. Nhân dân ta hăng hái khai phá đất hoang. Ngày nay, ta nhìn Tây Nguyên như một mảnh đất đầy hứa hẹn, rồi lòng chảo Điện Biên đang làm sống lại những màu xanh. Nếu biết khi xưa đó là một vùng “rừng thiêng nước độc” thì ta mới thấy hết sự màu nhiệm có thực của bàn tay lao động.

 

Biển bao la và vô tận. Chúng ta đã có những giàn khoan khai thác dầu đứng hiên ngang giữa biển. Này đây những mỏ Bạch Hổ, những Đại Hùng mang lợi cho Tể quốc mỗi năm cả triệu tấn dầu. Núi có thể mòn, sông có thể cạn nhưng sức lao động của con người không bao giờ cạn kiệt. Không có lao động làm sao ta có thể khai thác được “vàng đen” cho Tổ quốc và xây dựng nên những công trình thế kỉ như thế!

Có sức người sỏi đá củng thành cơm Bàn tay còn làm ra mọi thứ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Áo ta đang mặc do đâu mà có? Cơm ta đang ăn cái gì làm ra? Bàn ghế, nhà cửa của ta chẳng lẽ tự nhiên mà có? Không! Chỉ có lao động, chính lao động đã tạo ra tất cả những thứ đó phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta. Nếu ngày xưa, đất nước ta phải nhập lúa gạo thì bây giờ Việt Nam đa thành một nước xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ nhất trên thế giới. Nếu khi trước, nước ta còn phải trông đợi nhiều vào sự trợ giúp của bạn bè quốc tế thì ngày nay ta đã đứng vững trên đôi chân của mình. Lao động đã tạo nên những biến đổi đó.

 

Nhưng lao động không chỉ phục vụ những sinh hoạt vật chất mà còn sáng tạo ra những tác phẩm văn chương, hội họa, âm nhạc, điện ảnh… Không có Nguyễn Du thì làm sao ta có thể biết đến nàng Kiều. Không có sự lao động miệt mài của Tô Ngọc Vân ta làm sao có thể được thưởng thức vẻ đẹp của bức tranh “Cô gái bên hoa huệ”. Sự lao động nghệ thuật ấy thật đáng quý, đáng trân trọng. Nó đã là sản phẩm tinh thần không thể thiếu đối với chúng ta 

Tóm lại, mọi của cải vật chất và tinh thần trong đời sống xã hội đều do sức lao động của con người làm ra. Từ những thứ nhỏ nhất như cây bút, cái bàn, chiếc cặp, đến những thứ vĩ đại nhất như Vạn Lí Trường Thành, công trình thủy điện thế kỉ, đều do lao động mà có. Lao động tạo ra mọi thứ và “Lao động sáng tạo ra con người” (Ăng- ghen). Bàn tay con người đã “ngăn sông làm điện, khoan biển làm dầu” (Tố Hữu). Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới có biết bao công trình hình thành từ bàn tay, khối óc con người. Bàn tay con người làm nên tàu vũ trụ thám hiểm không gian, bàn tay con người đào đường hầm qua biển Măng-sơ. Sức lao động của con người thật là vô kể. Lao động đã cải tạo thiên nhiên, cải tạo con người, lao động phục vụ đời sống và sinh hoạt. Và như Hoàng Trung Thông đã viết:

 

Bàn tay ta làm nến tất cả

 

Có sức người sỏi đá củng thanh cơm

c- Kết bài

Đó là một chân lí đã

...