0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ tấc đất tấc vàng lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Ân trả, nghĩa đền: Nghĩa là báo đáp sòng phẳng, có ân thì trả ân, có nghĩa thì đền nghĩa.

2- Thân bài

Phân tích, lấy ví dụ

Ăn cháo, đá bát: Phê phán người khi được người khác giúp đỡ nhưng lại vô ơn, thậm chí phản lại người đã giúp mình.

Uống nước, nhớ nguồn: khi ta được kế thừa và hưởng thụ bất kỳ thứ gì, điều gì , ta không thể quên đi công lao, sức lực của những người đã tạo ra nó để ta được hưởng thụ như ngày hôm nay.

Qua cầu, rút ván: Câu phê phán những con người vô lương tâm, nhận được sự giúp đỡ rồi thì lại lật mặt và lại làm những điều ko tốt sau đó, đáp trả lại công sơn đó bằng những hành động trái ngược hoàn toàn, những hành động xấu xa.

Lấy ân báo oán: Nghĩa là mặc dù có thù oán với nhau nhưng nó lại được giải quyết bằng sự cứu giúp, có ân

Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi: Câu khuyên chúng ta cần nhớ ơn những người đối xử tử tế với mình

3 - Kết bài

Phát biểu cảm nghĩ

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiệu

Ông chủ và vợ ông ta có một chút bối rối vì chàng trai này không đặt món ăn nào cả. Nhưng sau một thoáng suy nghĩ, họ vẫn vui vẻ mang lên một bát cơm đầy, tuy nhiên, chàng trai lại ngập ngừng hỏi tiếp:

“Cô chú có thể cho cháu thêm một chút nước sốt hoặc nước súp lên cơm được không?” Người vợ mỉm cười đáp: “Không vấn đề gì, cậu cứ dùng miễn phí.”

Sau khi chàng trai trẻ ăn được khoảng nửa bát cơm, anh chợt nghĩ, hay mình xin thêm một bát nữa. Bà chủ nhà hàng thấy thái độ của cậu, lại nhiệt tình bảo rằng: “Một bát cơm thì không đủ đúng không nào, để tôi cho cậu thêm chút nữa nhé”. Chàng trai trả lời: “Không ạ, cháu muốn để dành để mai mang lên trường ăn ạ”

Ông chủ nhà hàng nghe vậy bèn nghĩ rằng cậu thanh niên này có lẽ xuất thân từ một gia đình nghèo khó và đang rất cố gắng để hoàn thành việc học ở trường, vì vậy ông đã cho thêm thịt lợn băm và trứng kho vào bát cho cậu, nhưng để cơm trắng úp lên trên.

2- Thân bài

Phân tích, lấy ví dụ

Bà vợ thấy vậy bèn hỏi: “Giúp được người khác là điều rất tốt, nhưng tại sao anh lại phải giấu như thế?”. Người chồng trả lời: “Nếu cậu ấy nhìn thấy, sẽ nghĩ rằng chúng ta đang thương hại cậu và điều đó có thể làm cậu ta tổn thương. Nhưng cậu ấy cũng không thể học tốt được nếu chỉ ăn cơm trắng qua ngày.”

Người vợ rất ủng hộ thiện ý của chồng, bà nói: “Anh thực sự là một người đàn ông tốt”. Ông  cười rồi nhìn bà và nói: “Dĩ nhiên rồi, chẳng phải đấy là lí do vì sao em chọn anh sao?”.

Chàng trai trẻ đã ăn cơm xong và mang phần cơm của bữa trưa mai đi. Anh ta cảm thấy hộp cơm dường như nặng hơn mọi khi, anh quay đầu lại nhìn cặp vợ chồng chủ nhà hàng mà rơm rớm nước mắt.

Từ sau đó, trừ những ngày lễ ra, ngày nào chàng trai này cũng đều đến để được có cơm trắng ăn qua ngày. Và người chủ nhà hàng thì luôn luôn cho thêm thức ăn để dưới đáy hộp để cậu mang theo cho ngày hôm sau.

Việc này cứ thế tiếp diễn cho đến khi chàng trai năm ấy tốt nghiệp đại học. Và rồi ông bà đã không còn thấy cậu trở lại nhà hàng kể từ đó.

Năm tháng trôi qua, vợ chồng ông bà chủ của nhà hàng năm nào giờ đã qua 50 tuổi. Bỗng một ngày, họ nhận được thông báo từ chính phủ rằng nhà hàng sẽ bị dỡ đập, vì nó bị xây dựng trái phép. Họ đã khóc rất nhiều, tài sản cả đời mưu sinh đã dành cho con trai du học Mỹ, giờ ở ngưỡng trung niên, lại mất việc làm mà không còn tài sản, họ có thể làm gì được đây?

Rồi một hôm, trong nỗi buồn tuyệt vọng, một người đàn ông trẻ xuất hiện với diện mạo lịch lãm nhẹ nhàng đến nhà và nói với ông bà rằng: “Giám đốc của công ty chúng tôi muốn mời ông bà đến quản lí nhà hàng tiệc đứng tự phục vụ mới mở của chúng tôi. Tất cả mọi thứ đều đã được sắp xếp xong, những gì ông bà cần làm chỉ là quản lí và dẫn dắt nhân sự ở đó, toàn bộ lợi nhuận sẽ chia cho ông bà 50%”.

Hai vợ chồng vô cùng sửng sốt: “Ai là giám đốc của công ty các vị? Chúng tôi không quen biết bất kì ngài giám đốc của doanh nghiệp nào cả!”.

“À, vì ông bà là những người tốt bụng, chính ông bà đã cưu mang giám đốc công ty chúng tôi. Tôi không biết rõ sự việc diễn ra thế nào, nhưng lãnh đạo chúng tôi nói rằng anh rất yêu thích món thịt băm và những quả trứng kho mà ông bà nấu ngày nào.”

Nghe đến đó, hai vợ chồng già cảm thấy cay cay khóe mắt…

Cậu thanh niên trẻ ngày ấy có gia cảnh vô cùng khó khăn, mồ côi cha mẹ và sống với bà, nhà không đủ tiền cho cậu ăn học, nhưng cậu vẫn quyết tâm phải học bằng bạn bằng bè, vì cậu biết đó là con đường duy nhất giúp cậu thoát khỏi cảnh nghèo khó, tuy nhiên cả ngày đi lang thang không có thức ăn, cậu gần như không còn sức đến trường. Và rồi  khi cậu gặp hai ông bà chủ nhà hàng phúc hậu và lấy hết dũng khí để hỏi xin một bát cơm trắng, và nhận được sự tốt bụng còn nhiều hơn thế, thì cứ thế, cậu đã cố gắng hết sức để tiếp tục hoàn thành việc học của mình, những lúc nản chí nhất, cậu lại nhớ đến sự rộng lượng của vợ chồng ông bà chủ và tự nhủ mình phải học tốt để sau này báo đáp công ơn của họ. Và sự quyết tâm của cậu đã được đền đáp, năm tháng trôi qua, sau khi tốt nghiệp, cậu tập trung gây dựng sự nghiệp và đã trở thành giám đốc trẻ của một công ty đi đầu về dịch vụ ăn uống, ngay khi công việc ổn định, cậu đã mở ngay một nhà hàng tiệc đứng và chuẩn bị mọi thứ để đến mời hai ông bà chủ nhà hàng năm xưa trở thành quản lý nhà hàng. Cậu muốn đền đáp sự tử tế tốt bụng mà cậu đã được nhận. Nếu không có sự giúp đỡ của họ, có lẽ cậu đã không thể học xong, và sẽ không có được ngày hôm nay.

Một bát cơm trắng, không phải là quá to lớn. Nhưng một bát cơm trắng với thức ăn được đặt kín đáo ở dưới đáy, đó là thể hiện của một lòng tốt không cần phô trư&

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Đã 65 năm trôi qua và chắc chắn đến mãi sau này, công ơn, xương máu của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công với đất nước sẽ còn được tri ân, nhắc nhớ. Đạo lý uống nước nhớ nguồn, ơn trả nghĩa đền ấy cũng nhắc nhở chúng ta, những người thừa hưởng cuộc sống yên bình hôm nay những việc còn làm chưa hết, chưa đủ.

b- Thân bài

Theo Bộ LĐTB&XH, đến nay cả nước đã công nhận và thực hiện chính sách với 8,8 triệu người có công. Trong đó, có hơn 1 triệu liệt sỹ, hàng chục nghìn người hoạt động trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Bên cạnh đó, cả nước cũng đã công nhận gần 50.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trên 1 triệu thương, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và gần 2 triệu người có công giúp đỡ cách mạng vv...

 

Như vậy, kể từ năm 1947, từ món quà tri ân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiếc áo ấm và 1 ngày lương của Người, cả nước đã làm được nhiều việc để tri ân đến những người đã hiến dâng cuộc đời, xương máu cho Tổ quốc. Nhưng chúng ta cũng còn đó nhiều việc phải làm.

 

Theo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hiện cả nước vẫn còn khoảng 4% số người có công sống dưới mức trung bình. Thêm nữa, ngoài con số hàng triệu người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước, vẫn còn hàng chục nghìn trường hợp chưa được thụ hưởng chế độ, do giấy tờ bị thất lạc hoặc do các lý do khác.

 

Đấy là những tồn đọng lớn, cần phải khắc phục, giải quyết.

 

Tin vui cho biết, chỉ riêng năm 2013 tới đây, Nhà nước sẽ dành trên 36.000 tỷ đồng cho công tác đền ơn đáp nghĩa; xóa hết nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách, con số hiện nay là khoảng 71.000. Hàng chục chính sách mới và sửa đổi cũng sẽ được áp dụng theo đó sẽ nới rộng tiêu chuẩn hưởng phụ cấp từ một lần lên hàng tháng, các chế độ bảo hiểm y tế, thăm khám sức khỏe... cũng được mở rộng, nâng chuẩn.

c- Kết bài

Tri ân những người có công với nước, ơn trả, nghĩa đền thì không có gì bằng hành động cụ thể. Hy vọng rằng các cấp, ngành liên quan sẽ hành động một cách nhanh chóng, nhiều hơn nữa để những người có công và thân nhân của họ kịp được hưởng sự tri ân của xã hội.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Ân đền oán trả”

Một câu thành ngữ khá quen thuộc với mọi người. Trước hết giải thích sơ qua về mặt ngữ nghĩa của câu này. Ở đây, “ân” có nghĩa là ân tình, việc làm ơn, giúp đỡ và hỗ trợ người khác làm một việc gì đó. Còn “oán” mang nghĩa đối lập, nghĩa là thù hằng, gây hại cho người khác.

b- Thân bài

“Ân đền oán trả”

 

Người khác có ơn với mình thì chắc chắn mình tạ lễ là chuyện đương nhiên. Nhưng ai hãm hại, gây thù với mình thì cũng sẽ nhận lại sự đối xử tương tự. Người xưa luôn coi trọng đạo nghĩa và tình cảm. Họ cổ vũ dùng đức độ, lòng khoan dung của mình để đối nhân xử thế cho đúng mực. Những người được người khác giúp đỡ, họ biết đáp lại ân tình đã vay mượn bằng thái độ và hành động cung kính của mình. Đó là những người xứng đáng nhận được sự trợ giúp, có cho đi thì tất sẽ được nhận lại.

 

Xem thêm bài tham khảo “Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”

Người thế nào thì mình thế ấy

Người xưa có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, nếu người ta đã hối cải rồi thì chúng ta đâu đánh đuổi nữa làm gì. Con người có mấy ai được hoàn hảo đâu, bao dung với nhau một chút cho dễ sống. Đối với những người như vậy thì đâu cần quá mạnh tay “Ân đền oán trả” làm chi. Nhiều lắm thì cứ “Giơ cao đánh khẽ” là được. Dù sao thì như đã nói, ông bà mình cũng vốn trọng tình trọng nghĩa, luôn dạy con cháu đừng quá khắt khe trong mọi chuyện mà.

 

Nói đi cũng phải nói lại, Điều đó là tốt nhưng còn tùy vào đối tượng chúng ta gặp phải là ai nữa. Có khi “Chúng ta càng nhân nhượng, kẻ thù càng lấn tới” thì lại khổ. Bởi vậy, vạn sự cũng tùy theo nhiều yếu tố mà làm. Có những người bản tính đã vậy, khó có thể sửa đổi. Người ta đã hết lần này đến lần khác muốn hại mình thì mình cũng nên có chút động thái đáp trả. Cứ mãi hiền lành thì không khéo lại cứ bị thiệt về mình thôi.

 

Cho dù chúng ta có đáp trả lại cũng không có gì là quá đáng, họ gieo nhân như thế nào thì phải chấp nhận lại quả như vậy thôi. Tôi đã từng nghe một câu nói và cảm thấy khá tâm đắc “Người không phạm ta, ta không phạm người. Người phạm đến ta, ta tất sẽ phạm người”. Thế đấy, sòng phẳng một chút vừa khiến bản thân đỡ chịu thiệt, vừa khiến mọi người xung quanh nể sợ.

 

Lòng bao dung chỉ dành cho người xứng đáng

Chúng ta không thể dành lòng bao dung của mình cho những người không biết trân trọng được. Sự tha thứ chỉ phù hợp với những ai biết nhận ra cái sai của mình thôi.

 

Thành ngữ “Ân đền oán trả” với riêng tôi không chỉ là áp dụng cho những câu chuyện lớn lao trong cuộc sống mà còn từ những việc nhỏ nhặt. Không hiểu sao, ngay khi vừa đọc câu này tôi lại nghĩ đến từ “sòng phẳng”. Không phải ai cũng sống được kiểu sòng phẳng, không ai nợ ai đâu.

 

Lấy ví dụ từ những việc đơn giản trong đời sống thôi. Gặp gỡ bạn bè, ăn uống xong thì chia đều tiền cho mỗi đứa hay hôm nay đứa nào khao mình thì hôm sau nhất quyết khao lại. Chẳng phải vì mình thích tính toán rõ ràng mà tính không thích nợ ai, nhất là tiền bạc càng nên rõ ràng hơn để khỏi mất lòng. Hoặc người ta giúp mình cái gì thì cũng sớm tìm cách trả lại, nợ vật chất còn dễ chứ nợ ân tình càng khó trả hơn. Và ngược lại, ai hại đến mình thì có ngày cũng sẽ bị trả lại như vậy.

 

Đó là quy luật của cuộc sống

Không phải chúng ta thích sân si với ai, cũng không phải bản thân ích kỷ nhưng cái gì cũng có quy luật có nó cả. Mỗi khi làm một việc gì nên nghĩ đến hậu quả. Bản thân có nhận lại kết quả như thế nào cũng đều là do những hành động của người đó đã từng làm thôi. Việc áp dụng “Ân đền oán trả” không có gì là quá đáng. Người ta đã sống sai với mình thì mình chịu để yên sao được. Hoặc có chăng “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, đối với những người mãi không biết điều thì cần có một bài học thích đáng.

Có mấy ai sống được cuộc đời như mình mong muốn đâu. Nếu được lựa chọn, tôi hay ai ai trong các bạn chắc cũng đều chọn lương thiện nhỉ? Có ai mà không muốn sống tốt, chan hòa với mọi người. Nhưng khổ nỗi, chỉ mỗi mình nghĩ thế thì khó sống quá. Nhìn ra ngoài kia, người ta dối gian nhau đến lúc khó tin. Dẫu cho bạn có muốn thu mình, sống một đời an yên thì vẫn phải gặp vô số những kẻ tiểu nhân trong đời. Họ hại bạn và bạn làm ngơ thì sẽ bị hại tiếp, thậm chí là hại thêm nhiều người khác nữa.

 

Nếu được, hãy cho họ một bài học. Đó vừa là giúp họ tỉnh ngộ vừa là tránh phiền phức thêm cho những người xung quanh.

c- Kết bài

Đoạn kết

Muốn thương người thì trước hết phải thương mình cho tốt đã. Có rất nhiều bài học dạy về cách đối nhân xử thế ở đời và chúng ta còn phải học theo chúng lâu dài. Thế nhưng, bảo vệ bản thân mình cũng là một trong những điều phải học. Bạn muốn sống lươn

...