0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu nhất sĩ nhì nông lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Hai câu trên nằm trong bài Văn tế Cô hồn, được lưu truyền ở nhiều chùa Phật giáo ở Việt Nam, nguyên văn đoạn đầu như sau:

b- Thân bài

“Từng nghe đạo cả, kỉnh thuật lời quê

Cõi giang sơn thủy lục ê hề

Nỗi hồn phách tử vong ngao ngán

Trên đến bậc vương hầu khanh tướng

Dưới đến người sĩ cổ nông công

Nào kẻ ti nào người tôn

Nào là nam, nào là nữ

Hoặc có kẻ buộc mình trong linh ngữ

Hoặc có người sẩy bước chốn sa trường

Hoặc sa hầm, sa mương

Hoặc trúng thang, trúng thuốc...”.

 

Sĩ cổ nông công là bốn loại nghề, sắp hạng thứ bậc sang hèn trong xã hội ngày xưa gồm: Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ (Nhất sĩ: hạng trí thức; nhì nông: người làm nghề nông; tam công: người làm thợ; tứ cổ: người buôn bán).

 

Cũng có tài liệu ghi “Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương”. Bởi lẽ, nhà buôn hay thương nhân, trong tiếng Hán gọi là “thương cổ”[商賈] hoặc ngắn gọn hơn gọi là cổ [賈].

 

Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu giảng rõ hơn: “Cửa hàng, tích hàng trong nhà cho khách đến mua gọi là cổ, như thương cổ [商賈] buôn bán, đem hàng đi bán gọi là thương [商], bán ngay ở nhà gọi là cổ [賈].

Sĩ nông công thương là bốn tầng lớp chính trong xã hội xưa dưới các triều đại quân chủ, còn gọi là tứ dân, nghĩa là 4 tầng lớp dân.

 

Tuy nhiên, nhiều tài liệu ghi “Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ” bởi âm điệu nghe thuận tai hơn (là tứ thương).

 

Dấu vết “tam công, tứ cổ” có thể tìm thấy trong bản Hương sử ca của làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bài thơ 164 câu song thất lục bát này mở đầu bằng hai câu giới thiệu hết sức kiêu hãnh: “Làng Quảng Xá là làng trù mật/Cách phong lưu văn vật ai tày”. Dân làng tự hào bởi quê mình có nhiều nghề: “Tuy muôn dặm nước non cách trở/ Đã thu lời khắc cả Tây Đông/ Bốn nghề nhất sĩ nhì nông/ Tam công tứ cổ đủ trong làng này”.

 

Một vài tài liệu ghi nhầm thành tứ cố (dấu sắc). Ví dụ: “Nhất sĩ nhì nông tam công tứ cố/ Làm giàu có số ăn cỗ có phần/ Có phúc thời mới có phần/ Một lần không chín chín lần không nên”.

c- Kết bài

Ở đây, từ cổ [賈] là buôn bán đã chép sai thành cố [顧] nghĩa là quay lại nhìn ngắm. Như trong thành ngữ “tứ cố vô thân” [四顧無親] nghĩa là “người đơn độc, không có ai thân thích”. Trong đó, tứ cố [四顧] nghĩa là ngắm kỹ cả bốn mặt.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Đến bây giờ, Đảng và Nhà nước ta vẫn khẳng định như vậy. Vì nông nghiệp không chỉ có trọng trách lo đủ cái ăn, cái mặc cho cả trăm triệu dân mà còn còn có nhiệm vụ phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung kinh tế đất nước. 

b- Thân bài

Chúng ta phần lớn sinh ra từ làng. Dịch Covid 19 vừa rồi cho thấy, khi người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ… ở thành thị rồi người đi lao động ở nước ngoài bị mất việc thì nơi họ quay về nương tựa chính là nông thôn. Các cụ mình ngày xưa nói rất đúng: “nhất sĩ, nhì nông/hết gạo chạy rông/nhất nông, nhì sĩ”.  Từ xưa, người Việt đã định hướng cho mình như vậy, luôn xác định một chỗ dựa vững vàng lúc khó khăn, chính là nông nghiệp, nông thôn...

Không chỉ tạo ra của cải, nông thôn còn là nơi sưởi ấm tinh thần lúc gặp khó. Khi ấy, ta sẽ thấy rất rõ vai trò “cứu cánh” của nông nghiệp. Nó luôn là “trụ đỡ” là ở chỗ đó. 

Chuyên gia nông nghiệp Hồ Xuân Hùng.

Xưa là vậy, còn giờ đây - ngay trong năm 2020 đầy biến động, nông nghiệp Việt Nam đã làm tốt cùng lúc 2 “gạch ngang” cơ bản đó là: Vừa đảm bảo an ninh lương thực; vừa sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng nền kinh tế . Thành quả này có được do đâu, thưa ông?

- Năm vừa rồi, dịch Covid gây cho ta thiệt hại nặng nề, nhưng nông nghiệp vẫn là điểm sáng. Tăng trưởng 2,65% của ngành này trong năm 2020 chứng minh điều đó; ngoài ra, xuất khẩu nông sản vượt mục tiêu, cán đích 41,25 tỉ USD. Trong khó khăn mà đạt được những thành quả như thế là kỷ lục chưa từng có!

Tư duy nông nghiệp trước đây ở ta luôn là “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những năm gần đây, nông nghiệp đã thay đổi tư duy khi đặt giống lên hàng đầu. Bởi nó tạo ra sự đột phá năng suất, chất lượng trong phát triển nông nghiệp. Để có được thành công, tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là do chúng ta chủ động tái cơ cấu nông nghiệp suốt nhiều năm nay. Xuất khẩu rau quả năm 2020 vượt lúa gạo và đạt con số hơn 3 tỉ USD - cho thấy tính hiệu quả của chương trình tái cơ cấu.

Chúng tôi đã có dịp đi qua Tây Bắc và đã thấy rõ điều ông vừa nói. Có nghĩa giờ nhắc tới cây trái, người ta không chỉ nghĩ về Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… mà bắt đầu nghe tiếng đặc sản của Sơn La. Tại sao một nơi khó khăn như thế lại có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công, với nhiều nông sản dễ “hái” ra tiền như vậy?

- Đúng, Sơn La giờ là vựa trái cây của miền Bắc. Không ai có thể ngờ vùng đất dốc, là tái định cư của một nhà máy thủy điện, vốn đầy rẫy khó khăn nay lại thành nơi có thu nhập cao, từ 100 - 200 triệu đồng/ha, tạo ra sự phát triển cho địa phương. Khi còn là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, tôi đi chỉ đạo tái định cư dự án thủy điện ở đây, lúc ấy chỉ mong sao người dân có cuộc sống tốt hơn một chút, nhưng giờ được chứng kiến họ đang trở nên giàu có.

Có được điều đó là nhờ đưa nhanh đươc một số cây, con giống mới vào sản xuất, tổ chức tiêu thụ tốt… từ đó người dân đồng hành với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là tổ chức lại các hợp tác xã. Tôi từng gặp khá nhiều Chủ nhiệm hợp tác xã, phần lớn được chọn từ những người nông dân giỏi của địa phương để đảm nhiệm.

Có thể khẳng đinh, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chúng ta đang đi đúng hướng và đã bắt nhịp với xu hướng phát triển của thế giới. Trong những năm tới, nếu chúng ta tái cơ cấu ngành mà gắn được với phát triển nông thôn mới, thì sẽ giải quyết được tình trạng “ly nông không ly hương”.

 

Nông nghiệp hàng hóa là tất yếu

Thưa ông, việc chọn được hướng đi như vừa đề cập là tiền đề quan trọng để chúng ta tiến tới một nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, từ đó khẳng định được vai trò quan trọng của ngành Nông nghiệp?

- Trước, chúng ta thường chú tâm vào sản xuất mà quên khâu chế biến, bảo quản. 5 năm vừa rồi thành công lớn nhất của ngành Nông nghiệp chính là đã tập trung vào chế biến sâu, tổ chức lại thị trường. Chúng ta đã chuyển hướng sang một nền nông nghiệp sạch, an toàn, sử dụng công nghệ cao. Sản phẩm nông nghiệp đã dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong, ngoài nước, tiết giảm được chi phí, giá thành cạnh tranh hơn.

Đáng nói, nông nghiệp sợ nhất là mùa vụ, nhưng do quan tâm chế biến sâu nên đã cơ bản khắc phục được áp lực này. Khi đã tổ chức tốt khâu này thì quẳng được áp lực về mùa vụ. Ví dụ, Tập đoàn MASAN gần đây khánh thành, đưa vào sử dụng tổ hợp chế biến thịt ở Hà Nam, Long An. Việt Nam giờ chỉ cần thêm 2 nhà máy cỡ này nữa thì cơ bản sẽ giải quyết được khâu thịt mát, khâu đông lạnh từ đó giảm áp lực cho ngành chăn nuôi nói chung.

Ta không thể mãi sản xuất ra nguyên liệu thô, vì như vậy vừa giảm giá trị gia tăng vừa làm người tiêu dùng không tin vào sản phẩm. Thế nên, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đang là

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Điều đó đặc biệt đúng mỗi khi khủng hoảng xảy ra. Ngàn xưa sao, thì có vẻ như bây giờ vẫn vậy.

b- Thân bài

Theo số liệu điều tra năm 2019, dân số nước ta là hơn 96 triệu người. Trong số đó, có đến hơn 63 triệu người sống ở nông thôn, chiếm 65,6%.

 

Đây là những người làm nông nghiệp hoặc làm một số ngành nghề khác nhưng không tách rời khỏi nông nghiệp và con em của họ.

 

Số liệu này cho thấy chúng ta vẫn đang là một nước nông nghiệp, và đa số người dân đang làm nghề nông. Hay nói cách khác, nông nghiệp đang cung cấp nhiều việc làm nhất cho xã hội.

 

Ở nước nào cũng vậy, chính sách kinh tế quan trọng nhất là chính sách về việc làm. GDP có cao đến thế nào đi chăng nữa mà nhiều người dân không có việc làm thì GDP cũng mất hết ý nghĩa. Không có việc làm thì khó lòng có được an sinh xã hội.

 

Đến lượt mình, không có an sinh xã hội, thì khó có được ổn định và an toàn xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

 

Rồi sẽ đến một ngày nào đó, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị hơn.

 

Lực lượng cư dân ở nông thôn lúc đó chỉ còn là thiểu số. Tuy nhiên, cho đến lúc đó thì nông nghiệp vẫn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong bảo đảm việc làm cho lực lượng lao động đông đảo của nước ta.

 

Thứ hai, nông nghiệp bảo đảm an sinh. Nông nghiệp không chỉ nuôi sống phần lớn dân cư đất nước, mà còn là van an toàn của hệ thống.

 

Cho dù hàng triệu lao động đã di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp tập trung, về cơ bản họ vẫn không đánh mất mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn. Rất nhiều cặp vợ chồng ra thành phố làm việc, nhưng vẫn để con cháu lại cho ông bà ở nông thôn nuôi dạy.

 

Nhiều gia đình vợ ra làm việc tại thành thị, nhưng chồng ở lại làm việc tại làng quê và ngược lại. Đó là chưa nói tới một lực lượng lao động rất lớn di cư vào các đô thị làm việc theo mùa. Cứ nông nhàn là họ lại kéo nhau vào các thành phố tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập.

 

Hết nông nhàn, họ lại trở về quê làm việc trên những cách đồng, mảnh vườn của mình. Mỗi khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tất cả những người lao động di cư và di cư theo mùa đều có thể trở về nông thôn kiếm sống bằng nghề nông.

 

Do tính chất tự cung, tự cấp của đời sống làng quê, chúng ta khó lòng tính được đầy đủ tỷ lệ phần trăm GDP ở đây.

 

Tuy nhiên, hàng triệu người có thể nương náu qua khỏi cảnh đứt bữa, đói ăn là nhờ nông nghiệp là hoàn toàn chắc chắn.

 

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra hiện nay, hàng triệu lao động mất việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp hoàn toàn có thể trở về ẩn náu ở nông thôn.

 Ở đây họ chắc chắn sẽ được chia sẽ việc làm một cách tự nguyện. Bởi vì họ gắn bó máu thị với những người dân quê.

 

Và thực ra, rất nhiều nếu như không phải là tuyệt đại đa số những người lao động này cũng đã chia sẽ sự thành đạt cho dù còn rất khiêm tốn của mình với những người ở lại.

 

Về quê, họ còn có thể trồng thêm miếng rau, nuôi thêm con gà và sống ổn thỏa qua thời kỳ khủng hoảng.

 

Thứ ba, nông nghiệp dễ vượt qua khủng hoảng. Cho dù đại dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới vào khủng hoảng, làm cho tổng cầu của thế giới đang bị giảm mạnh, thì vẫn có những thứ cầu sẽ không bao giờ giảm. Đó là cầu về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác.

 

Kiểu gì thì hàng tỷ người trên thế giới vẫn phải ăn để sống. Hơn thế nữa, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, cầu về các sản phẩm nông nghiệp lại có xu hướng tăng.

 

Lý do đơn giản là vì khủng hoảng kích hoạt tâm lý tích trữ. Lượng đơn đặt hàng mua gạo của nước tăng cao trong thời gian này cho thấy rất rõ điều này. Đây quả thực là cơ hội vàng cho nông nghiệp Việt Nam.

 

Tất nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, chúng ta cần phải quan tâm đến an ninh lương thực của mình trước tiên.

 

Thế nhưng, khi an ninh lương thực của đất nước đã được bảo đảm, thì cần đẩy mạnh xuất khẩu để giúp cho những người nông dân bớt bị thiệt thòi.

 

Bởi vì rằng, bảo đảm an ninh lương thực bằng cách hạn chế xuất khẩu, có thể làm cho giá lương thực giảm mạnh. Mà như vậy, thì chúng ta đang bảo đảm an ninh lương thực bằng cách hy sinh lợi ích của người nông dân.

 

Cuối cùng, nông nghiệp hoàn toàn có thể giúp chúng ta trở nên giàu có. Xét từ góc nhìn địa kinh tế, nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

 

Tuy nhiên, để làm giàu từ nông nghiệp, điều kiện tự nhiên thuân lợi là chưa đủ. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải bảo đảm được chất lượng nông sản và phải xây dựng được thương hiệu.

 

Ví dụ, gạo ST25 của Vi&#78

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Nhất Sỹ nhì Nông, hết gạo chạy rông, nhất Nông nhì Sỹ" - câu nói này có vẻ đúng trong thời điểm hiện nay không chỉ đối với các công ty niêm yết mà còn cả các đơn vị kinh doanh nhỏ khi mà hoạt động kinh doanh chính đang bế tắc.

Nhiều ưu đãi, thị phần rộng mở

b- Thân bài

Mặc dù từ năm 2010 Chính phủ đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng vẫn chưa hiệu quả. Vì vậy, năm 2013 Chính phủ tiếp tục tạo động lực cho doanh nghiệp khi ban hành thêm Nghị định 210 với “lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi”. Theo đó các nhà đầu tư sẽ được miễn, giảm và hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuê đất, mặt nước, phát triển thị trường… và nguồn vốn. Còn nếu chăn nuôi bò sữa, nhập và được nuôi trực tiếp tại doanh nghiệp, tiền hỗ trợ nhập bò sữa giống được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp…

 

Trong khi đó, tại Hội nghị của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO) hồi tháng 3/2014 tại Hà Nội, tổ chức này đã dự báo, dân số thế giới đến năm 2050 lên tới 9.2 tỷ người, tương đương cần tăng 60% sản lượng lương thực toàn cầu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Theo đó, giá các loại lương thực chủ yếu trên thế giới sẽ tăng ở mức chóng mặt vào cuối thập kỷ này. Cụ thể, giá thóc gạo được dự báo sẽ tăng 40%; giá ngô tăng 48%; giá lúa mỳ tăng 27% và giá hạt có dầu tăng 36%.

 

Với thị phần nông nghiệp đang rộng mở, cộng thêm những ưu đãi từ Chính phủ, và đặc biệt là hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (như bất động sản, tài chính…) bế tắc, thì làn sóng chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết.

 

Đó đều là những tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc nhà nhà cùng đầu tư vào nông nghiệp thì liệu có bị khủng hoảng thừa, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, trong ngắn hạn có thể có những vấn đề này kia xảy ra, nhưng về dài hạn thì đây là điều khả quan. Với đất nước 80% dân số làm nông nghiệp thì không những nâng cao đời sống cho người nông dân mà sản phẩm của Việt Nam còn đáp ứng nhu cầu lương thực cho toàn thế giới.

 

Nhà nhà đầu tư vào nông nghiệp

 

Bởi thế mà SSI liên tục tăng nắm giữ các công ty nông nghiệp trong thời gian qua. Tại thời điểm cuối năm 2013, SSI đang sở hữu từ 20% vốn trở lên tại Giống Cây trồng Trung ương (HOSE: NSC), Giống cây trồng miền Nam (HOSE: SSC), Chế biến hàng xuất khẩu Long An (HOSE: LAF) và Xuyên Thái Bình (HOSE: PAN). Trong đó, ông Nguyễn Duy Hưng đồng thời là Chủ tịch của PAN và công ty này vừa thông báo chào mua công khai thêm gần 41% vốn NSC nhằm tăng nắm giữ lên 65%.

 

Ngược lại, nhận thấy ngành thủy sản đang có nhiều rào cản về thuế xuất khẩu nên SSI cho biết sẽ bán bớt cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HOSE: HVG) để không còn là công ty liên kết.

 

Còn để đối phó với khó khăn lâu dài trong ngành thủy sản, HVG cũng đã lên kế hoạch phân phối sản phẩm nông nghiệp (gạo, sữa, cà phê, gia vị…) vào 16 chợ tại thị trường Mỹ bằng cách đầu tư sở hữu 30-51% vốn tại chợ này và định hướng mở rộng lên 50 chợ.

 

Hoàng Anh Gia Lai (HAG) - một doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản, đã tái cấu trúc từ năm 2013 bởi theo vị Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức "Hoàng Anh Gia Lai tạm thời bỏ ngỏ thị trường bất động sản Việt Nam vì càng làm càng lỗ". Theo đó, HAG đã dần thoái vốn và thu hẹp các ngành khai khoáng, thủy điện, bất động sản tại Việt Nam và đầu tư vào hai mảng chính là nông nghiệp và bất động sản tại Myanmar.

 

Và mới đây, ông còn tuyên bố, HAG chuẩn bị nuôi 100,000 con bò tại Lào. Và ngay trong tháng 6, 7 tới sẽ nhập trước 40,000 con bò từ Úc. Ông Đức tự tin cho biết: "Nếu làm đúng thì doanh thu cả trăm tỷ, nghìn tỷ cũng đạt được, thậm chí lợi nhuận nhiều nghìn tỷ đồng/năm vẫn có được".

 

Đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm cao su, HAG làm theo đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trường. Công ty chỉ đưa vào 1/3 diện tích cao su khai thác và giá thành 1,400 USD/tấn đã có lãi. Bên cạnh đó, HAG không chỉ tập trung vào cao su, mà còn có mía đường, bắp, cọ dầu .

 

Còn tại Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG), vị Chủ tịch Bùi Pháp cũng vừa phát biểu, công ty sẽ tiến hành tái cấu trúc mạnh từ năm 2014 bằng việc xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trước mắt, DLG sẽ tiến hành trồng cây nông nghiệp ngắn ngày là bắp. Kế hoạch năm 2014 trồng trên diện tích 1,000ha, năm 2015 mở rộng lên 2,000ha và 4,000ha vào năm 2016. Cùng với đó, Công ty sẽ tiếp tục hoàn tất công tác trồng cao su trên diện tích đất 8,000 ha hiện có. Chưa dừng lại, DLG sẽ mở rộng việc trồng cây nông nghiệp sang vùng đất Nam Lào và Campuchia. Theo đó, DLG vừa thành lập công ty nông nghiệp với vốn điều lệ 360 tỷ đồng với ngành nghề chính là trồng các loại cây lương thực, cao su và chăn nuôi trâu, bò…

 

Cũng trong ngành bất động sản, Phát triển nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) đã tham gia khá lâu vào ngành nông sản và năm 2013 ghi nhận doanh thu tới 192 tỷ đồng từ lĩnh vực này (chiếm 36% doanh thu sản xuất kinh doanh). Công ty cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu nông lâm sản, sản phẩm phục vụ nông nghiệp dựa t

...