0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu im lặng là vàng lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.

b- Thân bài

Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là diệu kế nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng. Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào nên im lặng?

 

Khi người khác buồn phiền, đau khổ: Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.

 

Khi người khác suy tư, lao động trí óc: Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

 

Khi người khác không hiểu mình: Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.

Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu: Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.

 

Khi người khác khoe khoang, lý sự: Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.

Khi người khác không cần mình góp ý kiến: Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng. Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.

 

Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hoá cao cấp.

im lang la vang 300x220 - Bình luận về câu nói: “Im lặng là vàng”

Bình luận về câu nói: “Im lặng là vàng”

Tôi cũng đã từng nghe rằng: "Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương". vì vậy thay vì phải nói chúng ta cũng cần học cách im lặng, lắng nghe những gì mà người ta nói, đó mới chính là người khôn ngoan. Những trở ngại trên con đường này cho phép bạn vấp ngã nhưng sau những vấp ngã đó thì phải biết đứng lên chứ không phải vì thế mà buông xuôi. Cuộc đời này, chúng ta không lường trước bất cứ điều gì hết.

"Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như vậy thì chắc là… chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này.

 

c- Kết bài

Tóm lại hãy dựa vào hoàn cảnh mà chọn cho mình cách ứng xử sao cho phải phép, có những cái mình cần im lặng, nhưng có điều mình hãy nói ra, chỉ có nói ra mới giải tỏa hết những khúc mắc trong lòng được. Nhưng qua đó chúng ta phải biết lắng nghe, biết học hỏi những điều hay lẽ phải.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Tục ngữ có câu “Im lặng là vàng”, nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: “Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Trên đường đi như những bóng thầm nhận đau khổ mà gửi vào im lặng”. Hai quan điểm ấy tưởng như mâu thuẫn nhau nhưng thực ra không phải. Bởi trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, trong cách ứng xử, con người sẽ thấy hai quan điểm ấy cùng đúng.

b- Thân bài

   Trước hết, cần làm rõ câu tục ngữ: “Im lặng là vàng”. “Vàng” vốn dĩ là một vật có giá trị cao. Nói “Im lặng là vàng” nhằm đề cao vai trò của sự im lặng trong cuộc sống của mỗi con người. Thế nhưng ngược lại, câu thơ của Tố Hữu lại cho rằng những “người câm” (bao gồm cả những người không thể nói và không nói) là “lũ dại khờ”, có nghĩa rằng ông đang phê phán những người không biết bày tỏ quan điểm , ý kiến, chỉ biết im lặng, cam chịu, nhẫn nhục. Trong thực tế, hai quan điểm ấy đều giúp con người có kĩ năng trong xử lí, ứng xử các tình huống.

   “Im lặng là vàng” là một kinh nghiệm quý báu. Trong cuộc sống, đôi khi sự im lặng sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích hơn. Khi im lặng, ta có thời gian để suy nghĩ nhiều hơn. Hãy thử nghĩ một chút, khi đồng nghiệp nhận xét góp ý về công việc của chúng ta, sẽ thật bất lịch sự nếu chúng ta không im lặng lắng nghe mà chỉ chăm chăm phản bác. Khi chúng ta sai một lỗi nào đó và bị khiển trách, sự im lặng lắng nghe sẽ thể hiện việc ăn năn hối lỗi, ta im lặng khi người khác phát biểu là cách ta tôn trọng người phát biểu và nâng cao giá trị nhân cách của chính bản thân mình. Khi chúng ta làm việc tốt, làm từ thiện chúng ta chẳng cần quảng bá rùm beng, mà lúc đó đôi khi, sự im lặng âm thầm sẽ càng làm tấm lòng ta thêm cao đẹp…

 

    “Im lặng” ở đây không phải đơn thuần là không nói ra mà có ý nghĩa là không làm gì cả. Thế nhưng trong cuộc sống không phải lúc nào “im lặng” cũng là “vàng”. Im lặng trong nhiều trường hợp, như Tố Hữu nói, sẽ là dại khờ. Câu thơ của Tố Hữu thể hiện sự đề cao vai trò của việc bày tỏ quan điểm cá nhân. Trong một nhóm học tập, khi nhận được yêu cầu thảo luận phát biểu ý kiến mà chúng ta cứ im thì khi đó nó không còn là “vàng” nữa mà chỉ thể hiện sự thụ động, yếu kém.. Nếu đi đường gặp tai nạn giao thông hay gian lận trộm cắp, nếu ta im lặng thờ ơ thì chứng tỏ chúng ta đang tiếp tay cho tội ác, bản thân chúng ta sẽ trở thành những người hèn nhát, nhu nhược. Quay trở về quá khứ, nếu như lúc trước, khi chứng kiến đất nước bị thực dân xâm chiếm, nếu như ai cũng không làm gì cả, đất nước sẽ ra sao?. Khi ta chứng kiến một người gặp khó khăn mà bản thân không làm gì cả thì chúng ta trở thành kẻ vô lương tâm, máu lạnh, không có nhân tính. Nếu học sinh phát biểu ý kiến tốt, thay vì khen mà chúng ta lại im lặng sẽ mang lại những tác điều không tốt, học sinh sẽ không tích cực phát biểu, tiết học sẽ trôi qua ảm đạm không có sự sôi nổi. Sự im lặng kéo dài quá lâu sẽ khiến con người không thể hiện được khả năng của mình, không khám phá được bản thân, không phát triển được bản thân, rồi con người sẽ sống lặng lẽ như chiếc bóng lay lắt trong cuộc đời, không có bản ngã.

 

c- Kết bài

   Cần phải khẳng định rằng “im lặng là vàng” trong nhiều trường hợp là một điều đáng quý nhưng biết lúc nào thực sự cần im lặng lại đáng quý hơn. Chúng ta không thể im lặng trước những tình huống cần 

tiếng nói hay hành động của chúng ta được. Ngược lại, những lúc cần thiết phải im lặng, cũng không thể cứ khăng khăng bày tỏ quan điểm chỉ vì suy nghĩ “Và dại khờ là lũ người câm”. Hãy biết bày tỏ quan điểm cá nhân và im lặng đúng cách. Chúng ta sinh ra vốn có hai khả năng là lắng nghe và bày tỏ quan điểm qua lời nói. Hãy làm sao để luôn có những cách ứng xử đẹp có như vậy những điều tốt đẹp mới đến với mỗi người.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Vàng được coi là một loại trang sức, kim loại vô cùng quý hiếm, chính vì vậy mà những thứ gì quý giá người xưa đều so sánh với vàng nhằm thể hiện sự quý giá của nó như "Thời gian là vàng" hay "Im lặng là vàng" nhằm thể hiện việc quan trọng của việc im lặng đúng lúc đúng chỗ.

b- Thân bài

Câu nói của người xưa "Im lặng là vàng" nhằm thể hiện việc chúng ta cần thiết phải biết giữ im lặng đúng nơi đúng chỗ, không nên can thiệp quá sâu vào công việc của ai đó, hoặc dốt nhưng lại thích thể hiện huênh hoang, nói nhiều càng lộ ra sự ngu dốt, thiếu học của mình, hoặc trong trường hợp gây gổ tranh cãi nổi nóng thì sự im lặng lại làm cho mọi việc tốt hơn.

 

Im lặng là vàng nhằm khuyên nhủ con người nên biết ứng xử trong những tình huống khác nhau nhằm cư xử cho hợp lý, thể hiện thái độ chín chắn trưởng thành của một con người hiểu biết, có suy nghĩ.

 

Sự đúng sai trong quan điểm cần phải được phân, cần phải suy xét trong từng trường hợp cụ thể, để có thể đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống.

 

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng im lặng, cũng không đưa ra ý kiến của mình chính là tốt đẹp, là vàng. Đôi khi có những trường hợp cụ thể nếu chúng ta im lặng là thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược giống những việc chúng ta nhìn thấy bạn mình quay bài nhưng không dám lên tiếng khuyên can, rồi để bạn lún sâu vào việc làm sai trái đó.

 

Hoặc việc chúng ta đi trên xe buýt nhìn thấy kẻ gian móc túi người khác nhưng không phải người thân bạn bè của mình nên chúng ta im lặng vì sợ tên người xấu kia trả thù mình. Sự im lặng này chính là hành động tiếp tay cho kẻ ác, để chúng có cơ hội hoành hành và hoạt động mạnh mẽ hơn, làm cho xã hội trở nên náo loạn mất an ninh trật tự xã hội.

 

Câu nói "im lặng là vàng" là lời khuyên quý báu nhưng chỉ sử dụng trong một số hoàn cảnh phù hợp. Nó nhằm khuyên mỗi chúng ta cần phải im lặng, kìm chế bản thân tránh những sự va chạm không cần thiết trong cuộc sống. Nó còn thể hiện sự chín chắn suy nghĩ cẩn trọng của mỗi con người trước những câu nói mang tính châm chọc, kích bác.

 

Tuy nhiên, nếu nhưng lúc nào chúng ta cũng nghĩ tới lợi ích của mình mà im lặng, không tố cáo lên tiếng nói của bản thân về những hành vi xấu xa trong cuộc sống thì chúng ta thật sự là người xấu, tiếp tay cho cái xấu.

 

Hoặc khi chúng ta nhìn thấy người khác làm việc xấu, nhưng được họ nhờ vả hoặc biếu xén vật chất để giữ im lặng thì chúng ta đã trở thành kẻ tiếp tay cho người xấu, cho điều ác hủy hoại giá trị nhân văn, đạo đức trong cuộc sống của chúng ta.

chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ nên im lặng và lên tiếng trong tình huống cụ thể nào, không nên là kẻ ngậm miệng ăn tiền, rồi im lặng cho cái xấu cái ác hoành hành trong xã hội làm cho đạo đức con người trở nên suy thoái, xuống dốc.

 

Trong cuộc sống của con người bên cạnh những cái hay cái đúng còn rất nhiều những lời nói quan điểm, hành động sai trái cần phải được toàn thể xã hội lên án, tố cáo. Trong trường học thì có tệ nạn quay cóp, bệnh thành tích, trong cơ quan nhà nước thì có hành vi tham ô, tham nhũng, hối lộ, chỉ coi trọng con ông cháu cha không coi trọng người hiền tài…

 

Ngoài cuộc sống những nơi đông đúc như chợ, xe bus, thì có những tên móc túi, trộm cướp, cò mồi lừa đảo… tất cả những hành vi xấu xa đó cần được con người lên án để làm sạch cuộc sống là cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

 

Sự lên tiếng của chúng ta thể hiện hành vi có trách nhiệm với xã hội còn nếu không lên tiếng thể hiện hành vi hèn nhát, thiếu tinh thần trách nhiệm của một công dân với đất nước.

 

Sự lên tiếng này đòi hỏi chúng ta phải có lòng dũng cảm, dám đối đầu với cái sai trái trong cuộc sống xã hội. Hành động im lặng chính là tiếp tay cho cái xấu làm cho xã hội đi xuống, tụt lùi khỏi ngoài luồng sống văn minh của nó.

 

Khi chúng ta im lặng trong một cuộc thảo luận, một buổi tranh luận để 

đưa tập thể đi lên mà chúng ta lại chỉ im lặng thế nào cũng được thể hiện sự thiếu trách nhiệm với tập thể, chưa hoàn thành hết nhiệm vụ của mình.

 

Khi đó bạn trở thành người ba phải, không có chút ý kiến nào trong cuộc sống, không có chính kiến của riêng mình mà chỉ là người gió chiều nào xoay chiều ấy không được người khác coi trọng.

c- Kết bài

Chính vì vậy, trong cuộc sống cần phải biết cân bằng giữa im lặng và lên tiếng phá vỡ im lặng khi cần thiết, không phải lúc nào sự im lặng cũng là vàng cần phải biết cân nhắc tùy hoàn cảnh mà sử dụng quyền im lặng của mình.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Người xưa có câu:

 

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

 

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”

b- Thân bài

Ngay từ xa xưa lời ăn tiếng nói đã được con người đưa lên “bàn cân” để đánh giá giá trị, nhân phẩm con người. Mỗi người sẽ có phong cách nói chuyện, thái độ cử chỉ ngôn ngữ riêng song “Người khôn” mà câu nói trên đề cập đến còn là người biết lúc nào nên nói và lúc nào là không nên. Do đó đôi khi “Im lặng là vàng”cũng là một cách ứng xử khéo léo.

 

Có người ăn to nới lớn, có người nói chuyện như rót mật vào tai, cũng có người chọn cách im lặng. Vậy “Im lặng là vàng” có thực sự là cách cư sử phù hợp trong mọi hoàn cảnh hay không?

 

Theo như từ điển tiếng Việt: “Im lặng” là không có một hành động hay phản ứng gì trước sự việc đáng lẽ phải tỏ thái độ, phải có phản ứng. Vàng là tên nguyên tố hoá học tồn tại dưới dạng kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, có màu vàng và chiếu sáng. Vàng là thứ quý giá bởi vàng rất hiếm và có giá trị cao. Vàng thường dùng để đúc tiền. Câu nói khẳng định sự giá trị của việc im lặng. Từ đó, lời khuyên được đưa ra, đó là: Trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống, sự im lặng của mỗi người là điều cực kì quý giá.

 

Tuy rằng biểu hiện của sự im lặng chỉ là con người không nói một lời gì cả nhưng tùy vào mỗi hoàn cảnh nó lại thể hiện tính chất, thái độ và ý nghĩa khác nhau. Im lặng thường thấy nhất là trạng thái không muốn giao lưu tiếp xúc với ai. Còn khi giao tiếp với người khác, im lặng là sự không tiếp tục nói chuyện hay thể hiện ý muốn giao tiếp nữa.

Vậy, khi nào im lặng mới là vàng? Là khi chúng ta nín nhịn, kiềm chế cảm xúc trong những tình huống giao tiếp cả hai bên đều căng thẳng để tránh tham gia vào những cuộc cãi vã không cần thiết. Sau khi mọi người đã bình tĩnh trở lại, cuộc giao tiếp có thể tiếp tục.

 

binh luan cau noi im lang la vang - Bình luận câu nói Im lặng là vàng

Em hãy bình luận câu nói “Im lặng là vàng”

Im lặng là khi chúng ta muốn thể hiện sự từ chối tế nhị. Thí dụ, sau khi đi phỏng vấn về, bạn chờ mãi mà không có kết quả phản hồi từ nhà tuyển dụng, tức là bạn đã bị từ chối. Hay khi bạn nhắn tin cho một ai đó với mục đích tán tỉnh mà không được họ hồi âm, bạn nên hiểu rằng mình không nên tiếp tục bởi họ không muốn làm quen với bạn. Sự im lặng lúc này là văn minh, lịch sự.

 

Im lặng tạo khoảng thời gian để tìm cách giải quyết vấn đề. Có những lúc việc đưa ra quyết định quan trọng nào đó không thể vội vàng, cập rập mà cần suy nghĩ thấu đáo. Sự im lặng sẽ là khoảng thời gian cần thiết cho ta đánh giá, chuẩn bị tâm thế, và tìm ra hướng giải quyết.

 

Im lặng đôi khi là thể hiện thái độ lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến. Ông bà ta có câu:

 

“Biết thì thưa thớt

 

Không biết thì dựa cột mà nghe”

 

Im lặng để nghe và thu thập thông tin. Thử hỏi xem nếu bạn nói rất nhiều, nói không ngừng nghỉ sẽ không thể theo dõi được người đối diện đang nói gì với mình. Với những cuộc gặp gỡ, trao đổi quan trọng, điều đó thật tai hại.

Im lặng là “lời xin lỗi” chân thành. Khi bạn làm sai điều gì đó, bạn im lặng lắng nghe mọi sự mắng mỏ từ người khác để thể hiện sự hối lỗi.

 

Im lặng còn là sự an ủi rất lớn. Cụ thể trong tình huống khi bác sĩ báo tin buồn cho gia đình bệnh nhân, không cần nói gì cả, chỉ bằng cái lắc đầu và cúi mặt im lặng, gia đình bệnh nhân sẽ tự hiểu. Đó là cách an ủi tốt nhất của người làm bác sĩ.

 

Ngược lại, có lúc “im lặng” không phải là “vàng”. Đó là khi bạn im lặng vì bị bức xúc đến cùng cực hay chán nản vô cùng. Chúng ta, ai cũng sẽ có những lúc tâm trạng không vui do áp lực trong cuộc sống hay những chuyện không như ý muốn. Chúng ta thường im lặng hàng giờ đồng hồ và thậm chí hàng ngày, hàng tháng trời, không muốn nói chuyện hay giãi bày với bất kì ai, tự cô lập mình. Sự im lặng đó là một dạng “ngược đãi” chính bản thân mình. Bởi việc nín nhịn cảm xúc lâu ngày có thể dẫn tới trầm cảm, tự kỷ. Nhìn rộng ra xã hội, nó là căn bệnh vô cảm. Trước những đau thương của người khác bạn không thể hiện sự buồn đau ra ngoài. Trước niềm hạnh phúc của người khác bạn không mỉm cười, nói lời chung vui. Đó chỉ là sự vô cảm của những kẻ không có tình người tối thiểu chứ không phải thứ ứng xử “vàng” mà câu nói đề cập đến. Và vô cảm chính là căn bệnh đáng sợ mà không hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Do đó, câu nói không chỉ có tính nhắc nhở, dạy bảo mà còn là sự cảnh tỉnh những người đang suy nghĩ lệnh lạc về vấn đề giao tiếp xã hội.

c- Kết bài

Im lặng là một loai ngôn ngữ đặc biệt để bày tỏ thái độ chứ không phải là cách giải quyết vấn đề. Hiều được ý tứ của câu nói “Im lặng là vàng”, chắc chắn bạn sẽ thành công trong giao tiếp và chiếm được thiện cảm của nhiều ngườ

 

...