0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu học ăn học nói học gói học mở lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

Mở bài:

Không phải ai sinh ra cũng học rộng bjk nhiều. Kiến thức là cả 1 quá trình tích luỹ vô cùng gian khổ, học từ cái đơn giản cho đến cái cao hơn, khó khăn hơn. Vì thế mà ông cha đã dạy: " học ăn học nói học gói học mở "

 

Học ăn, học nói, học gói, học mở

 

Thân bài:

- Giải thích: câu tục ngữ nhắc nhở người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội thực tế để hoàn thiện bản thân. Học ăn học nói là học cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.

 

- - > Muốn là người có văn hoá, lịch sự, thành thạo trong công việc và cuộc sống thìphải học từ cái nhỏ nhất và học trong cuộc sống thực tế hằng ngày.

 

- Dẫn chứng:

 

+ Trong đời sống thực tế: đâu có doanh nhân nào thành đạt mà không phải học hỏi từ việc nhỏ nhất như tính toán,... rồi mới đến việc quản lý, kinh tế...

 

+ Ronadinho phải luyện tập đá bóng từ khi còn nhỏ. Tập rất nhiều ngày cho việc nhắm bóng cho chuẩn, rồi tư thế đã thế nào cho chính xác...rồi mới đến việc đá cho thành thục và trở thành thiên tài...

 

+ Chúng ta không học lớp 1 thìsao có thể học lớp 2, không viết nét cong thì sao có thể viết được chữ O, k luyện nét thẳng sao có thể viết được chư H, G....

 

+ Lê - ô nac Đô Đơ - vanh - xi tập vẽ trứng trong suốt 3 tháng. Không học từ những nét cong đơn giản sao có thể vẽ được 1 bức tranh có hồn?

 

+ Không học cách cầm đũa cầm thìa sao có thể học cách ăn?

 

+ không học cách nói năng lịch sự sao có thể diễn đạt, sao có thể học giỏi văn?

 

...

 

Kết bài:

Quá trình tích luỹ kiến thức và hành trang bước vào đời quả là không hề đơn giản. Học từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn hơn để hoàn thiện bản thân. Câu tục ngữ " học ăn học nói học gói học mở" quả là 1 bài học thấm thía sâu sắc, làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại và lưu truyền đến muôn đời sau.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1- Mở bài

“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là câu tục ngữ này thường được dùng với nghĩa khuyên bảo nhau học hỏi để sống sao cho lịch sự, tế nhị, biết cách đối nhân xử thế, thành thạo các việc.

2- Thân bài

Học ăn học nói được hiểu là học để biết cách ăn, biết cách nói thế nào cho lịch sự, cho văn minh, chúng ta ai cũng hiểu điều đó. Nhưng còn học gói học mở? Và nó có liên quan gì đến lối sống, đến cách sống?

 

Theo các cụ, ở Hà Nội trước đây, các gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh xinh bày lên mâm. Lá chuối tươi thường giòn, dễ gây rách khi gói, dễ bật tung khi mở. Phải khéo tay mới gói và mở được, vì vậy biết gói và mở trong trường hợp này được coi là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Và để biết gói nước chấm, biết mở nước chấm ra ăn đều phải học.

 

Trong giao tiếp hàng ngày, bên cạnh cách nói đầy đủ này, người ta thường sử dụng câu thành ngữ này dưới dạng rút gọn: Học ăn học nói cũng nhằm diễn đạt ý trên.

 

Từ lâu, lời nói luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì thế mà trong kho tàng thành ngữ tục ngữ ở tất cả các nước đều có các lời khuyên về lời nói. Người Pháp có câu: Hãy uốn lưới bảy lần khi nói; Lời nói như lá cây, cây nào có nhiều lá thì ít quả… Người Trung Quốc có câu: Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy (một lời nói ra khỏi miệng thì xe bốn ngựa cũng không đuổi kịp)

 

Ông cha ta cũng có rất nhiều thành ngữ va tục ngữ khuyên răn về chuyện nói năng: Ăn bớt bát, nói bớt lời; Rượu lạt uống lắm cũng say/ lời khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm; Vạ tay không bằng vạ miệng; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

3- Kết bài

 

" Ăn nói " ở đây chỉ về cách ứng xử, người giỏi giao tiếp cũng còn gọi là người biết cách ăn nói. " Gói " là giữ kín, không phải chuyện gì cũng tiết lộ được, không phải lúc nào cũng phải tỏ rõ thái độ. " Mở " là bày tỏ, có những chuyện cần phải nói, có những ý kiến cần phải biết cách trình bày để bắc được nhịp cầu thông cảm. “Học ăn” để con người biết lễ phép trong ăn uống, biết ăn trông nồi ngồi trông hướng và ăn sao đảm bảo được sức khỏe của bản thân. “Học nói” để thể hiện mình, giữ mối quan hệ xã hội, một phần giúp ích cho cuộc sống tương lai. “Học gói” để biết tóm gọn các lĩnh vực, phân chia phạm vi, biết tập trung vào chí hướng của mình. “Học mở” để giải quyết được những khúc mắc của bản thân từ đó tìm được ý nghĩ của cuộc sống.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1- Mở bài

Con người sinh ra trong xã hội luôn luôn phải học mọi thứ để có thể tồn tại trong cuộc sống này. Chính vì thế mà sự học không bao giờ là thừa hay muộn cả. Nói về những điều phải học hỏi thì trong kho tàng văn học dân gian của cha ông ta cũng đã có những câu nói răn dạy rất hay. Và một trong những câu nói đó thì có câu khuyên rất hay đó chính là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

2- Thân bài

Nhận thấy được rằng cũng chính trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều con người phải học. “Ăn” ở trong câu nói đó như là việc tưởng là dễ nhất, nhưng thực ra không dễ chút nào. Cách ăn uống phần nào thể hiện tính cách con người, cho nên muốn tỏ ra là người có văn hóa, thì mọi người chúng ta phải học ăn. Những bậc làm cha mẹ lúc kén con dâu thường xem xét rất kĩ về những điều như “công, dung, ngôn, hạnh” mà dường như cụ thể là đường ăn nết ở, lời nói, dáng đi sao cho đoan trang, khéo léo, dịu dàng, vừa mắt, vừa ý mọi người.

 

Con người sinh ra cũng phải học rất nhiều điều. Ăn nếu như người ta vẫn coi là bản năng sinh tồn ai ai cũng biết. Những để có thể ăn mà vẫn thể hiện được mình là một người lịch sự thì không phải ai cũng biết được. Những sự từ tốn, những tác phong ăn uống cũng luôn luôn quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thêm nữa đó chính là “học nói”. Có một sự thật cho thấy, con đường nhanh nhất gây được thiện cảm với người mà mình giao tiếp thì không gì tốt hơn là lời nói cả. Thực sự mỗi chúng ta mà muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp thì trước hết mỗi người nói trước tiên cũng phải hiểu điều mình muốn nói đa. Sau đó thì mới nói đến chuyện làm sao cho người nghe hiểu được điều đó. Thực sự mà chúng ta thiếu vốn từ, người nói sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt. Khi bản thân chúng ta nói ra một điều gì đó trong giao tiếp hàng ngày thì cũng chỉ cần dựa vào các nói của mình mà đối phương lại có thể đánh giá mình là người như thế nào. Cho nên việc chúng ta học nói như thế nào cho đúng nghĩa thì cũng rất quan trọng.

 

chung minh cau hoc an hoc noi hoc goi hoc mo - Chứng minh câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”

Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”

“Học gói” ta hiểu được ở đây chính là những kiến thức trong nhà trường mà chúng ta cần phải học. Học thật tốt những tri thức mà thầy cô dạy dỗ. Học để lấy nền tảng, những kiến thức trong nhà trường chính là kiến thức cơ bản về xã hội, về cả hiện tượng trong xã hội. Cách chúng ta cần làm như thế nào cho đúng. Những kiến thức nền luôn luôn là những kiến thức quan trọng không ai có thể không học. Mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình nhưng kỹ năng quan trọng để có thể cố gắng nắm bắt tiếp thu tri thức của nhân loại. Tất cả những kiến thức trong nhà trường sẽ cho chúng ta ra ngoài làm việc được. Và nếu như muốn công việc có hiệu quả thì đâu phải những kiến thức được gói gọn trong sách giáo khoa kia đã là đủ. Chúng ta phải học những kiến thức từ những người xung quanh, học ở mọi thứ. Từ đó ta cũng mới có thể hiểu được rằng vì sao bình thường nó là như thế này trong thực tế lại có nhiều điều đối lập. Để có thể mở mang kiến thức thì kiến thức “gói” trong sách vở, lý thuyết cũng cần phải được áp dụng trong thực tiễn của chúng ta.

 

Vậy để có thể trở thành những người có ích cho đất nước, cho xã hội và cho chính bản thân mình thì con người chúng ta cần phải học ở thêm rất nhiều. Nhất là trong thời buổi ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, lời nói lại càng quan trọng hơn. Chúng ta hãy thể hiện tri thức của mình ngay từ trong ăn uống, lời nói, lý thuyết cũng như thực tiễn để chứng minh được rằng bạn là những người có học và thật uyên bác. Muốn được như vậy chắc chắn bạn phải có nền tảng và ý thức muốn học, muốn vươn lên.

3- Kết bài

Qủa thực trong xã hội ngày nay thì nếu như muốn đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, cũng như là các vốn hiểu biết.Và có như thế mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại tiên tiến. Ta phải nhắc nhớ đó chính là phải học mọi lúc mọi nơi, học từ việc nhỏ nhất thì chúng ta mới có thể đứng vững trong cuộc sống này. Vfa câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở” quả thật đúng đắn.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1- Mở bài

Từ ngàn xưa, có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giữa người với người. Trong ngôn ngữ thì tiếng nói có vai trò hết sức to lớn để mọi người giao tiếp với nhau. Có nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của lời nói như: Lời nói gói vàng; Nói ngọt lọt đến xương; Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe…Bằng kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình ứng xử, giao tiếp, để nhấn mạnh sự cần thiết của việc học nói, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

2- Thân bài

   Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều con người phải học. Ăn là việc tưởng trừng dễ nhất, nhưng thực ra không dễ chút nào. Cách ăn uống phần nào thể hiện tính cách con người, cho nên muốn tỏ ra là người có văn hóa, chúng ta phải học ăn. Những bậc cha mẹ lúc kén con dâu thường xem xét rất kĩ về công, dung, ngôn, hạnh, mà cụ thể là đường ăn nết ở, lời nói, dáng đi sao cho đoan trang, khéo léo, dịu dàng, vừa mắt, vừa ý mọi người.

 

   Muốn trở thành người tốt chúng ta phải học nhiều điều. Học nói có ý nghĩa rất lớn để con người tự hoàn thiện mình. Trong thực tế, vốn ngôn ngữ và cách sử dụng ngon ngữ của từng người có khác nhau. Nó thể hiện trình độ tư duy và năng lực làm việc của mỗi người.

 

   Sự thật cho thấy, con đường nhanh nhất gây được thiện cảm với người mà mình giao tiếp thì không gì tốt hơn là lời nói. Mà muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp thì trước hết người nói phải hiểu điều mình muốn nói và nói sao cho người nghe hiểu được điều đó. Thiếu vốn từ, người nói sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt. Muốn nói năng được trôi chảy và chính xác, chúng ta phải học cách nói. Trước hết là phải nắm chắc vốn từ mình đã có bằng cách phải nhớ được nghĩa của từ và cách sử dụng từ đó.

 

   Khi nói, ta phải chọn từ cho thích hợp. Khi giao tiếp, ta không chỉ dùng từ, dùng câu mà còn dùng đến đoạn, có khi dùng cả văn bản để trao đổi ý tưởng với mọi gười. Để giúp mọi người học nói được tốt, câu tục ngữ đã dùng hình ảnh học gói, học mở vừa cụ thể, vừa dễ hiểu. Muốn gói một món đồ, ta cần biết gói gì trước, gói gì sau, cũng như khi mở một món đồ, ta cần phải biết mở cái gì trước, mở cái gì sau. Vậy khi nói, ta cũng phải nên nghĩ xem nên nói điều gì trước, nói điều gì sau, luôn cân nhắc thận trọng, không nên bộp chộp, vội vàng.

 

   Ca dao xưa đã khéo léo dạy mọi người cách nói năng sao cho dễ nghe:

   Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

   Lựa lời là lựa chọn từ ngữ thích hợp với đối tượng giao tiếp. Việc lựa lời thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Tiếng Việt giàu đẹp và phong phú về mặt ngữ nghĩa. Hiện tượng đồng âm khác nghĩa khá phổ biến hoặc cùng một sự vật hay một hiện tượng lại có nhiều cách gọi khác nhau. Vì thế khi giao tiếp với đối tượng nào, ta phải có cách nói phù hợp với đối tượng ấy. Khi nói với người bề trên phải rất cẩn trọng trong viêc lựa lời để thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng. Với người dưới, ta phải nói sao cho đứng đắn, dễ nghe, dễ hiểu. Với bạn bè, ta có thể sử dụng từ ngữ thân mật. Lời nói làm vừa lòng nhau là lời nói tạo ra được sự cảm thông và hiểu biết. Một điều kiện không thể thiếu trong giao tiếp.

 

   Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho mối quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định, dân gian thường gọi là vạ miệng. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt viêc lựa lời.

 

   Mỗi người có một vố ngôn ngữ và cách diễn đạt khác nhau cho nên mới có người khéo nói, ngưới vụng nói, người nói ngọt, người nói xẵng. Tuy nhiên, muốn có khả năng lựa lời thì chúng ta phải học nói. Trước hết là học ở những người thân trong gia đình, rồi học ở thầy cô giá, bạn bè ở trường, ở lớp, học ở ngoài xã hội. Học cái hay cái đẹp trong cách dùng từ ngữ chính xác; trong cách đặt câu dúng ngữ pháp. Học lối diễn đạt giản dị, tự nhiên mà vẫn thể hiện được đầy đủ thông tin cần diễn đạt tới người nghe. Từ nói đúng, chúng ta cố gắng rèn luyện để có thể nói hay, tức là cách nói diễn cảm có sức thuyết phục đối với người nghe. Để diễn tả hiệu quả của cách nói này, tục ngữ có câu: Nói ngọt lọt đến xương. Ý nghĩa của từ ngọt ở đây chỉ sự nhẹ nhàng, khéo léo trong diễn đạt, chứ không phải sự cố tình làm ra vẻ ngọt ngào với mục đích xấu để huyễn hoặc, lừa dối người nghe. Một lời nói êm tai nhưng giả tạo không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn.

 

   Xưa kia, ông cha chúng ta khẳng định lời nói thể hiện phẩm chất, trình dộ của con người qua câu ca dao: Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đá

...