0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu học thầy không tày học bạn lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

A. Mở bài

 

- Dẫn dắt vấn đề

 

- Nêu vấn đề: Giải thích câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn"

 

B. Thân bài

 

1. Giải thích

 

- Học là gì?

 

+ Học là quá trình tích lũy tri thức, kĩ năng của nhân loại.

 

+ Qúa trình ấy diễn ra rất gian nan, vất vả đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, bền bỉ, siêng năng, cần cù.

 

- Theo nghĩa đen: Câu tục ngữ có nghĩa là việc học thầy không bằng việc học bạn.

 

- Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ nói đến việc học kiến thức trong nhà trường không bằng với việc chúng ta học hỏi những kiến thức bên ngoài, những kĩ năng trong cuộc sống.

 

=> Câu tục ngữ nói đến hai phương pháp học khác nhau nhưng nó không hề phủ nhận vai trò to lớn của người thầy, cô giáo trong việc giáo dục mỗi con người.

 

2. Chứng minh

 

- Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn học sinh đã học tập cả bạn bè, cả thầy cô, cả thực tiễn cuộc sống.

 

+ Tiêu biểu như bạn Vũ Ngọc Anh, bạn không chỉ học tập ở bạn bè, ở trường lớp mà còn học ở những điều đang xảy ra xung quanh ta. Nhờ đó mà bạn đã trở thành người đầu tiên đạt được tấm vé đi vào vòng chung kết cuộc thi đường lên đỉnh Olympia 2020.

 

3. Bình luận

 

- Thật vậy, chúng ta phải có những phương pháp học tập đúng đắn.

 

- Có thể học từ bạn bè, có thể học từ thực tiễn xung quanh, học từ những bài giảng bổ ích của thầy cô. Nhưng phải phù hợp, phải biết chọn lọc những điều tốt, những điều mang lại nhiều giá trị to lớn phục vụ cho quá trình học tập.

 

- Hiện nay, có rất nhiều bạn do không có cách học đúng đắn, học có chọn lọc, không có sự sáng tạo mà chỉ dập khuôn của người khác nên không gặt hái được nhiều thành tích cao.

 

- Hơn hết, sau những kiến thức đã học được, chúng ta phải biết áp dụng nó vào thực tế để rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân. Đúng như lời cha ông đã từng răn dạy "Học đi đôi với hành".

 

4. Liên hệ bản thân

 

- Là học sinh, em luôn xác định cho mình một tinh thần, phương pháp học tập tốt. Bởi lẽ em hiểu rằng "Học tập không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để đi đến thành công".

 

- Hơn hết, em còn tuyên truyền về những phương pháp, cách thức học tập tốt để mọi người, các bạn học sinh cùng nhau thực hiện.

 

C. Kết bài

 

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trên.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1. Mở bài:

- quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

- vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài:

* giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

- "không tày": Không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: Học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- hai câu tục ngữ trên khẳng định: Học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.

- trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

- muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Vai trò của người thầy trong việc giáo dục luôn luôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Và có rất nhiều câu tục ngữ nói về công lao to lớn của những người thầy. Nhưng trong kho tàng tục ngữ Việt Nam lại có câu rằng “Học thầy không tày học bạn” như lại hơi đánh giá thấp về vai trò của người thầy. Vậy, chúng ta cũng nên hiểu câu tục ngữ này đúng đắn nhất.

b- Thân bài

Câu tục ngữ trên dường nhưu cũng chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó dường như không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè đâu.

 

Tất nhiên chúng ta phải hiểu linh hoạt câu tục ngữ trên. Đó chính là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, hay nói một khía cạnh nhất định. Ta như thấy được ở trường, ở lớp thì thầy cô chính là người dạy dỗ. Thầy cô cũng đồng thời là người chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải. Nhưng dường như đó mới chỉ là cốt lõi, còn đâu cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận mà thôi. Nhất là ở ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, tất cả chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết cũng như phải biết hoàn thiện bản thân của mình. Thực sự ta như thấy được rằng lại có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Đặc biệt hơn ta như thấy được chính trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Chắc chắn rằng với những kinh nghiệm của bạn bè thân thiết thì mỗi cá nhân dường như cũng sẽ dễ dàng được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi. Thậm chí đó còn chính trong những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, ta cũng dễ nhận thấy được rằng khi mà chúng ta trao đổi, cũng đồng thời học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, cũng như sẽ thấy được cả những sự tự tin. Bạn bè với nhau dường như cũng sẽ tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ “không tày” trong câu tục ngữ dường như cũng sẽ có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

 

chung minh cau hoc thay khong tay hoc ban - Chứng minh câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”

Chứng minh câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”

Thực sự đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng. Kết hợp cả những suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Mỗi chúng ta cũng cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ. Và đó cũng chính là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Con người cũng cần phải có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Mỗi người cũng như cần phải học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân. Chúng ta hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Và đồng thời cũng như cần phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở hơn nữa chính ta cũng nên phải học trong đời thường và trong chính cuộc sống. Học từ những điều nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn luôn là một con người học tập không có giới hạn nhé bạn. Chúng ta hãy cứ quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Ta nên nhớ rằng khi để tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân. Mỗi chúng ta hãy đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

3- Kết bài

Tựu chung lại mỗi chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, nó dường như cũng đã tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Hơn hết đó cũng chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. húng ta hãy “học thầy” và cả “học bạn” thế nào là hợp lí nhất bạn nhé!

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.

b- Thân bài

Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.

 dung xau ho khi khong biet chi xau ho khi khong hoc 300x249 - Giải thích và chứng minh câu nói: “Học thầy không tày học bạn” 

 

Vậy thì “học thầy không tày học bạn” là gì? Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập. Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.

 

Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

c- Kết bài

Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất và đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.

 

...