0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu học đi đôi với hành lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

 

      Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

b- Thân bài

      Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

 

      Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

 

      Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

 

      Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

c- Kết bài

      Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1. Mở bài: Cần nêu lên vấn đề nghị luận đó là “học đi đôi với hành”.

 

Học tập là vấn đề cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người, học tập giúp tiếp thu kiến thức vô tận nhưng để nguồn kiến thức có hữu ích cho cuộc sống chúng ta cần vận dụng vào thực tế. Do đó ông cha ta có câu “học đi đôi với hành”.

 

2. Thân bài

 

Giải thích khái niệm học và hành

 

– Học: việc tiếp thu nguồn tri thức rộng lớn của nhiều thế hệ đúc kết. Học sinh có thể tiếp thu qua sách vở, thầy cô, bạn bè. Học tập giúp cải thiện kiến thức, nâng cao khả năng hiểu biết nhận thức vấn đề.

 

– Hành: áp dụng kiến thức đã học và thực tiễn, nếu gọi “học” là thu nạp lý thuyết còn “hành” ở đây chính là thực hành.

 

=> “học đi đôi với hành” có thể hiểu là con người khi học tập cần thiết phải thực hành đó gọi cách học đúng cách và hiệu quả.

 

Mối quan hệ giữa học và hàn

 

 

– Học và hành gắn bó khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau.

 

– Học tập giúp nắm vững lý thuyết,đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức trải qua thời gian dài tích lũy.

 

– Thực hành vận dụng những điều đã học vào thực tế công việc, cuộc sống. “Hành” cũng là cách để đánh giá sự hiệu quả của việc “học”.

 

– Muốn thực hành thành công cần có lý thuyết làm nền tảng. Ngược lại chỉ học tập mà không thực hành sẽ vô nghĩa.

 

– Học tập kết hợp với thực hành chắc chắn sẽ là kim chỉ nan dẫn đường đi đến thành công.

 

Đánh giá tính đúng đắn

 

Câu nói “học đi đôi với hành” là bài học ý nghĩa giúp người học cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn thật hài hòa.

 

Liên hệ, mở rộng

 

– Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương học đi đôi với hành như Bác Hồ, thời gian xuất ngoại Bác tự kiếm sống, tự học nhiều ngôn ngữ và thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau.

 

– Học đi đôi với hành không chỉ trong trường lớp mà còn trong cuộc sống. Những kiến thức tự học trong cuộc sống hãy vận dụng thuần thục để đạt được thành công.

3. Kết bài

 

– Kiến thức bao la và con người cần phải học liên tục và suốt đời.

 

– Học và hành chính là phương pháp để đi đến thành công.

 

 

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1. Mở bài: Cần nêu lên vấn đề nghị luận đó là “học đi đôi với hành”.

 

Học tập là vấn đề cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người, học tập giúp tiếp thu kiến thức vô tận nhưng để nguồn kiến thức có hữu ích cho cuộc sống chúng ta cần vận dụng vào thực tế. Do đó ông cha ta có câu “học đi đôi với hành”.

 

 Thân bài

 

Giải thích khái niệm học và hành

 

– Học: việc tiếp thu nguồn tri thức rộng lớn của nhiều thế hệ đúc kết. Học sinh có thể tiếp thu qua sách vở, thầy cô, bạn bè. Học tập giúp cải thiện kiến thức, nâng cao khả năng hiểu biết nhận thức vấn đề.

 

– Hành: áp dụng kiến thức đã học và thực tiễn, nếu gọi “học” là thu nạp lý thuyết còn “hành” ở đây chính là thực hành.

 

=> “học đi đôi với hành” có thể hiểu là con người khi học tập cần thiết phải thực hành đó gọi cách học đúng cách và hiệu quả.

 

Mối quan hệ giữa học và hành

 

– Học và hành gắn bó khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau.

 

– Học tập giúp nắm vững lý thuyết,đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức trải qua thời gian dài tích lũy.

 

– Thực hành vận dụng những điều đã học vào thực tế công việc, cuộc sống. “Hành” cũng là cách để đánh giá sự hiệu quả của việc “học”.

 

– Muốn thực hành thành công cần có lý thuyết làm nền tảng. Ngược lại chỉ học tập mà không thực hành sẽ vô nghĩa.

 

– Học tập kết hợp với thực hành chắc chắn sẽ là kim chỉ nan dẫn đường đi đến thành công.

 

Đánh giá tính đúng đắn

 

Câu nói “học đi đôi với hành” là bài học ý nghĩa giúp người học cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn thật hài hòa.

 

Liên hệ, mở rộng

 

– Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương học đi đôi với hành như Bác Hồ, thời gian xuất ngoại Bác tự kiếm sống, tự học nhiều ngôn ngữ và thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau.

 

– Học đi đôi với hành không chỉ trong trường lớp mà còn trong cuộc sống. Những kiến thức tự học trong cuộc sống hãy vận dụng thuần thục để đạt được thành công.

 

 

 

3. Kết bài

 

– Kiến thức bao la và con người cần phải học liên tục và suốt đời.

– Học và hành chính là phương pháp để đi đến thành công.

 

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. MỞ BÀI

 

Nêu vấn đề cần nghị luận "học đi đôi với hành"

 

II. THÂN BÀI

 

1) Luận điểm 1: giải thích câu học đi đôi với hành

 

a) Học là gì?

 

- Học được hiểu là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức khác nhau như từ thầy cô, trường lớp.

 

- Là tiếp nhận các điều hay, có hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

 

- Đồng thời học cũng là việc học các nghi lễ, các điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

 

- Không có kiến thức sẽ không thể tồn tại trong xã hội.

 

b) Hành là gì?

 

- Hành chính là những việc làm vận dụng vào thực tế từ những điều học được.

 

- Hành chính là mục đích của việc học, đáp ứng nhu cầu cuộc sống

 

- Hành giúp ta nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức học được.

 

=> Vậy tại sao học đi đôi với hành? Học đi đôi với hành bởi vì khi không có một trong hai sẽ không hiểu được vấn đề, gây ra lãng phí thời gian và đồng thời không có kiến thức nên để phát triển.

 

2) Luận điểm 2: lợi ích của việc học đi đôi với hành

 

- Giúp tăng hiệu quả trong học tập

 

- Nguồn nhân lực được đào tạo hiệu quả

 

- Việc học sẽ không bị nhàm chán nếu đi với hành

 

3) Luận điểm 3: phê phán lối học sai lầm

 

- Học theo xu hướng

 

- Học chuộng hình thức

 

- Học theo xu hướng

 

- Học vì ép buộc

 

4) Luận điểm 4: liên hệ bản thân

- Phương pháp đúng đắn để trau dồi thêm kiến thức là học đi đôi với hành

 

- Đưa ra cách học của bản thân và bình luận ngắn gọn

 

- Đề xuất những ý kiến để cải thiện

 

5) Luận điểm 5: khẳng định lại ý kiến "học đi đôi với hành"

 

III. Kết bài

 

Khẳng định lại vấn đề nghị luận học đi đôi với hành

...