0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 8 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý dàn ý giải thích câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng lớp 8 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài:

– Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.

 

– Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

 

– Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

 

2. Thân bài:

a. Giải thích:

 

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

 

+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

 

+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:

 

– Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu.

 

– Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.

+ Ý nghĩa câu nói của bạn:

 

– Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.

 

– Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định.

 

b. Nâng cao, mở rộng vấn đề:

 

+ Quan hệ trong gia dinh:

 

– Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.

 

– Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng.

 

+ Quan hệ trong xã hội:

 

– Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu.

 

Xem thêm:  Tập làm văn 6 đề 25: Kể chuyện mười năm sau em về thăm mái trường mà hiện nay em đang học

 

 

– Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay.

 

– Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ.

 

3. Kết bài:

– Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.

 

– Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1. Mở bài:

 

- Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu

 

- Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.

 

- Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

 

2. Thân bài:

 

a. Giải thích câu tục ngữ:

 

- Nghĩa đen:

 

+ "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

 

+ "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.

 

+ "Gần mực thì đen" : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

 

+ "Gần đèn thì rạng" : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.

 

- Nghĩa bóng:

 

+ "Mực" : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

 

+ "Đèn" : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.

 

+ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.

 

b.  Ý nghĩa của câu tục ngữ:

 

Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.

 

c. Dẫn chứng:

 

- Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.

 

- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cũng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".

 

d. Liên hệ với thực tế hiện nay:

 

- Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị:

 

+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.

 

+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.

 

3. Kết bài:

 

- Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ

 

- Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. MỞ BÀI

 

Dẫn dắt, trích dẫn câu nói. Bày tỏ quan điểm, thái độ của em về câu nói (tán đồng, không tán đồng, câu nói đúng, câu nói sai, câu nói vừa đúng vừa sai,…).

 

II. THÂN BÀI

 

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng:

 

Nghĩa đen: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nghĩa là mọi thứ đặt gần mực thì sẽ dần bị nhiễm màu đen giống màu mực. Ngược lại những thứ đặt gần ánh đèn, được ánh sáng chiếu rọi tới thì sáng lên.

Nghĩa bóng: được hiểu là những người thường tiếp xúc hoặc sống trong môi trường không lành mạnh thì nhân cách sẽ trở nên xấu đi, còn những người sống trong môi trường tốt sẽ trở nên tốt đẹp.

Nêu nhận định, suy nghĩ của em về câu nói: (bài này nhận định câu nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác)

 

Giải thích về mặt đúng của câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng:

 

Giải thích câu nói đúng ở đâu? Vì sao đúng? Người thường tiếp xúc với cái xấu mà không có tâm lí vững vàng thường dễ bị đồng hóa, lôi kéo, nhiễm thói hư tật xấu (đặc biệt ở những đối tượng vị thành niên).

Biểu hiện:

Những người vốn dĩ rất tốt nhưng tiếp xúc với môi trường thiếu lành mạnh trở nên xấu đi.(dẫn chứng)

Những người vốn dĩ có nhiều thói quen xấu nhưng được tiếp xúc, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh trở nên tốt hơn.(dẫn chứng)

Lưu ý: có thể cho ví dụ cụ thể về một vài đối tượng mà em biết như danh nhân hay người xung quanh hàng xóm, bạn bè, người thân,…để làm sáng tỏ luận điểm.

Giải thích mặt chưa đúng của câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng:

 

Câu nói chưa đúng ở đâu? Vì sao? Những người giàu bản lĩnh, được trang bị tâm lý vững vàng dù họ có sống, sinh hoạt hay tiếp xúc với môi trường nào vẫn giữ nguyên bản tính vốn có.

Biểu hiện:

 

Không phải bất cứ ai tiếp xúc với cái xấu cũng trở thành người xấu. (dẫn chứng)

Không phải ai sống trong môi trường lành mạnh đều là người tốt.(dẫn chứng)

III. KẾT BÀI

 

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định về câu nói trên (nhìn chung, câu tục ngữ này đúng, tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn đúng với mọi trường hợp,…) Đưa ra phương hướng, quyết tâm.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I.Mở bài:

 

       -  Giới thiệu chung về câu tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

 

II.Thân bài:

 

    1. Giải thích câu tục ngữ

 

       -  Nghĩa đen

 

             + Mực: màu đen, dễ bị dính bẩn

 

             + Đèn tỏa sáng, dụng cụ hữu ích

 

       -  Nghĩa bóng

 

             + Mực ẩn ý cho những điều xấu xa, tiêu cực, sai trái

 

             + Đèn ẩn ý cho những điều tốt đẹp, trong sáng, tốt lành

 

     2. Ý nghĩa của câu tục ngữ

 

       - Khi ở gần, tiếp xúc nhiều với những điều xấu, những con người không tốt chúng ta dễ bị nhiễm thói hư tật xấu, dễ bị tác động theo

 

       - Khi ở gần, tiếp xúc với những điều tốt đẹp, những con người tốt chúng ta được học hỏi thêm những điều hay, bổ ích, tác động tích cực vào suy nghĩa và hành động của chúng ta

 

    3. Dẫn chứng

 

    4. Liên hệ câu tục ngữ đến thực tiễn ngày nay

 

        + Đối với gia đình

 

        + Đối với xã hội

 

    5. Lật lại vấn đề

 

III.Kết bài

- Khẳng định đó là một câu tục ngữ hay, bổ ích và lời khuyên cho mọi người.

...