0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (8.8k điểm)
đã sửa bởi

Lập dàn ý giải thích câu anh em như thể tay chân lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về câu ca dao "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

b. Thân bài

- Câu ca dao sử dụng hình ảnh so sánh: so sánh anh em và tay chân:

Khẳng định danh em là cùng một thể thống nhất, cùng chung máu thịt

Khẳng định sự gần gũi, thân thiết, tương hổ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của anh với em như tay với chân.

→ Biện pháp tu từ so sánh thể hiện được mối quan hệ ruột thịt gắn bó của anh em trong gia đình.

- Câu ca dao là lời khuyên nhủ của ông cha ta cho đời sau:

Anh em cần phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, san sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Anh em thì dù người thân của mình giỏi giang hay kém cỏi, giàu hay nghèo thì cũng cần phải biết quan tâm, yêu thương nhau.

- Bài học cá nhân sau khi đọc câu ca dao:

Nhận ra được ý nghĩa, giá trị của tình cảm anh em.

Hiểu được những lẽ phải trong cách sống, đối xử với người thân.

- Liên hệ thực tế xã hội hiện nay:

Tình cảm anh em vẫn tốt đẹp, biết đùm bọc, san sẻ cho nhau như lời ông cha đã dạy.

Một bộ phận nhỏ xuất hiện trạng thái xem thường, ghét bỏ anh em của mình - cần thay đổi.

c. Kết bài

- Nêu suy nghĩ, đánh giá của em về câu ca dao trên.

- Một lần nữa khẳng định nội dung, ý nghĩa của câu ca dao "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

3 Trả lời

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Bên cạnh tình phụ tử, mẫu tử, thì tình anh em cũng là một tình cảm cao đẹp, trong sáng của người dân Việt Nam.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu ca dao: Viết về tình anh em, câu ca dao: “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.

 

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

-Tay chân: 2 bộ phần trên cơ thể con người, hỗ trợ nhau để con người có thể hoạt động, không thể tách rời.

Anh em như thể tay chân: Anh em trong nhà khăng khít, gắn bó.

- Rách: khi khó khăn thiếu thốn; lành: khi sung túc, đầy đủ; dở hay: tốt hay xấu

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Khi khó khăn hay khi đầy đủ đều phải đùm bọc nhau; dù tốt hay xấu cũng đều phải biết giúp đỡ, dìu dắt nhau.

Câu ca dao nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người trong gia đình, răn dạy chúng ta cần phải biết đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Anh em trong nhà là những người có chung dòng máu, chung huyết thống, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ. Vì vậy, tình cảm anh em là thứ tình cảm bền chặt, gắn bó khăng khít, như tay chân, như khúc ruột của nhau, giống như tình mẫu tử, phụ tử.

- Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vốn đã là truyền thống quý báu của dân tộc ta, vậy nên, những người sống dưới một mái nhà lại càng phải gắn bó, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thiếu thốn, hay dù đầy đủ sung túc, đều phải nghĩ đến nhau.

- Giữa những người anh em trong gia đình luôn có một sợi dây kết nối bền chặt vô hình, khi một người gặp khó khăn, đau khổ thì tất cả những người còn lại cũng đều cảm nhận được nỗi đau đó, đồng cảm và cùng dìu dắt nhau bước qua khó khăn. Anh giúp đỡ em và ngược lại, em cũng yêu thương, giúp đỡ anh, cứ như vậy khăng khít không rời.

 Cả anh và em đều có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, tình cảm anh em bền chặt chính là điều mà những bậc sinh thành muốn các con mình hiểu được.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình cảm anh em là thứ tình cảm gắn bó vô cùng khăng khít, thắm thiết, dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm đó vẫn mãi mãi bền chặt.

- Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn nhau. Khi trưởng thành, mặc dù mỗi người sẽ có một con đường riêng, một gia đình mới nhưng vẫn luôn phải nghĩ cho nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Có rất nhiều trường hợp anh em sống không hòa thuận, vô tâm, ích kỉ, khi có người gặp khó khăn thì xa lánh, khinh bỉ,…

 Hoặc có những người còn cãi nhau, đánh nhau, tranh giành nhau tài sản bất chấp tình anh em hãm hại nhau…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu ca dao: Câu ca dao luôn là bài học quý giá cho những người anh em trong gia đình.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và giáo dục của những câu ca dao, tục ngữ

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

+) Nghĩa đen: Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần. +) Nghĩa bóng:lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm........

) Đưa dẫn chứng:

=> Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể ( giải thích vế 1 )

+)Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê ( có thể đưa thêm ca dao có liên quan tới nội dung )

+) Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra........

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

a-  mở bài

Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

b- Thân bài

Câu ca dao trên mở đầu bằng hình ảnh so sánh:

 “Anh em như thể tay chân”, một lối nói quen thuộc của nhân dân lao động giống như "bầu" và “bí”, "dây trầu và cây cau", "gà cùng một mẹ"... Ai cũng biết “tay” và “chân” là hai bộ phận của một cơ thể con người có quan hệ không thể tách rời, luôn luôn khăng khít hỗ trợ cho nhau. Khác nào anh em trong một gia đình, đều cùng một cha mẹ sinh ra, dưới một mái ấm tình thương, có chung với nhau vô vàn kỉ niệm. Do đó, mà có quan hệ tình cảm gắn bó nhau. Anh em có thể giúp đỡ, đùm bọc nhau giống như quan hệ giữa “tay” và “chân” vậy. Hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể trên đây giúp ta hiểu được tình cảm khăng khít giữa anh chị em. Tình cảm này là nền tảng cho cách đối xử mà câu thứ hai đề cập: “Rách, lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. “Rách”, “lành” là hình ảnh tượng trưng giúp ta hình dung hai hoàn cảnh sống trái ngược nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, cơ cực, sa cơ lỡ vận. Trái lại, “lành” tượng trưng cho cuộc sống thuận chèo mát mái, sung túc, ấm no. Câu thứ hai là lời khuyên về cách cư xử của anh em một nhà trong các hoàn cảnh biến động của đời.

 Dẫu khi no, khi đói, khi đầy đủ và khi thiếu thốn, lúc nào anh em cũng phải nâng đỡ, đùm bọc lấy nhau trong tình thương yêu máu thịt. Đã là anh em đừng vì hoàn cảnh sống đổi thay mà tình cảm đậm nhạt biến thiên theo. Câu ca dao trên khẳng định một vấn đề đạo lí mà cũng là vấn đề tình cảm: Đó là tình anh em trong một gia đình. Từ tuổi bé thơ, sống chung với nhau yêu thương, khắng khít nhau như tay chân, anh em, khi lớn lên dù trong hoàn cảnh sống nào cũng phải lưu tâm, giúp đỡ đùm bọc thương yêu nhau. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Vì vậy, giữ trọn vẹn tình anh em ruột thịt thắm thiết chính là bổn phận của mọi thành viên trong gia đình Đây là vấn đề mà nghìn xưa cha ông vẫn quan tâm. Do đó, cùng một ý nghĩa này, ngoài câu ca dao trên, ta còn đọc được nhiều câu khác: Chị ngã em nâng Khôn ngoan đối đáp người ngoài

c- kết bài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Môi hở răng lạnh. Đủ thấy hai câu ca dao trên có một ý nghĩa khá lớn. Đó là bài học đạo lí về tình anh em được thể hiện bằng hình ảnh cụ thể sinh động và gợi cảm. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu ý nghĩa của hai câu ca đao trên rộng hơn nữa là mọi người trong nước, trong xã hội đều là “đồng bào” đều là “anh em” nên đều phải biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau và chung thủy với nhau theo một đạo lí lớn hơn nữa: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Để tiến đến một ngày mai: Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em. Ngày nay, hai câu ca dao ấy vẫn còn có tác dụng lớn lao, giúp chúng ta suy ngẫm để hiểu đầy đủ ý nghĩa và cố gắng làm theo bài học đạo lí của ông cha từ nghìn đời để lại khuyên nhủ cháu con...

...