0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (8.8k điểm)
đã sửa bởi

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận.

– Trích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”

2. Thân bài

– Giải thích câu tục ngữ:

+ Câu tục ngữ có từ ngàn đời trước, ý nhằm khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong sự nghiệp giáo dục.

+ “Không thầy đố mày làm nên…” – như một lời thách đố rằng nếu không có người thầy liệu rằng có thể có thêm kiến thức? “Làm nên” – ở đây muốn chỉ đến công danh, sự nghiệp hay còn gọi là thành danh của người học trò.

+ Sự thành đạt của người học trò chính là nhờ công dạy dỗ của thầy.

– Tại sao lại nói “không thầy đố mày làm nên?”

+ Trong xã hội xưa: Người thầy được xem là nơi bắt nguồn của mọi kiến thức, học trò muốn hay chữ bắt buộc phải đến trường để học chữ từ sách vở do thầy truyền dạy.

+ Người thầy là người theo chúng ta gần như suốt cuộc đời: Lúc còn thơ bé, chúng ta được đến trường mẫu giáo, được các cô dạy múa, dạy hát; Lớn hơn bước vào trường tiểu học, được học viết, học toán; …

+ Thầy không chỉ dạy cho ta kiến thức mà còn hướng ta lựa chọn những con đường đi đúng đắn…

– Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Ngày nay, người thầy không còn đóng vai trò chủ đạo như trước nhưng ngược lại thầy sẽ là người định hướng kiến thức, hướng dẫn trò tìm tòi, khám phá; Tự bản thân người học trò sẽ chủ động lựa chọn sự phù hợp dựa trên nền tảng người thầy tạo ra.

+ So sánh: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: Có những người thầy chỉ thoáng qua trong đời chúng ta một lần nhưng bài học để lại vô cùng ý nghĩa. Chữ “Thầy” tự bao giờ đã trở nên vô cùng trang trọng và kính phục.

+ Xã hội đang ngày càng thay đổi theo hướng phát triển, vai trò của người thầy dần như mất đi khi mà kiến thức trên mạng xã hội quá nhiều. Trò có thể tự tìm hiểu mà quên mất vị trí của người thầy.

– Lật ngược vấn đề: So sánh với câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”

 Liên hệ bản thân.

3. Kết bài

Nhận định, đánh giá, khẳng định câu tục ngữ.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

Mở bài

– Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục.

– Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

– Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

Thân bài

a) Giải thích:

– Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày” đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?

– Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.

– Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.

– Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lý làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

Kết bài

– Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.

– Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

2. Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.

- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

2. Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

"Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.

- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

...