0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (8.8k điểm)
đã sửa bởi

Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”

Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”

a. Nghĩa đen

- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu

- Một hình ảnh ít ai tin được

b. Nghĩa bóng

- Lòng kiên trì của con người

- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người

- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách

- Không có kiên trì thì không làm được gì hết

2. Bàn luận vấn đề

- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta

- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta

- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn

- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

3. Ý nghĩa câu tục ngữ

- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì

- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được

4. Chứng minh lòng kiên trì

- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt

- Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí sẽ thành công

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

I/MB:

- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.

- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.

- Tục ngữ.

II/TB:

1. Lí lẽ:

- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".

- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

- Không có kiên trì thì không làm được gì.

2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:

- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...

- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...

3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.

4. Dẫn chứng:

- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...

- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:

"Không có việc gì khó

Chỉ sở lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

III/KB:

- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.

- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

A, MB

 Có công mài sắt có ngày nên kim là lời khuyên răn của người xưa về thái độ sống ở đời là thái độ làm việc kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc, từng ngày nỗ lực cố gắng thì sẽ thành công

- Ngày nay, lời khuyên này vẫn mang ý nghĩa quan trọng trong việc khuyên nhủ các thế hệ trẻ, mọi người trong đời cố gắng trong cuộc sống để đạt được thành công như mình mong muốn

B, TB

1, Giải thích

- Mài sắt: là hình ảnh ẩn dụ cho mọi thử thách và công việc cho cuộc sống. Mài sắt là ẩn dụ cho những nỗ lực, kiên trì của mỗi người cố gắng từng ngày, nỗ lực và đam mê.

- Nên kim: là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả tương xứng với những công sức và phấn đấu của một cá nhân nào đó trong suốt thời gian dài.

Có công mài sắt có ngày nên kim: nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.

2, Bàn luận

-Tương tự như việc mài sắt thì trong mọi việc, con người mà có được đức tính kiên nhẫn, mạnh mẽ, biết phấn đấu và hoàn thiện bản thân chính là yếu tố tiên quyết cho mọi thành công. Chỉ khi ý chí và quyết tâm đủ lớn, mỗi người sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng giữa chông gai và khó khăn. Và khi có ý chí, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những "ổ gà", vấp ngã.

- Những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài. Trên thực tế, không có nhà tỷ phú hay nhà doanh nhân nào giàu có chỉ sau một đêm. Họ đều phải trải qua hàng chục năm khổ luyện, rèn giũa trong lĩnh vực. Nhưng sự khác biệt của họ là họ không bao giờ bỏ cuộc, rèn cho mình một tầm nhìn xa trông rộng và đầu óc tiến thủ.

- Trong thời buổi nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, nếu như con người ko trang bị cho mình những đức tính kiên trì, rèn giũa cũng như kiến thức, kỹ năng thì sẽ bị tụt hậu.

3, Mở rộng

- Học sinh ngày nay chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.

c, KB

Cảm nghĩ của em

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

1. Mở bài

giới thiệu

2. Thân bài

 

a. Câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa gì?

 

– Giải thích:

 

. Cây kim thật bé nhỏ nhưng sáng bóng và hữu dụng. Thân kim bằng sắt tròn và nhỏ. Từ sắt nên kim đòi hỏi một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu, lâu dài từ ngày này qua ngày khác.

 

. Có lòng bền bỉ, có chí quyết tâm sẽ thành công.

 

b. Những tấm gương người “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

 

. Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của Lê Lợi – Nguyễn Trãi.

 

. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

 

c. Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại?

 

. Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ.

 

d. Có công mài sắt, có ngày nên kim phải thực hiện như thế nào?

 

. Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh.

 

. Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tính nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người.

 

3. Kết bài

 

– Đánh giá chung: có công mài sắt có ngày nên kim.

...