0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 7 bởi (240 điểm)
Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn lớp 7 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài: Giới thiệu sơ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn – Truyền thống tốt đẹp cần lan tỏa

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – một truyền thống mang giá trị nhân văn sâu sắc

2. Thân bài giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

2.1. Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Chính là những thành quả, thành tựu bạn được từ việc thừa hưởng, kế thừa kết quả của người khác mà không cần phải làm gì nhiều.

“Nguồn”: Nghĩa đen có thể hiểu là nơi bắt nguồn của nguồn nước. Nếu hiểu theo nghĩa bóng, thì nguồn ở đây chính là sự bắt nguồn của những thành quả mà bạn ta đã đạt được. Hoặc hiểu cách khác, nguồn ở đây là một người nào đó đã giúp đỡ chúng ta trong việc gặt hái được “quả ngọt” thành công.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” như muốn nhắc nhở chúng ta, phải luôn biết ơn những thành quả của các thế hệ đi trước hay người đã giúp đỡ mình.

2.2. Lý do ta cần phải “Uống nước nhớ nguồn”

Trong mỗi chúng ta, muốn đạt được thành quả, thành công đều phải có một nguồn gốc nào đó. Ở cuộc sống hằng ngày, xã hội hằng ngày, không thành công nào tự nhiên mà có, không qua sự giúp đỡ hay chỉ dạy của người khác, hay quá trình ta học tập từ người khác mà thành.

Tất cả của cải, vật chất đều do bàn tay chúng ta lao động tạo nên. Chúng ta đều do cha mẹ sinh ra. Ta sống trong một đất nước yên bình, ngày càng giàu đẹp là do công lao của biết bao thế hệ cha ông đã gìn giữ và xây dựng nên.

Thuở cha sinh, mẹ đẻ đều dạy ta phải có lòng biết ơn. Vì đó là một đức tính tốt mỗi người cần có.

2.3. Chúng ta cần làm gì để có được lòng biết ơn?

Việc đầu tiên, là phải luôn tự hào với lịch sử anh hùng và những truyền thống tốt đẹp, vẻ vang của dân tộc.

Tích cực học tập và ra sức bảo vệ, lao động tích cực, góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phải luôn có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa, những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời biết tiếp thu chọn lọc những tư tưởng văn hóa tiến bộ của nước ngoài.

Không được lãng phí những thành quả lao động của người khác, mà phải biết trân trọng, tiết kiệm.

2.4. Kết bài

Tóm lại ý nghĩa giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Nêu bài học kinh nghiệm rút ra được từ câu tục ngữ này.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (240 điểm)
dàn ý giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn lớp 7

I> Mở bài:- Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Dẫn dắt đi vào câu tục ngữ

II> Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng nước sạch do nguồn tạo ra thì phải biết ơn nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

III> Kết bài:

- Nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn
0 k thích
bởi (240 điểm)
dàn ý giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn lớp 7

A) Mở bài : Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận và dẫn câu đó vào.

B) Thân Bài:

1) Giải thích :

-Uống nước là gì.?

-Nguồn là gì.?

2)Lần Lượt trình bày các luận điểm.

- Tại sau phải uống nước nhớ nguồn.?

+Câu nói là đúng hay sai.?

+Lợi ích:

+Nếu ko uống nước nhớ nguồn thì sẽ ra sao.?( về con người và xh)

-Ý nghĩa

-Liên hệ:

+ Bản Thân

+Xh

+Câu thành ngữ , tục ngữ.... có liên quan

C) Kết bài : Khẳng định lại tính đúng sai của câu nói...và suy nghĩ bản thân.
0 k thích
bởi (240 điểm)
dàn ý giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn lớp 7

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

 

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.
...