0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu yểu điệu thục nữ lớp 9xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Giới thiêu

Người hiện đại hiểu về câu nói: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” thành những người đàn ông chỉ thích theo đuổi những cô gái xinh đẹp, vóc dáng yểu điệu của các cô gái được hiểu thành “yểu điệu thục nữ”, cách hiểu này khác xa với ý nghĩa nội hàm của câu nói.

b- Thân bài

Gỉai thích

Theo Thuyết văn giải tự của Hứa Thận: Từ mặt chữ có thể nhìn thấy “yểu” (), “điệu” () đều có các ký tự hang động bên trong, ý nghĩa ban đầu của “yểu điệu” (窈窕) là chỉ các cảnh quan thiên nhiên, hoặc những công trình kiến trúc bằng gỗ. Mở rộng sang ý nghĩa sâu sắc và xa rộng là chỉ đến cái không gian cao rộng bên trong, chính là sự dịu dàng, có nội hàm, nhã nhặn lịch sự của người phụ nữ.

Trong Hán Thư – Đỗ Khâm Truyện có ghi lại, khi Hoàng đế tuyển phi tần, “bắt buộc phải có cử chỉ, hành động yểu điệu, không hỏi hoa sắc, vì thế nên trợ đức lý nội”, ý nghĩa là khi hoàng đế tuyển chọn phi tần không xem đến dung mạo (hoa sắc), chỉ yêu cầu yểu điệu, bởi vì người phụ nữ yểu điệu có thể trợ giúp cho thiên tử, tạo phúc đức cho hậu cung. “Yểu điệu” và “hoa sắc” ở đây có sự trái ngược với nhau, từ đó có thể thấy, yểu điệu không phải để chỉ dáng vẻ mà là chỉ người phụ nữ có hiền thục, đức hạnh.

Nhà triết học cổ Trung Quốc, Chu Hi nói: “Vẻ thùy mị, trinh tĩnh là phù hợp với những người phụ nữ, chỉ cần tinh thần không để lộ ra ngoài, tâm ý thâm sâu, thì cũng là đứng đầu về mỹ đức”. Học giả Trung Quốc Tiền Mục cũng nói: “Vẻ đẹp của người phụ nữ nằm ở đức tính cao quý, sau đó mới đến ngoại hình”.

Vì thế khi người xưa nói “yểu điệu thục nữ” nghĩa là không xem trọng ngoại hình của người đó, cao thấp béo gầy đều không quan trọng, mà xem trọng sự bình tĩnh, sâu sắc, khiêm tốn, hiền thục và sự kiềm chế bên trong nội tâm của người phụ nữ.

“Thục” trong chữ “thục nữ” là chỉ đến sự trong trẻo, nó chính là chữ “thúc” thêm bộ thủy thành chữ thục, chỉ dòng nước sâu chứ không cuộn trào mãnh liệt như sóng biển. Chữ “thục” cũng có nghĩa là “lương” chỉ người phụ nữ thiện lượng, nho nhã, dịu dàng.

“Quân tử” khi đó là chỉ người “quân vương”, quý tộc hoặc hiền sỹ, những người có địa vị cao quý, nhân phẩm cao thượng. “Cầu” trong “quân tử hảo cầu” không có nghĩa là theo đuổi, mà là một thuật ngữ khác để chỉ người bạn đời. Vậy nên có thể giải thích câu nói “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” có nội hàm là: Một người phụ nữ đoan chính hiền thục là người đồng hành tốt nhất cho người quân tử.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Có thể thấy rằng cái đẹp trong văn học cổ xưa nói chung đều liên quan đến đạo đức, cảnh giới thập toàn thập mỹ chỉ có thể quay lại với truyền thống văn hóa xưa mới có thể lý giải được.

4 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Yểu điệu: dáng vẻ thướt tha, uyển chuyển, mềm mại, dịu dàng.

b- Thân bài

Gỉai thích

Thục: hiền lành, nết na, đức hạnh.

Nữ: Người con gái.

Yểu điệu thục nữ là người con gái hội tụ cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn phẩm chất tốt đẹp tính nết bên trong.

Quân tử: Người con trai mang những phẩm chất tốt và tài năng, là hình mẫu chuẩn mực về người con trai, người đàn ông trong Nho giáo.

Hảo: Tốt, đẹp, thích.

Cầu: Cầu mong, mong muốn.

Hảo cầu: Mong muốn, yêu thích, cầu mong.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Cả câu này ý nói người con trai tốt luôn mong tìm kiếm được người con gái dịu dàng, đức hạnh, đoan trang làm vợ, làm người bạn đời, xứng đôi vừa lứa.

 

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” là một câu nói vô cùng quen thuộc, mà đôi khi chúng ta thậm chí đã quên mất xuất xứ của nó. Ngày nay, một số bạn trẻ yêu thích thể loại truyện mang bối cảnh cổ xưa, kiếm hiệp, tiên hiệp, v.v. còn thường xuyên dùng câu nói ấy với hàm nghĩa lãng mạn hiện đại. Tuy nhiên hàm nghĩa của câu nói ấy hoàn toàn khác, và xung quanh câu nói ấy có thật nhiều điều đáng phải suy ngẫm.

b- Thân bài

Gỉai thích

Như vậy “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” là một câu trong chương thứ nhất thiên Quan thư của Kinh Thi. Chương thứ nhất đã tỏ rõ cho hậu nhân những quan niệm về hôn nhân rất khác của người xưa. Chương thứ hai của thiên này lại tập trung vào sự trăn trở của vua Văn vương khi chưa cầu được nàng Thái Tự, còn chương thứ ba thì nói đến niềm sung sướng của vua khi cầu được nàng.

"Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu" nghĩa là gì?

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Khổng tử nói rằng: “Thiên Quan thư vui mà không dâm, buồn mà không thương tâm”. Mạnh Tử đã khảo luận Kinh Thi, lấy thiên Quan thư làm đầu, nhấn mạnh vào cái đức của nàng Thái Tự. Tại sao thiên Quan thư lại quan trọng đến như vậy?

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Trong nhịp sống hối hả ngày nay, chúng ta đang bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội hiện đại mà dần dần rời xa những tiêu chuẩn truyền thống. Chỉ nói riêng về chuyện ăn uống, nếu như người xưa dùng bữa cũng phải có lễ nghi, nết ăn nết mặc cũng phải có phong thái, thì ngày hôm nay, chúng ta lại xem nhẹ và cho rằng ăn uống chỉ là để “tống cho đầy bụng”.

b- Thân bài

Gỉai thích

Còn nhớ trước kia, mỗi lần vào dịp lễ tết, tôi thường cùng bạn trai tới nhà hàng dùng bữa. Khi nhìn trên bàn bày những trái cây và nhiều món ngon long lanh trước mắt, tôi đã quên mất hình tượng thục nữ của mình mà ăn uống hồn nhiên, miệng nhai nhồm nhoàm; tôi không còn để tâm xem tướng “ăn” của mình có đoan trang, nhã nhặn hay không.

Tôi nhớ một lần vào dịp lễ Giáng sinh, tôi và bạn trai cùng ăn trưa tại một nhà hàng phương Tây. Tôi vốn không quen dùng dao dĩa, trong khi lúc đó bụng lại đang đói cồn cào, thế là tôi “vô tư” dùng tay lấy những trái cây tươi ngon đó. Nhìn thấy tôi “nhai nuốt như hùm beo”, anh đã nhỏ nhẹ nhắc nhở một cách thành ý. Còn tôi thì tai vẫn nghe, đầu vẫn gật như bổ củi, nhưng bụng lại không để tâm mà vẫn say sưa thưởng thức những món ăn ngon.

Những lúc không để ý, tôi vô tình làm nước trong quả cà chua bi bắn ra tung tóe, vấy bẩn lên tóc và chiếc áo lông mà anh đang mặc. Lúc ấy tôi vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, còn anh chỉ nhẹ nhàng nói với tôi: “Nếu đây là trường hợp khác thì em sẽ bị coi là thất lễ đó”. Vào giây phút ấy tôi đột nhiên cảm nhận được hàm nghĩa của hai chữ “hàm dưỡng” mà cổ nhân vẫn dạy. Tôi nhận ra rằng, là phận nữ nhi, thì cho dù đang ở nhà hay ở bên ngoài, việc giữ gìn phong thái “thục nữ” vẫn là điều vô cùng quan trọng.

Người xưa có câu: “Cổ chi quân tử ắt phục ngọc, quân tử vô cớ, ngọc bất ly thân” (Quân tử ngày xưa nhất định phải đeo ngọc theo người, nếu người quân tử không có lý do gì thì ngọc bất ly thân). Cổ nhân phục sức bằng đá ngọc, không phải vì ngọc là món đồ trang sức đẹp mắt, lại càng không phải để khoe khoang sự giàu có, mà ngược lại, người quân tử đeo ngọc là để ví von đức hạnh của mình cũng sáng đẹp như ngọc vậy. Còn ngọc bất ly thân, ngẫm ra thì là để người quân tử “tu nội mà an ngoại”, tu dưỡng từ nội tâm tới hình thức bên ngoài, để bản thân mình càng thêm cung kính đúng mực, trầm ổn nho nhã như miếng ngọc kia vậy.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Nhìn lại vật đính ước mà bạn trai đã tặng cho tôi, đó là một con ve bằng ngọc, hàng ngày mỗi khi ra khỏi cửa tôi lại đeo sợi dây chuyền ấy. Tôi phát hiện rằng khi đeo miếng ngọc ấy trên người, tôi phải ước chế mỗi hành động cử chỉ của mình, nếu không mặt dây chuyền hình con ve ngọc trên cổ sẽ đưa đi đưa lại hoặc cọ vào da tôi. 

0 k thích
bởi (270 điểm)
Giới thiêu

Trong nhịp sống hối hả ngày nay, chúng ta đang bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội hiện đại mà dần dần rời xa những tiêu chuẩn truyền thống. Chỉ nói riêng về chuyện ăn uống, nếu như người xưa dùng bữa cũng phải có lễ nghi, nết ăn nết mặc cũng phải có phong thái, thì ngày hôm nay, chúng ta lại xem nhẹ và cho rằng ăn uống chỉ là để “tống cho đầy bụng”.

b- Thân bài

Gỉai thích

Còn nhớ trước kia, mỗi lần vào dịp lễ tết, tôi thường cùng bạn trai tới nhà hàng dùng bữa. Khi nhìn trên bàn bày những trái cây và nhiều món ngon long lanh trước mắt, tôi đã quên mất hình tượng thục nữ của mình mà ăn uống hồn nhiên, miệng nhai nhồm nhoàm; tôi không còn để tâm xem tướng “ăn” của mình có đoan trang, nhã nhặn hay không.

Tôi nhớ một lần vào dịp lễ Giáng sinh, tôi và bạn trai cùng ăn trưa tại một nhà hàng phương Tây. Tôi vốn không quen dùng dao dĩa, trong khi lúc đó bụng lại đang đói cồn cào, thế là tôi “vô tư” dùng tay lấy những trái cây tươi ngon đó. Nhìn thấy tôi “nhai nuốt như hùm beo”, anh đã nhỏ nhẹ nhắc nhở một cách thành ý. Còn tôi thì tai vẫn nghe, đầu vẫn gật như bổ củi, nhưng bụng lại không để tâm mà vẫn say sưa thưởng thức những món ăn ngon.

Những lúc không để ý, tôi vô tình làm nước trong quả cà chua bi bắn ra tung tóe, vấy bẩn lên tóc và chiếc áo lông mà anh đang mặc. Lúc ấy tôi vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, còn anh chỉ nhẹ nhàng nói với tôi: “Nếu đây là trường hợp khác thì em sẽ bị coi là thất lễ đó”. Vào giây phút ấy tôi đột nhiên cảm nhận được hàm nghĩa của hai chữ “hàm dưỡng” mà cổ nhân vẫn dạy. Tôi nhận ra rằng, là phận nữ nhi, thì cho dù đang ở nhà hay ở bên ngoài, việc giữ gìn phong thái “thục nữ” vẫn là điều vô cùng quan trọng.

Người xưa có câu: “Cổ chi quân tử ắt phục ngọc, quân tử vô cớ, ngọc bất ly thân” (Quân tử ngày xưa nhất định phải đeo ngọc theo người, nếu người quân tử không có lý do gì thì ngọc bất ly thân). Cổ nhân phục sức bằng đá ngọc, không phải vì ngọc là món đồ trang sức đẹp mắt, lại càng không phải để khoe khoang sự giàu có, mà ngược lại, người quân tử đeo ngọc là để ví von đức hạnh của mình cũng sáng đẹp như ngọc vậy. Còn ngọc bất ly thân, ngẫm ra thì là để người quân tử “tu nội mà an ngoại”, tu dưỡng từ nội tâm tới hình thức bên ngoài, để bản thân mình càng thêm cung kính đúng mực, trầm ổn nho nhã như miếng ngọc kia vậy.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Nhìn lại vật đính ước mà bạn trai đã tặng cho tôi, đó là một con ve bằng ngọc, hàng ngày mỗi khi ra khỏi cửa tôi lại đeo sợi dây chuyền ấy. Tôi phát hiện rằng khi đeo miếng ngọc ấy trên người, tôi phải ước chế mỗi hành động cử chỉ của mình, nếu không mặt dây chuyền hình con ve ngọc trên cổ sẽ đưa đi đưa lại hoặc cọ vào da tôi.
...