a- Mở bài
Chuyện kể vào thời Xuân Thu bên Trung Hoa, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Phép nước, ai đi trộm xe vua, phải tội chặt chân. Ngày kia, mẹ Tử Hà ốm nặng, giữa khuya có người đến báo, Tử Hà vội lấy xe vua ra đi. Nghe thấy, vua khen: “Tử Hà thật hiếu, hết lòng với mẹ mà quên cả tội chặt chân”.
b- Thân bài
Dịp khác, theo vua dạo chơi ngoài vườn, đang ăn quả đào, thấy ngọt, còn một nửa, Tử Hà trao cho vua, vua nói: “Yêu ta thật, của đang ngon miệng mà biết nhường ta”.
Về sau, Tử Hà thất sủng, một hôm có lỗi, vua mắng: “Tử Hà trước, cả gan tự tiện lấy xe ta đi; bận khác, dám đưa ta quả đào thừa, thực là trọng tội với ta đã lâu ngày”. Nói xong, sai đem Tử Hà ra chặt chân.
Ôi ! Tử Hà ăn ở với vua tiền hậu nhất nhất, thế mà trước vua khen, sau vua chê là vì ở chỗ yêu nên tốt, ghét nên xấu vậy.
Cái yêu cái ghét thường làm người ta mù quáng trước giá trị đích thực của một con người. “Khen chanh, chanh ngọt; chê hồng, hồng chua”. Tự tâm đã thế, cư xử cũng thế: lúc yêu, hậu bao nhiêu; lúc ghét, bạc bấy nhiêu. “Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười”. “Yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về”.
Thấy mặt là ghét, thấy mặt là đi ngõ khác. Ghét đến nỗi trong Nhà Thờ khi nghe: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau” thì có người lơ lơ láo láo như con mồ côi nhìn lên… ngắm đàng thánh giá để khỏi nhìn vào người mình ít ưa.
c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân
Còn Chúa Giêsu, vì luôn yêu thương nên Ngài chỉ nhớ điều tốt nơi người khác. Ngài luôn hy vọng để mở ra, để phóng chiếu cho những tội nhân một tương lai, cả với kẻ chống đối mình.