0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu mùa xuân là tết trồng cây lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

I.Mở bài :

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Hằng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp nơi trên đất nước ta lại nô nức tham gia phong trào “Tết trồng cây ” đầy sôi nổi. Trong không khí từng bừng ấy ta chợt nhớ đến những vần thơ của Bác khích lệ mọi người  tham gia phong trào trồng cây xanh:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày ngày càng xuân”

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Hoạt động trồng cây ngày Tết này bắt nguồn từ lời căn dặn của Người vào mùa xuân năm 1959. Vậy câu thơ có nội dung là gì?

Đây không phải là lời khuyên bằng văn xuôi mà nó được thể hiện dưới thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc rầy thích hợp với thể loại trữ tình giúp lời căn dặn của Bác không hề khô khan mà dễ thấm nhuần.

Hai câu thơ lặp lại từ ” xuân” mỗi từ xuân có một ý nghĩa khác nhau. Từ xuân thứ nhất là mùa xuân của tự nhiên, mùa khởi đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi. Còn từ xuân thứ hai tượng trưng cho sức sống, sức tươi trẻ, cái đẹp, niềm tin, hạnh phúc.

” Tết trồng cây ” là một phong trào trồng cây trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc được Bác khởi xướng và duy trì cho đến hôm nay.

Qua hai câu thơ Bác nhắc nhở ý thức mọi người cần và nên trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, góp cho mùa xuân đất nước một màu xanh của hi vọng, sự sống. Đây không phải là một công việc ngày một ngày hai mà cần lâu dài luôn duy trì, đây cũng không phải công việc của một người mà là của nhiều người, của cả đất nước và thế giới.

b. Lí giải:

 

Vậy tại sao việc trồng cây lại giúp đất nước ngày ngày càng xuân?

Sinh thời Bác vốn là một người yêu thiên nhiên, hiểu rõ vai trò của thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng vì thế Bác đã khuyên chúng ta trồng cây vào mùa xuân. Đây là khi tiết trời ấm áp, có điều kiện phù hợp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Như chúng ta đều biết, cây xanh góp phần giúp cuộc sống thêm xanh và trong lành, giúp chúng ta lọc khí, cung cấp oxi giúp duy trì sự sống cho con người. Chính vì vậy, cây xanh được xem như là nhà máy lọc bụi tối tân nhất, cũng là nơi cung cấp oxi an toàn nhất. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì cây xanh lại càng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như ngăn chặn khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, xe cộ thải ra, ngăn chặn lũ quét, sạt lở đất, chống xối mòn đất. Đóng một vai trò quan trọng như vậy nhưng cây xanh lại đang bị con người hủy hoại, những cánh rừng nguyên sinh đã bị khai thác một cách cạn kiệt để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần có những hành động thiết thực để bảo vệ chúng.

Ngoài ra cây xanh còn cung cấp gỗ, thảo dược cho con người. Mỗi chiếc lá cây già cỗi lìa đời cũng không hề vô ích mà chúng là chất dinh dưỡng giúp đất đai màu mỡ, tơi xốp.

Không những vậy cây xanh còn là một món quà tinh thần vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Chúng ta hãy thử hình dung sau những giờ học tập, làm việc vô cùng căng thẳng, bận rộn giữa dòng đời tấp nập ngoài kia ta được thả hồn mình với thiên nhiên bạn sẽ cảm thấy thế nào?  Chắc chắn đó sẽ là sự thư thái trong tâm hồn, tạm quên đi những mệt mỏi mưu sinh, những gánh nặng trong cuộc sống bạn sẽ thấy yêu đời hơn, thiết tha với sự sống và cuộc đời hơn, nạp cho bạn năng lượng tiếp tục theo đuổi những chặng hành trình mới. Và hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó không còn một bóng cây xanh nào trên Trái đất thì cuộc sống sẽ ra sao? Hẳn là bạn sẽ không mong muốn viễn tưởng đó sẽ xảy ra. Nhưng nếu ngay bây giờ bạn và mọi người  không hành động thì sự e ngại kia hoàn toàn có thể xảy ra.

c. Bài học, nhận thức:

Rõ ràng cây xanh có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống vì vậy mỗi chúng ta cần tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây xanh. Mỗi người hãy trồng cho mình một cây xanh để ở nơi làm việc, trong căn nhà và chăm sóc nó bạn sẽ thấy rất vui và hạnh phúc.

III. Kết bài:

Suy nghĩ bản thân

Cây xanh mang lại rất nhiều lợi ích vì vậy cần tích cực tham gia phong trào ” Tết trồng cây ” như lời Bác căn dặn để giúp đất nước ngày ngày càng xuân.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I.Mở bài :

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Hằng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp nơi trên đất nước ta lại nô nức tham gia phong trào "Tết trồng cây " đầy sôi nổi. Trong không khí từng bừng ấy ta chợt nhớ đến những vần thơ của Bác khích lệ mọi người  tham gia phong trào trồng cây xanh:

"Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày ngày càng xuân"

II. Thân bài:

a. Giải thích :

Hoạt động trồng cây ngày Tết này bắt nguồn từ lời căn dặn của Người vào mùa xuân năm 1959. Vậy câu thơ có nội dung là gì ?

Đây không phải là lời khuyên bằng văn xuôi mà nó được thể hiện dưới thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc rầy thích hợp với thể loại trữ tình giúp lời căn dặn của Bác không hề khô khan mà dễ thấm nhuần.

Hai câu thơ lặp lại từ " xuân" mỗi từ xuân có một ý nghĩa khác nhau. Từ xuân thứ nhất là mùa xuân của tự nhiên, mùa khởi đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi. Còn từ xuân thứ hai tượng trưng cho sức sống, sức tươi trẻ, cái đẹp, niềm tin, hạnh phúc.

" Tết trồng cây " là một phong trào trồng cây trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc được Bác khởi xướng và duy trì cho đến hôm nay.

Qua hai câu thơ Bác nhắc nhở ý thức mọi người cần và nên trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, góp cho mùa xuân đất nước một màu xanh của hi vọng, sự sống. Đây không phải là một công việc ngày một ngày hai mà cần lâu dài luôn duy trì, đây cũng không phải công việc của một người mà là của nhiều người, của cả đất nước và thế giới.

b. Lí giải :

Vậy tại sao việc trồng cây lại giúp đất nước ngày ngày càng xuân ?

Sinh thời Bác vốn là một người yêu thiên nhiên, hiểu rõ vai trò của thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng vì thế Bác đã khuyên chúng ta trồng cây vào mùa xuân. Đây là khi tiết trời ấm áp, có điều kiện phù hợp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Như chúng ta đều biết, cây xanh góp phần giúp cuộc sống thêm xanh và trong lành, giúp chúng ta lọc khí, cung cấp oxi giúp duy trì sự sống cho con người. Chính vì vậy, cây xanh được xem như là nhà máy lọc bụi tối tân nhất, cũng là nơi cung cấp oxi an toàn nhất. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì cây xanh lại càng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như ngăn chặn khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, xe cộ thải ra, ngăn chặn lũ quét, sạt lở đất, chống xối mòn đất. Đóng một vai trò quan trọng như vậy nhưng cây xanh lại đang bị con người hủy hoại, những cánh rừng nguyên sinh đã bị khai thác một cách cạn kiệt để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần có những hành động thiết thực để bảo vệ chúng.

Ngoài ra cây xanh còn cung cấp gỗ, thảo dược cho con người. Mỗi chiếc lá cây già cỗi lìa đời cũng không hề vô ích mà chúng là chất dinh dưỡng giúp đất đai màu mỡ, tơi xốp.

Không những vậy cây xanh còn là một món quà tinh thần vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Chúng ta hãy thử hình dung sau những giờ học tập, làm việc vô cùng căng thẳng, bận rộn giữa dòng đời tấp nập ngoài kia ta được thả hồn mình với thiên nhiên bạn sẽ cảm thấy thế nào?  Chắc chắn đó sẽ là sự thư thái trong tâm hồn, tạm quên đi những mệt mỏi mưu sinh, những gánh nặng trong cuộc sống bạn sẽ thấy yêu đời hơn, thiết tha với sự sống và cuộc đời hơn, nạp cho bạn năng lượng tiếp tục theo đuổi những chặng hành trình mới. Và hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó không còn một bóng cây xanh nào trên Trái đất thì cuộc sống sẽ ra sao? Hẳn là bạn sẽ không mong muốn viễn tưởng đó sẽ xảy ra. Nhưng nếu ngay bây giờ bạn và mọi người  không hành động thì sự e ngại kia hoàn toàn có thể xảy ra.

c. Bài học, nhận thức :

Rõ ràng cây xanh có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống vì vậy mỗi chúng ta cần tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây xanh. Mỗi người hãy trồng cho mình một cây xanh để ở nơi làm việc, trong căn nhà và chăm sóc nó bạn sẽ thấy rất vui và hạnh phúc.

III. Kết bài :

Suy nghĩ bản thân

Cây xanh mang lại rất nhiều lợi ích vì vậy cần tích cực tham gia phong trào " Tết trồng cây " như lời Bác căn dặn để giúp đất nước ngày ngày càng xuân.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy ngày càng được nhân rộng.

b- Thân bài

   Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.

   Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.

   Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy. 

   Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.

   Ngoài ra: Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.

    "Mùa xuân là Tết trồng cây

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

   Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự mình trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.

c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân

   Xã hội hiện đại là xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, Người luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống con người kể cả những việc nhỏ nhặt nhất. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhà nhà người người đều nô nức đón xuân, ai ai cũng đều nghĩ đến lời Bác đã dặn:

b- Thân bài

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Câu nói của Bác đã gieo vào lòng người đọc nhiều suy ngẫm. “Xuân” trong câu thơ đầu tiên là mùa xuân của đất trời, là mùa thuộc về thế giới tự nhiên, còn “xuân” trong câu thơ tiếp theo lại là mùa xuân của sức sống mãnh liệt, của sự trẻ trung nơi lòng người hay trong lòng Tổ quốc? “Tết” ở đây không phải là cái Tết nguyên đán ta đón mỗi dịp năm mới đến, mà dung cách nói ẩn dụ, bác đặc biệt nhấn mạnh mùa xuân, mọi người cùng nhau trồng cây vui như Tết. Bằng cách nói hình ảnh, kết hợp với những câu thơ rất mộc mạc, giản dị, tự nhiên, Bác đã nhắc nhở mọi người rằng hãy trồng cây xanh để tô đẹp cho đất nước, để gìn giữ vẻ đẹp xuân sắc cho tổ quốc ngày nay.

Mùa xuân là mùa thích hợp để trồng cây, vì đó là mùa trăm hoa đua nở, chồi non lộc biếc thi nhau nảy mầm. Mùa xuân là khi cơn gió trời thổi nhẹ làm rung rinh từng ngón cỏ, là cái nắng nhẹ nhàng xua tan hơi lạnh và gọi các mầm cây cùng đứng lên tận hưởng và làm đẹp cuộc sống. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Người chọn mùa xuân là mùa của việc trồng cây. Thiên thời, địa lợi, cây cối sinh sôi trong những tháng ngày này mới mang một sức sống mãnh liệt vô cùng. Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên, nó giúp ta điều hòa không khí, hấp thụ thán khí và nhả ra dưỡng khí khiến bầu trời của ta thanh sạch hơn. Cây xanh ở đầu những con nước lớn sẽ ngăn chặn lũ mỗi khi mùa mưa về, tránh nguy cơ sạt lở và xói mòn đất đai. Không những vậy, trồng cây còn là việc tô điểm cho sắc xanh của đất nước, khoác lên một bộ cánh mới đầy tươi trẻ cho tổ quốc thân yêu. Vì vậy, trồng cây là việc của muôn nhà, của muôn người.

Bác Hồ nói, mùa xuân là “Tết trồng cây”, không đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ trồng cây vào những ngày tết mà trong cả mùa xuân ta cần trồng cây. Chữ “Tết” gợi nên một không khí sôi động, vui vẻ, khiến công việc trồng cây vốn mang đầy ý nghĩa bỗng trở nên vui vẻ như một hội xuân. Và từ ấy, ta lại có thêm một truyền thống mới, phong tục trồng cây trong mỗi dịp tết đến xuân về. Bác nói rõ mục đích của việc trồng cây là điểm tô cho đất nước để đem lại sinh khí cho một vùng đất vốn có truyền thống lâu đời. Thời gian trôi đi, đất nước ngày một hiện đại, những nhà máy mọc lên như nấm cũng đồng nghĩa với việc bầu không khí của ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, trồng cây xanh không chỉ là để làm đẹp, mà còn để giữ gìn cho sự trong sạch của trời đất, để đem lại một luồng sinh khí vĩnh cửu, đem lại sức sống và mùa xuân mãi mãi cho dân tộc. Thế mới đấy vị chủ tịch kính yêu của chúng ta biết nhìn xa trông rộng cỡ nào. Không chỉ có ý nghĩa với lúc bấy giờ mà cho cả hôm nay và mai sau nữa, câu nói và lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị nhận thức cho cả một lớp người.

c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân

Câu thơ của Bác đã đề ra yêu cầu và trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ chúng ta rằng phải biết trồng cây gây rừng để gìn giữ sự trong lành, bảo vệ môi trường sống. Bài học ấy, lời nhắc nhở ấy sẽ âm vang mãi trong lòng người đọc như một bức thông điệp sống có ý nghĩa ngàn đời.

...