0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu xuất giá tòng phu lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Lấy chồng thì phải chấp nhận mọi thứ thuộc về chồng và nhà chồng, không nên than vãn, nếu tính toán thiệt hơn thì tốt nhất đừng lấy chồng...Đó là không ít ý kiến phản ứng gay gắt trước chia sẻ của Bình Nguyên và những chị em đang khổ vì gánh nặng tài chính giữa gia đình nhỏ và gia đình chồng.

b- Thân bài

Tại sao lấy chồng được mà không chấp nhận cha mẹ chồng?

Là một người lớn tuổi tôi thành thật khuyên cô nếu đã yêu thì cứ trải lòng ra mà sống. Tại sao lấy chồng được mà không chấp nhận cha mẹ chồng? Họ có sống đời được với cô đâu mà cô tính toán? Rồi có một ngày họ sẽ qua đời, tại sao không nhân lúc họ còn trên đời mà trân trọng. Tiền cô có thể tìm được nhưng khi chồng cô nhìn được sự tính toán của cô thì lúc đó có muốn cứu vãn cũng đã muộn màng.

Cuộc đời phù du ngắn ngủi lắm, cứ tận hưởng hạnh phúc mà ông trời đã ban tặng cho mình, đừng để chính tay mình hủy hoại.

Chớ than vãn để giữ hạnh phúc gia đình

Tôi cũng có vợ, nhưng cha mẹ tôi mất sớm, chỉ có hai vợ chồng sống với nhau, ở nhà riêng. Chị tôi lo việc thờ cúng cha mẹ. Ngày tết, hai vợ chồng tôi về nhà anh chị mình để thăm bàn thờ cha mẹ, và sum họp gia đình lớn. Nhưng vợ tôi rất ích kỉ các bạn ạ! Không phải tôi nói xấu vợ mình, khi trên đường đi cô ấy nói rằng sẽ mua quà bánh về cúng bàn thờ cha mẹ chồng.

Tôi rất mừng vì cha mẹ mình có được con dâu có hiếu nhưng hỡi ôi khi gần tới nhà chị, tôi chạy một vòng quanh chợ với ý đồ cố tình để cô ấy tiện mua quà bánh về cúng bàn thờ cha mẹ để cô ấy làm tròn bổn phận con dâu, nhưng cô ấy vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, tôi đành ngậm ngùi "ra tay" để cha mẹ mình khỏi tủi thân nơi chín suối. Chỉ một chuyện nhỏ thôi nhưng cũng cho ta thấy được cách cư xử của các cô dâu không phải ai cũng giống nhau, xã hội muôn màu muôn vẻ mà.

Tôi muốn con trai lo cho nhà vợ như tôi từng lo cho nhà chồng

Tôi là dâu út của miền Nam và cũng gần như là cưới được người con trai có ăn học nhất trong nhà nên cả nhà chồng hay trông chờ vào vợ chồng tôi... Mà thật ra thời bao cấp chúng tôi rất nghèo, mỗi tuần về thăm ba mẹ chúng tôi đều chắt bóp để có chút tiền bỏ túi ba mẹ. Thật lòng tôi cũng tiếc vì con mình còn thiếu sữa.

Trước mắt, tôi tin tôi sẽ có được đứa con gái hiếu thảo mà tôi chưa từng cực khổ nuôi nấng. Các bạn còn trẻ, tiền bạc rồi sẽ có! Đừng tính toán quá sẽ mất cái có giá trị hơn.

Nuôi con mới hiểu nỗi vất vả của mẹ chồng

Chuyện con cái phụ giúp cha mẹ, anh chị em một chút là rất bình thường và là nghĩa vụ của một người con. Tôi cũng là con dâu, mỗi tháng đều đặn đưa 2 triệu cho mẹ chồng đi chợ, dù tôi biết bà còn cả trăm triệu gửi tiết kiệm.

Tôi nghĩ đó là nghĩa vụ làm con. Tôi đang nuôi hai con trai và thấu hiểu nỗi vất vả cực khổ mà mẹ chồng tôi phải chịu để nuôi các con, trong đó chồng tôi là con trai út. Tôi vẫn luôn áy náy vì mình không có thu nhập cao hơn để có thể đỡ đần bà nhiều hơn. Nuôi con là thiên chức, là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ nhưng cấp dưỡng cha mẹ cũng là nghĩa vụ của con cái.

Mỗi khi chịu vất vả vì con cái, tôi lại thấy thương cha mẹ mình, thương cha mẹ chồng biết bao! Từ khi lấy chồng, chúng tôi ở riêng, không ở chung với mẹ chồng ngày nào. Mẹ chồng tôi cũng rất thoải mái khi chúng tôi quyết định tự lo chỗ ở riêng. Bà khá kỹ tính và khó tính, không muốn nghe con nít ồn ào, quậy phá đồ đạc.

c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân

Các bạn à, tôi nghĩ đó cũng chính là điều những cô con gái nên thực hiện sau khi lấy chồng. Bố mẹ chúng ta không cần chúng ta phải chu cấp gì cả, họ chỉ cần chúng ta yêu thương và biết sống tốt với gia đình chồng để họ được tự hào vì đã dạy dỗ chúng ta nên người. Tinh thần là điều rất quan trọng đối với người già. Họ chỉ cần thế thôi, đó chính là cách báo hiếu tuyệt vời nhất mà ai cũng có thể làm được nếu chúng ta hiểu biết các bạn ạ.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Đây là ý kiến riêng của tác giả Phạm Mạnh Hà, cộng tác viên thân thiết của báo điện tử Người Đưa Tin, toà soạn đăng tải để rộng đường dư luận và cũng để bạn đọc tham khảo, trao đổi ý kiến xung quanh vấn đề này.

Những ngày qua, trong khi cả xã hội đang hân hoan đón Tết, thì bất ngờ 2 hung tin liên tiếp ập đến trên truyền thông: Chồng đâm nát mặt vợ chiều 29 Tết, chồng giết vợ đêm 30 Tết, khiến dư luận bàng hoàng kinh hãi.

b- Thân bài

Đó là, vụ thứ nhất xảy ra tại xã Kỳ Tây (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lúc 15h ngày 3/2, tức 29 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Nguyễn Văn Hải (32 tuổi) xảy ra mâu thuẫn với vợ là chị Nguyễn Thị H. (29 tuổi) cùng trú tại xã Kỳ Tây. Trước đó, do mâu thuẫn vợ chồng, chị vợ đã ly thân về nhà bố mẹ đẻ. Ngày hôm đó, Hải đến thuyết phục vợ quay trở về không được, đã dùng chai bia vỡ đâm liên tiếp vào cổ và mặt vợ hết sức dã man

Như vậy là hóa ra lâu nay trong xã hội ta vẫn tồn tại một lề thói chồng tự cho mình có quyền cưỡng chế vợ, vốn xuất phát từ quan niệm "xuất giá tòng phu" của Nho giáo, phụ nữ lấy chồng phải theo chồng là tư tưởng tàn dư của chế độ phong kiến để lại.

Về quan niệm "xuất giá tòng phu" có từ thời phong kiến, thì thực ra ngay cả ở xã hội hiện đại ngày nay dù không phải nhà nào cũng xảy ra chuyện chồng hành hung vợ như thế, nhưng nó vẫn còn in đậm dấu ấn ở tất cả các gia đình. Đó là việc con do người vợ đẻ ra, nhưng con lại phải mang họ người chồng. Thế cho nên, dù là ở xã hội hiện đại nhưng thực tế người vợ vẫn phải "xuất giá tòng phu" khi mình đẻ con ra nhưng không được cho con mang họ mình mà lại phải chấp nhận cho con mang họ chồng, nghĩa là vẫn phải theo chồng.

c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân

Cho nên để đặt dấu chấm hết cho nạn bạo lực gia đình, chồng cưỡng chế vợ, thì đã đến lúc Nhà nước cần mạnh mẽ đột phá truyền thống  "xuất giá tòng phu" đã trở nên tiêu cực lỗi thời đó, bằng cách đưa ra quy định rõ ràng "phụ nữ sinh con có quyền cho con mang họ mẹ" vào trong luật Hôn nhân và gia đình. Mục đích nhằm thiết lập lại cán cân quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình, vốn là nguyên nhân sâu xa của tư tưởng "phụ nữ lấy chồng phải theo chồng" đã gây ra cái họa bạo lực gia đình vẫn còn đang tồn tại lạc lõng giữa thế giới văn minh ngày nay.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

xuất giá tòng phu :

b- Thân bài

 đi lấy chồng phải theo chồng

Và cũng chính vì thực tế còn tình trạng "xuất giá tòng phu" con phải mang họ cha như vậy, cho nên nó vẫn định hình cho các ông chồng tư tưởng vợ mình phải theo ý mình. Và tất nhiên, khi đã quen với lề thói "vợ phải theo ý chồng" như vậy, lại gặp bà vợ chống lại không chịu theo ý chồng, thì ông chồng sẽ dễ nảy sinh ý muốn dùng vũ lực cưỡng chế vợ phải theo "truyền thống gia đình" đó. Do có lợi thế sức khỏe hơn vợ nên người chồng cưỡng chế được vợ. Và đó chính là nguyên nhân của các vụ bạo lực gia đình vẫn xảy ra hàng ngày, mà đỉnh điểm là 2 vụ vừa xảy ra trong Tết nói trên.

c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Tam tòng là gì?

b- Thân bài

Hầu hết chúng ta đều lý giải “Tam tòng” dựa vào câu: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, cho rằng đó nghĩa là người phụ nữ ở nhà thì theo (phục tùng) cha, lấy chồng thì theo (phục tùng) chồng, chồng mất thì theo (phục tùng) con trai. Thực tế cách hiểu này chỉ mới xuất hiện khoảng 100 năm trở lại đây mà thôi.

Thuật ngữ “Tam tòng” xuất hiện sớm nhất trong “Nghi lễ” – cuốn kinh điển Nho gia có từ thời đầu nhà Hán (khoảng năm 200 TCN), ghi chép lại những lễ nghi thời nhà Chu. Sách “Nghi lễ”, phần “Tang phục – Tử Hạ truyện” viết rằng:

Phụ nữ khi chưa lấy chồng, nếu cha mất thì mặc tang phục trảm thôi (‘trảm thôi’ là loại trang phục nặng nhất và được dệt bằng sợi đay thô nhất) trong 3 năm. Đối với người thân khác mất thì cũng mặc tang phục giống theo người cha, tức lễ quy định người cha chịu tang người thân kia thế nào thì phụ nữ chưa lấy chồng cũng theo như thế ấy. Đó chính là nghĩa gốc của câu “Vị giá tòng phụ” (ở nhà thì theo cha).

Ký giá tòng phu

Phụ nữ đã lấy chồng, khi chồng mất thì mặc tang phục trảm thôi trong 3 năm. Đối với người thân khác mất thì cũng mặc tang phục giống theo người chồng, tức là lễ quy định người chồng chịu tang đối với người thân đó như thế nào thì phụ nữ đã lấy chồng cũng theo như thế ấy. Đó chính là ý nghĩa gốc của câu “Ký giá tòng phu” (lấy chồng thì theo chồng).

Phu tử tòng tử

Sau khi chồng chết thì phụ nữ chịu tang đối với những người thân khác giống theo con trai, tức là lễ quy định con trai chịu tang đối với người thân đó như thế nào thì người phụ nữ cũng chịu tang như thế ấy. Đó chính là ý nghĩa gốc của câu “Phu tử tòng tử” (chồng mất thì theo con trai).

Như vậy, “tam tòng” là quy định về cách thức chịu tang đối với người phụ nữ: Khi họ chưa lấy chồng thì theo cách thức của cha, đã lấy chồng thì theo cách thức của chồng, còn sau khi chồng mất thì theo cách thức của con trai. Vì thế cả cuộc đời người phụ nữ chỉ chịu tang với nghi thức cao nhất một lần, tức mặc trảm thôi trong 3 năm chỉ một lần trong đời. Đó chính là ý nghĩa câu “Phụ nhân bất nhị trảm giả”.

c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân

Thời cổ đại quy định có 5 loại tang phục, gọi là ngũ phục, bao gồm: trảm thôi, tư thôi, đại công, tiểu công và ti ma. Thế nên tam tòng chỉ là thuật ngữ về chế độ tang phục cổ đại quy định cho phụ nữ, hoàn toàn không liên quan đến nghĩa vụ phục tùng. Do chế độ lễ nghi cổ đại rất chi tiết nên qua các triều đại đã dần dần bị đơn giản hóa, giản lược dần.

 

...