a- Mở bài
Chạy đua theo thời đại công nghệ 4.0, con chị rơi vào trạng thái “đỏ vỏ xanh lòng”: 7 tuổi, giỏi chữ, giỏi số, giỏi ngoại ngữ, giỏi cả công nghệ nhưng hiếu thắng và nổi giận với cả “thế giới” khi gặp điều không hài lòng. Vậy là ngoài giờ học chính, học thêm, chị lại tranh thủ luôn cuối tuần cho con đến học kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
b- Thân bài
Chị quan niệm “ăn theo thuở, ở theo thời”: “Thời buổi này mà không học thì sao bằng bạn bằng bè. Bây giờ thời gian đâu mà thả diều, chơi banh chơi bóng. Phải tranh thủ học ngoại ngữ, tin học để tư duy phát triển”. Đáng buồn thay, đó lại là thực trạng chung của nhiều phụ huynh ngày nay, bố mẹ nào cũng mong muốn con mình học tốt để có bước đệm vững chắc cho tương lai nhưng liệu các em được tận hưởng một tuổi thơ đúng nghĩa?
Chỉ thấy rằng hiện tại tuổi thơ con đang mải miết chạy theo ước muốn của cha mẹ. Thấy con hổng kiến thức lập tức học, thấy con kém kỹ năng lập tức học. Bằng chữ “thương” chị vô tình đánh mất quãng khoảng thời gian đẹp nhất đời người. Sẽ không có khóa học nào có thể giúp con có lại được tuổi thơ hồn nhiên. Liệu mọi lớp học có khỏa lấp và mang lại hơi ấm của gia đình. Con có thể áp dụng mọi kỹ năng mình học, con có thể có được mọi kiến thức theo kịp thời đại nhưng liệu con có được tuổi thơ ấy với cánh diều, có những khoảnh khắc vui chơi cạnh ba mẹ, có những khám phá thế giới thay vì bốn bức tường của lớp học.
“Bé về nhà có tiến bộ không chị?” – Chị nán lại đôi phút để trao đổi nhanh với cô giáo. Sau hai khoá học kiểm soát hành vi và cảm xúc, con chị cải thiện hơn trong giao tiếp hàng ngày. “Nhưng lại ít nói quá cô à!” – Chị xoa đầu thằng bé đang bám lấy chân mẹ. Chị lo trám mọi lỗ hổng cho con mà không hề biết, mình là lỗ hổng lớn nhất đẩy con vào tình trạng cô đơn trong gia đình dẫn đến khó mở lời với cha mẹ. Chị không hiểu rằng chẳng có người bạn thân nào chia sẻ nỗi niềm cho con được bằng đấng sinh thành.
Trong đôi mắt nhỏ xa xăm nhìn về phía người bạn đang xúng xính ba lô đi bơi cùng cha mẹ, ẩn đâu đó nỗi niềm: Mẹ ơi! Con cần mẹ, con cũng muốn được vui chơi.
c- Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân