0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập  dàn ý giải thích câu cá không ăn muối cá ươn lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

+ Mở bài:

– Nêu khái quát ý nghĩa câu ca dao trên trong đời sống gia đình:

– Trong gia đình, cha mẹ là người quan trọng nhất đối với chúng ta, bởi họ có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta. Công lao của cha mẹ được ví như trời biển. Vì vậy, những lời cha mẹ dạy dỗ chúng ta, khuyên nhủ chúng ta phận làm con cần phải biết nghe lời thì mới làm tròn hiếu đạo. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao tục ngữ nước ta có câu “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”

+ Thân bài:

– Phân tích ý nghĩa của câu ca dao trên? Câu ca dao này muốn khuyên con người chúng ta phải biết ứng xử hiếu nghĩa với cha mẹ, những người đã vất vả mang nặng đẻ đau, cho chúng ta hình hài, nuôi dưỡng chăm sóc ta từ khi ta còn là một đứa trẻ bé bỏng chưa có sức lực tự chăm sóc bản thân. Tình cảm của cha mẹ dành cho ta là vô bờ bến.

– Vì sao phải thương yêu, nghe lời cha mẹ? Cha mẹ cũng luôn là người thương yêu ta nhất, chăm sóc ta bằng những tình cảm cao quý, vì vậy những lời cha mẹ dạy dỗ, khuyên bảo chúng ta chỉ mong những điều tốt đẹp cho ta mà thôi không chứa hàm ý xấu xa nào hết. 

– Giải thích nghĩa của cá không ăn muối cá ươn vì sao? Vì cá khi muốn làm mắm hoặc muốn để lâu thì phải được rửa sạch, mổ ruột rồi sau đó ướp thật nhiều muối. Chính vị mặn của muối sẽ giúp cho con cá đó tươi lâu giữ được mùi vị thơm ngon, không bị hư hỏng, bốc mùi hôi thối phải bỏ đi. Con cá đó muốn hữu dụng có ích thì cần phải ăn muối, ướp muối để bảo quản.

– Vì sao con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư? Một người con dù vì bất kỳ lý do nào cũng cần phải nghe lời cha mẹ, bởi cha mẹ chỉ khuyên con những điều tốt đẹp mong con sau này thành người có ích, đóng góp sức lực, và trí tuệ cho xã hội, được mọi người nể trọng, yêu mến, kính phục. Không có một cha mẹ nào lại muốn con mình hư hỏng, chơi bời lêu lổng làm điều phi pháp, trái đạo đức, pháp luật.

– Việc nghe lời cha mẹ là đúng hay sai? Việc nghe lời cha mẹ là bổn phận, là trách nhiệm, đồng thời cũng là quyền lợi của một người con. Bởi người xa có câu “Có cha có mẹ vẫn hơn, không cha không mẹ như đàn đứt dây”. Những ai đang được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ dạy bảo, khuyên nhủ những điều hay lẽ phải đó chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

– Mở rộng thực tế cần phải lựa chọn việc nghe lời như thế nào? Trong cuộc sống thực tế cũng không phải điều gì cha mẹ nói cũng đúng hết. Vì vậy, đôi khi chúng ta cũng phải biết cân nhắc thật kỹ, rồi mới đưa ra quyết định. Nhưng dù trong trường hợp nào dù cha mẹ đúng hay sai chúng ta cũng phải phân tích cho cha mẹ hiểu lý do mà chúng ta không nghe theo lời cha mẹ, không nên to tiếng, cãi lại làm cha mẹ buồn lòng.

+ Kết

-học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, chăm chỉ học tập, tuân thủ các nội quy, quy định mà nhà trường đặt ra để cha mẹ vui lòng. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà chúng ta cũng nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà, chia sẻ những gánh nặng cùng cha mẹ, để cha mẹ vui lòng, gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

+ Mở bài:

– Nêu khái quát ý nghĩa câu ca dao trên trong đời sống gia đình:

– Trong gia đình, cha mẹ là người quan trọng nhất đối với chúng ta, bởi họ có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta. Công lao của cha mẹ được ví như trời biển. Vì vậy, những lời cha mẹ dạy dỗ chúng ta, khuyên nhủ chúng ta phận làm con cần phải biết nghe lời thì mới làm tròn hiếu đạo. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao tục ngữ nước ta có câu “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”

+ Thân bài:

– Phân tích ý nghĩa của câu ca dao trên? Câu ca dao này muốn khuyên con người chúng ta phải biết ứng xử hiếu nghĩa với cha mẹ, những người đã vất vả mang nặng đẻ đau, cho chúng ta hình hài, nuôi dưỡng chăm sóc ta từ khi ta còn là một đứa trẻ bé bỏng chưa có sức lực tự chăm sóc bản thân. Tình cảm của cha mẹ dành cho ta là vô bờ bến.

– Vì sao phải thương yêu, nghe lời cha mẹ? Cha mẹ cũng luôn là người thương yêu ta nhất, chăm sóc ta bằng những tình cảm cao quý, vì vậy những lời cha mẹ dạy dỗ, khuyên bảo chúng ta chỉ mong những điều tốt đẹp cho ta mà thôi không chứa hàm ý xấu xa nào hết.

Xem thêm:  Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

– Giải thích nghĩa của cá không ăn muối cá ươn vì sao? Vì cá khi muốn làm mắm hoặc muốn để lâu thì phải được rửa sạch, mổ ruột rồi sau đó ướp thật nhiều muối. Chính vị mặn của muối sẽ giúp cho con cá đó tươi lâu giữ được mùi vị thơm ngon, không bị hư hỏng, bốc mùi hôi thối phải bỏ đi. Con cá đó muốn hữu dụng có ích thì cần phải ăn muối, ướp muối để bảo quản.

– Vì sao con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư? Một người con dù vì bất kỳ lý do nào cũng cần phải nghe lời cha mẹ, bởi cha mẹ chỉ khuyên con những điều tốt đẹp mong con sau này thành người có ích, đóng góp sức lực, và trí tuệ cho xã hội, được mọi người nể trọng, yêu mến, kính phục. Không có một cha mẹ nào lại muốn con mình hư hỏng, chơi bời lêu lổng làm điều phi pháp, trái đạo đức, pháp luật.

– Mở rộng vấn đề bàn luận về công lao của cha mẹ với chúng ta như thế nào?Câu ca dao này đề cập đến tình cảm gia đình thiêng liêng cao cả. Trong cuộc sống con người sẽ có những lúc chúng ta gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống những lúc như thế chúng ta thường tìm về với gia đình, với cha mẹ những người luôn chở che yêu thương chúng ta vô điều kiện, luôn giang tay nâng bước chúng ta đi khi chúng ta cần.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội suy nghĩ về lòng nhân hậu trong cuộc sống 

– Cha mẹ là người luôn chịu hy sinh, thiệt thòicho con cái như thế nào? Cha mẹ là người luôn cho đi mà không bao giờ đòi hỏi nhận về, những tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái của mình thì không gì có thể sánh được. Nó được ví như câu ca dao mà ai trong chúng ta cũng đều biết, đều thuộc:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

-Công cha được ví cao tựa như núi Thái Sơn, một ngọn núi xanh tươi, hùng vĩ, thể hiện cho sự mạnh mẽ, bao la, ngút ngàn.

–Nghĩa mẹ là gì?Thể hiện cho tình yêu thương che chở của người mẹ dành cho con lúc nào cũng âm thầm, dịu dàng, mát mẻ, trong lành như dòng suối từ trong nguồn chảy ra. Dòng suối nguồn là dòng suối không bao giờ cạn nước. Tình mẹ dành cho con cũng không bao giờ có bờ bến nào sánh được, không bao giờ khô cạn. Nó cứ chảy, âm thầm chảy suốt cuộc đời mẹ mà thôi.

–Phận làm con chúng ta phải làm gì mới đúng? Chúng ta phải biết báo đáp ơn nghĩa, tình cảm đó mới là con người sống đúng đạo đức, đúng chuẩn mực xã hội. Những người con phải có trách nhiệm nghe lời, hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ mình khi cha mẹ già yếu đó chính là lý lẽ ngàn đời mà ông cha ta đã dạy.

Xem thêm:  Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhà văn G.Mác-két

– Việc nghe lời cha mẹ là đúng hay sai? Việc nghe lời cha mẹ là bổn phận, là trách nhiệm, đồng thời cũng là quyền lợi của một người con. Bởi người xa có câu “Có cha có mẹ vẫn hơn, không cha không mẹ như đàn đứt dây”. Những ai đang được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ dạy bảo, khuyên nhủ những điều hay lẽ phải đó chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

– Mở rộng thực tế cần phải lựa chọn việc nghe lời như thế nào? Trong cuộc sống thực tế cũng không phải điều gì cha mẹ nói cũng đúng hết. Vì vậy, đôi khi chúng ta cũng phải biết cân nhắc thật kỹ, rồi mới đưa ra quyết đ&

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

1. Mở bài

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí, đề cao chữ hiếu.

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì mới đúng đạo lí ở đời. Để răn dạy thế hệ trẻ, ông cha ta đã có câu:

Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao

- Giải nghĩa các từ ngữ: cá ăn muối: cá ướp, thấm muối (nghĩa tường minh).; cá ươn: cá chết, thịt đã biến chất, có mùi hôi (nghĩa chính).

- Giải thích nghĩa hàm ẩn của câu ca dao: Con cái không nghe theo lời dạy bảo đúng đắn cha mẹ là con hư và khó có thể nên người.

b. Bình luận câu ca dao

+ Mặt đúng

- Con phải kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con.

- Cha mẹ là những người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cũng mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha mẹ đối với con cái là rất cần ‘thiết, quý báu, con cái nên nghe theo.

+ Mặt cần bàn thêm

-Theo quan niệm trước đây: người con phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ (dù đúng hay sai).

-Theo quan niệm ngày nay: người con có quyền bày tỏ ý kiến của mình trước một vấn đề nào đó của gia đình, với thiện chí và mục đích xây dựng. Cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái, nếu thấy đúng, nên tham khảo.

c. Bài học rút ra từ câu ca dao trên

- Con cái phải lễ phép, kính trọng và vâng lời cha mẹ.

- Vâng lời là biểu hiện của lòng biết ơn và sự hiếu thảo đối với cha mẹ.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu ca dao và bài học đạo lí mà ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ trên.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lý từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

Cá không ăn muối cá ươn,

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

b- thân bài

Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon.

Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha làm mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con váng mình, sốt mẩy, cha mẹ lo đêm, lo ngày. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có biểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muốn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bước chập chững đầu tiên. Cha mẹ dạy con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cho những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ; chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực.

Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn.

Có như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thật sự gắn bó và gia đình sẽ sống trong không khí đầm ấm thuận hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó là các yếu tố để tạo nên hạnh phúc gia đình.

Thực tế xung quanh chúng ta cho thấy có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, Trần Bình Gấm, hai anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái… và bao nhiêu bạn con ngoan, trò giỏi là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội.

kết bài

Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa đến nay vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

 

...