0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu thân lừa ưa nặng lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Giới thiêu

b- thân bài

Lừa cũng có ích như ngựa, người ta dùng để chở hàng hoặc cưỡi. Đặc điểm của lừa là khi trên lưng không thồ hàng hoặc thồ quá nhẹ thì quất thế nào cũng cứ ỳ ra. Thành thử người ta phải chất lên lưng lừa hàng nặng hoặc cưỡi lên thì lừa ta mới chịu cất bước. Từ đặc điểm trên, người ta suy ra với nghĩa bóng ám chỉ người nào đó không chịu nghe lời nói nhẹ nhàng, chỉ khi nặng lời hoặc dùng roi vọt, vũ lực mới nghe theo. 

Chuyện kể: 

Có một người tiều phu nuôi một con lừa, hằng ngày vào rừng kiếm củi. Nhưng mỗi lần đi hái củi, người tiều phu phu này lại phải đào đất cho vào bao để khoác lên lưng con lừa. Người hàng xóm thấy lạ bèn hỏi: 

- Sao bác lại chở đất vào rừng. 

Người chủ con lừa phàn nàn: 

- Tôi đâu muốn, chỉ tại con lừa nó chẳng chịu đi cho, khi chưa khoác lên nó cái gì. 

Người tiều phu đi kiếm củi, có hôm được nhiều, có hôm được ít. Một hôm được ít củi quá, mà trời đã tối, người tiều phu chất củi lên lưng lừa nhưng nhẹ quá, lừa cứ ì ra, chẳng chịu đi cho. Lúc ấy người hàng xóm đi qua liền nói: 

-Thì bác cứ chất thêm ít đất nữa lên, xem nó có chịu đi không! 

Quả nhiên khi thêm đất, con lừa bắt đầu nhúc nhích theo bác tiều phu chở củi về nhà. 

Từ lần ấy, khi nào có ít củi, bác tiều phu lại chất thêm cho lừa ít đất. Càng nặng thì lừa của bác tiều phu càng nhọc nhằn hăng hái men theo đường núi mà về nhà. Cứ như vậy, thành ra đất bác tiều phu mang đi thì rồi lừa lại mang đất về cùng với củi, chẳng mất đi tí gì.

c- kết bài

Đặc tính của lừa là như vậy, người tiều phu lợi dụng nó để làm một việc có ích. Nhưng ở đời khối kẻ giống con lừa, nhỏ nhẹ thì chẳng nghe lại cứ phớt lờ lý tình, để đến khi phải to tiếng, dùng vũ lực mới nghe thì đã muộn. Vậy nên người đời mới ám chỉ rằng: “Thân lừa ưa nặng” là vậy.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

b- thân bài

Nhưng những kẻ “bề trên” này đâu biết, lừa còn chứa trong cơ thể mình cả một “mỏ vàng”. Dòng sữa của nó làm nên thứ phô mai đắt nhất thế giới. Một thân phận rất nhỏ nhoi, một con vật thuộc dòng lao động chân tay vất vả, một sinh linh bình dị đến mức dễ bị lãng quên như con lừa, vẫn có thể giấu trong nó cả một bí mật lớn lao. Đó chính là đời sống. Những thân phận trong cuộc đời này có thể rất khác nhau, nhưng sự đóng góp cho cuộc sống thì chưa biết ai hơn ai. 

Từ nhỏ tôi đã là đứa trẻ thích lao động chân tay. Hồi ấy, chúng tôi học ở trường học sinh miền Nam thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Đông). Trường tọa lạc ngay bên sông Đáy, dòng sông thuở ấy rất trong lành. Chúng tôi sống tập thể, nên có nhiều hoạt động lao động tập thể. Một trong những hoạt động lao động khiến đám trẻ chúng tôi rất hứng khởi, là về nông thôn giúp dân gặt lúa, gánh lúa từ ruộng tới sân kho hợp tác xã. 

Chúng tôi đi từng đoàn, cờ giong trống mở về những vùng nông thôn mà bây giờ hay gọi là những “vùng đất cổ”. Để lao động chân tay. Để gánh lúa theo đúng kiểu “thân lừa ưa nặng”. 

Mà hồi đó, chúng tôi ưa nặng thật. Chúng tôi thi đua với nhau xem ai gánh lúa khỏe hơn. Ban đầu, do chưa quen vai, nên chỉ gánh lúa bằng quang gánh. Nhưng vẫn thi đua xem ai gánh được nhiều bó lúa hơn. Gánh bằng quang thì có thể đặt xuống nghỉ những khi mỏi quá. Còn nếu gánh bằng đòn xóc thì đã đạt tới một đẳng cấp gánh lúa cao hơn nhiều. 

Đối với những bác nông dân thì chuyện gánh lúa bằng đòn xóc hai đầu là “chuyện thường ngày trên đồng”. Còn với bọn trẻ con chúng tôi, thì đó là một thử thách đầy cám dỗ nhưng không dễ thực hiện. Vì gánh bằng đòn xóc thì không có cơ hội đặt gánh xuống nghỉ mệt, như gánh bằng quang. Nhưng chúng tôi đã cố, đã thử, và vào cuối vụ lao động, đã đạt tới “đẳng cấp” này. Đó chẳng phải là “thân lừa ưa nặng” hay sao? Nhưng chúng tôi rất tự hào về điều đó. Gánh lúa bằng đòn xóc, và đi băng băng một hơi từ ruộng về sân kho hợp tác xã, đám trẻ con chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc. 

Thì ra, lao động mang lại hạnh phúc. Lao động càng mang tính sáng tạo thì hạnh phúc càng lớn. Khi con lừa cái làm việc cực nhọc hàng ngày thì từng giọt sữa tích tụ trong cơ thể nó chính là những giọt của sáng tạo. Đó là thành quả lao động của con lừa. Người ta có thể khai thác thành quả ấy và bán với giá rất cao, nhưng người ta phải hiểu rằng, đó là kết quả của lao động sáng tạo mà con lừa dâng hiến cho đời. 

Con lừa không hề ngu, và không hề “ưa nặng” một cách ngớ ngẩn như ta tưởng. Đó là con vật có tố chất của một người lao động, sinh ra để làm việc, và sinh ra để kết tinh những gì là tinh túy nhất từ lao động sống của mình, thông qua những giọt sữa. Món phô mai làm từ sữa lừa chỉ là kết quả sau cùng, và con người làm ra sản phẩm ấy chỉ là những người lao động ở khâu cuối cùng. 

Hồi nhỏ, chúng tôi may mắn được học trong những ngôi trường yêu lao động, đặt vai trò lao động lên hàng quan trọng nhất. Sau này tôi mới biết, đó là giáo dục Mỹ. Nó khác với giáo dục Việt Nam bây giờ. Nó tôn vinh lao động, tôn vinh lao động sáng tạo, và biết đánh giá những thành quả của người lao động, như biết đánh giá độ quý báu của sữa lừa. 

Lao động trí óc hay lao động chân tay đều có độ khó và sự vinh dự ngang nhau, nhưng lao động chân tay có trước lao động trí óc, và có thể nói, đặt nền móng cho lao động trí óc.

c- kết bài

Tôi năm nay 73 tuổi, sở dĩ còn làm việc tốt là nhờ từ nhỏ đã lao động chân tay rất nhiều, từ khi còn trẻ con tới khi vào đại học, và sau này là vượt Trường Sơn. Chính lao động chân tay của tôi đã đặt nền móng cho lao động trí óc của tôi. Như con lừa “ưa nặng” đã lao động cần cù, cực nhọc, để cuối cùng tích tụ những dòng sữa “không phải dạng vừa”.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

b- thân bài

Tôi đã tra cứu đủ loại và không tìm ra bất cứ bằng chứng khoa học nào là loài lừa ưa mang vác nặng mà không ưa nhẹ. Loài vật có thể trí tuệ thua xa loài người nhưng với bản năng sinh tồn, thích ứng tự nhiên chắc chắn sẽ không bao giờ có cách ứng xử kì cục như thế. Câu chuyện dân gian đã ngoa dụ khi nói về loài lừa và cũng không hiểu sao người ta lại không mấy thiện cảm về loài lừa khi thường so sánh với những loài gần tương đồng, ví dụ như ngựa chẳng hạn. 

Không những câu chuyện của văn hoá phương Đông "nói xấu" loài lừa, người phương Tây cũng gán cho chúng những giá trị chẳng mấy hay ho. Ví dụ để trừng phạt vua Midas không thích thứ âm nhạc của mình, thần Apolo đã biến tai ông ta thành tai lừa, ý rằng nhà vua có đôi tai nghe nhạc rất kém. Với đôi ta lừa, vua Midas đã vô cùng xấu hổ và nhiều người thợ cắt tóc cho nhà vua đã bị giết chỉ vì họ dám nói ông ta có đôi tai lừa.  

Cuối cùng một người thợ cắt tóc khôn ngoan đã thoát chết vì anh ta bảo tai nhà vua cũng giống hệt như tai mọi người! Vấn đề là tại sao lại đưa đôi tai lừa ra chế giễu mà không phải tai ngựa, tai bò hoặc tai dê, tai lợn? Nhất định có một ngầm ý sâu xa hoặc có sự giao hoà bí ẩn giữa văn hoá phương Tây, phương Đông cùng không ưa một loài vật và con lừa đã trở thành nạn nhân! 

Con lừa còn được họa sĩ biếm họa người Mỹ Thomas Nast vẽ làm biểu tượng cho đảng Dân chủ của Mỹ và con voi biểu tượng cho đảng Cộng hoà. Những người cộng hoà thì sung sướng vì họ được ví như chú voi khoẻ mạnh, to lớn còn những người dân chủ một cách chính thức, họ chưa bao giờ công nhận biểu tượng con lừa cho đảng của mình dù số đông công chúng và truyền thống lâu năm vẫn mặc định như vậy. 

Xa xôi hơn, con lừa từng xuất hiện trong một tác phẩm được coi là mở đầu của nền tiểu thuyết hiện đại, một tác phẩm kinh điển của văn học thế giới. Đó là con lừa trong tác phẩm “Đôn Kihôtê nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” của Cerventes. 

Trong cuốn tiểu thuyết lừng danh này, một nhà quý tộc nghèo xứ Mancha vì quá ham các cuốn tiểu thuyết phiêu lưu đã quyết định trở thành một hiệp sĩ lừng danh và đi phiêu lưu cứu giúp thiên hạ. Hiệp sĩ Đôn Kihôtê cưỡi một con ngựa gầy nhom, còn người hầu Sancho của anh ta thì cưỡi một con lừa béo ú để đi thi hành lí thuyết nghĩa hiệp của mình. 

Một lần nữa, lừa lại bị so sánh với ngựa một cách cố ý và ở địa vị kém hơn. Ông chủ cưỡi ngựa và đầy tớ cưỡi lừa! Con lừa, một cách nào đó đã bị chọn dùng làm biểu tượng cho những thứ ngốc ngếch, chậm chạp, thấp kém; điều này khá bất công vì cấu tạo sinh học của mỗi loài vật khác nhau, người ta có thể vì quá yêu con ngựa mà mỉa mai con lừa! 

Lừa có đặc điểm gần gũi với ngựa vì thế chúng có thể giao phối với nhau. Sự giao phối giữa ngựa cái với lừa đực thì sinh ra con la, còn giao phối giữa ngựa đực và la cái thì ra sản phẩm là con lừa la! Người ta hay chê bôi con lừa nhưng sữa lừa thì quý hiếm và đắt gấp nhiều lần sữa bò. Ngày xưa, tương truyền rằng để giữ gìn và chăm sóc vẻ đẹp của mình, nữ hoàng nổi tiếng Cleopatra xứ Ai Cập thường xuyên tắm trong bồn sữa lừa và cái mốt này đang được nhiều phụ nữ hiện đại học tập. 

Ví dụ về trí tuệ của lừa và sữa của chúng là một mâu thuẫn rất lớn. Chúng ta hay chê cười một ai đó xấu xí, thô kệch nhưng lại luôn tìm cách lợi dụng họ. Sự khác biệt giữa hình thức và chất lượng cũng là một điểm lớn mà ít người nhận ra. Một con lừa trông có vẻ ngỗ ngược, khó ưa không những  chuyên cần thồ hàng hoá cho loài người mà còn cho da, sữa rất chất lượng. 

Nhưng dù thế nào, tôi cũng không đánh đổ nổi câu chuyện ngụ ngôn đã mặc định "thân lừa ưa nặng!" Giả dụ điều ấy là đúng thì nó cũng có những ý nghĩa xã hội nhất định. Vì sao lại ưa nặng mà không ưa nhẹ? Vấn đề nằm ở ý thức chấp hành chứ không phải ở sự ngu dốt hay bướng bỉnh. 

Nói một lần  những lời nhẹ nhàng và chưa bị trừng phạt thì rất ít người tuân theo hoặc thậm chí không ai tuân theo. Chỉ khi sự việc đã trở nên nghiêm trọng, bị trừng phạt hoặc nguy cơ trừng phạt thực sự, người ta mới chịu nghe lời. Về điều này tôi lại nhớ đến chuyện Tôn Vũ huấn luyện cung nữ làm quân chiến đấu. 

Tôn Vũ được Ngô vương Hạp Lư giao cho binh quyền nhưng còn chưa tin lắm, liền giao cho ông một đội toàn cung nữ và yêu cầu ông huấn luyện. Tôn Vũ nhận quân, đưa ra thao trường và giải thích ba bốn lần thật tỉ mỉ, kĩ càng nhưng đến khi hiệu lệnh đưa ra, đám cung nữ được nuông chiều vẫn cười ngặt nghẽo, không chịu làm theo.

c- kết bài

Quá chịu đựng thì thành con cừu, bướng bỉnh quá thì thành con lừa. Con người ta đứng trước hai khả năng ấy và buộc phải chọn lựa. Và tôi biết loài người không ai thích trở thành cừu, cũng không thích trở thành lừa!

 

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

b- thân bài

Chuyện kể:

 

Có một người tiều phu nuôi một con lừa, hằng ngày vào rừng kiếm củi. Nhưng mỗi lần đi hái củi, người tiều phu phu này lại phải đào đất cho vào bao để khoác lên lưng con lừa. Người hàng xóm thấy lạ bèn hỏi:

- Sao bác lại chở đất vào rừng.

Người chủ con lừa phàn nàn:

- Tôi đâu muốn, chỉ tại con lừa nó chẳng chịu đi cho, khi chưa khoác lên nó cái gì.

Người tiều phu đi kiếm củi, có hôm được nhiều, có hôm được ít. Một hôm được ít củi quá, mà trời đã tối, người tiều phu chất củi lên lưng lừa nhưng nhẹ quá, lừa cứ ì ra, chẳng chịu đi cho. Lúc ấy người hàng xóm đi qua liền nói:

-Thì bác cứ chất thêm ít đất nữa lên, xem nó có chịu đi không!

Quả nhiên khi thêm đất, con lừa bắt đầu nhúc nhích theo bác tiều phu chở củi về nhà.

Từ lần ấy, khi nào có ít củi, bác tiều phu lại chất thêm cho lừa ít đất. Càng nặng thì lừa của bác tiều phu càng nhọc nhằn hăng hái men theo đường núi mà về nhà. Cứ như vậy, thành ra đất bác tiều phu mang đi thì rồi lừa lại mang đất về cùng với củi, chẳng mất đi tí gì.

c- kết bài

Đặc tính của lừa là như vậy, người tiều phu lợi dụng nó để làm một việc có ích. Nhưng ở đời khối kẻ giống con lừa, nhỏ nhẹ thì chẳng nghe lại cứ phớt lờ lý tình, để đến khi phải to tiếng, dùng vũ lực mới nghe thì đã muộn. Vậy nên người đời mới ám chỉ rằng: “Thân lừa ưa nặng” là vậy.

...