0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu tứ thân phụ mẫu lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- mở bài : giới thiệu

Ấm lòng cha mẹ đôi bên

 

Sống vui thuận thảo bình yên gia đình

 

Phu thê trọn nghĩa chung tình

 

Tứ thân phụ mẫu hết mình yêu thương.

b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

         Vợ chồng  Hùng Loan là một gia đình công giáo trẻ trung năng động, tuy chỉ là những nhân viên với mức lương đủ sống tạm thời trong nền kinh tế thị trường bất ổn ngày nay, ấy thế nhưng họ vun vén cho mái ấm gia đình mình thật tuyệt vời, như câu nói: “ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, hai vợ chồng trẻ khá đảm đang và hiếu thuận khiến cả dòng họ đôi bên đều rất quý mến.

         Bữa nọ, đang trong giờ làm việc tại cơ quan, Hùng nhận được một cú điện thoại từ gia đình bên vợ: “ Anh rể ơi! Mau đến giúp má em bị đau bụng dữ dội, chắc phải đi bệnh viện, ba vắng nhà không có người lớn nè anh!”. Hùng vội vàng xin phép trưởng phòng rồi lấy xe zọt lẹ tới nhà má vợ gần đó, anh kêu xe cấp cứu mau đưa má vô bệnh viện. Bác sĩ cho biết bà bị đau ruột thừa phải phẫu thuật gấp, Hùng một mình xin phép nghỉ việc vài ngày để chăm sóc má, vì thương vợ đang mang bụng bầu nên khuyên nàng cứ ở nhà lo cơm nước là được rồi, những ai chứng kiến Hùng chăm sóc chu đáo cho bà cũng tưởng chàng là con trai ruột của bà ấy chứ. Chỉ sau một tuần nghỉ ngơi dưỡng bệnh, má Loan đã khỏe dần và có thể tự lo cơm nước để con gái mình về nhà đi làm cho thoải mái, vì Loan chỉ xin nghỉ trước ngày sanh chừng hai tuần để sau đó được nghỉ dài hạn hơn khi sinh nở, có thời gian úm bé cho mạnh khỏe.

        Ngày 26/7/2018 vừa qua Lễ Thánh Gioan Kim và Anna là Quan Thầy của ba má chồng, Loan tự tay làm một ổ bánh bông lang tròn lớn, rồi nặn kem ăn trang trí có dòng chữ : “ Chúc mừng Lễ Bổn Mạng ba má kính yêu”. Mấy đứa em chồng vừa thấy chị dâu mang vào nhà tặng ba má, chúng liền khúc khích cười nói:

        – Wow! Tụi em lại được hưởng sái món ăn khoái khẩu này rồi, nhất chị đó nha.

Ba má chồng lắc đầu nhìn Loan tỏ vẻ ái ngại:

        – Con bầu bì hổng lo nghỉ ngơi cho khỏe còn bày vẽ bánh trái làm chi cho mệt, cầu nguyện giúp ba má là mừng Bổn Mạng tốt được rồi !

 

Không đợi chị dâu trả lời, mấy nhỏ em liền liến thoắng:

         – Chị có lòng thảo là Chúa Mẹ ban khỏe re, có bánh ngon cho ba má và tụi con mừng Lễ thì mình mau cắt ra ăn và cảm ơn chị nhé hihi…

       Cả nhà chuyện trò vui vẻ thật thoải mái bình an, mấy đứa em lăng xăng chạy xuống bếp lấy dao và đĩa để lên bàn cắt bánh mời ba má cùng ăn. Má lên tiếng:

      – Nè! Trước tiên phải đứng lên tạ ơn Chúa và hai Thánh Quan Thày của ba má rồi mới được ăn nghe chưa.

        Ba gương mẫu liền giơ tay làm dấu Thánh Giá và cất cao giọng hát: “ Chúng con xin ngợi khen Cha, chúng con xin tạ ơn Ngài, bây giờ và mãi mãi. Alleluia”. Một tràng pháo tay dòn tan trong bầu khí ấm cúng gia đình tưởng chừng tiền nhiều cũng khó mua nổi, ấy thế mà vợ chồng Hùng Loan lại giỏi ngoan trong cách ăn nết ở thuận hòa, luôn giúp cho đôi bên gia đình “ Tứ thân phụ mẫu” của mình được hạnh phúc bình an, cũng chẳng có gì cao sang xa xỉ hết, chỉ là nhờ tấm lòng hiếu nghĩa thật tâm…, nên đã tạo được bầu khí yêu thương chân tình của mọi thành viên trong gia đình đôi bên.

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- mở bài : giới thiệu

Công ty của chú em tôi làm ăn khá, lương thưởng mọi người cao ngất ngưởng. Vào dịp Tết năm ngoái, ngoài việc trả thêm tháng lương thứ 13, công ty còn thưởng cho cán bộ công nhân viên mỗi người khoảng hai trăm triệu đồng. 

b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

Như mọi người đàn ông tử tế khác, chú em tôi đưa tất cả lương tháng 13 và tiền thưởng Tết cho vợ. “Em hãy lên kế hoạch để chúng ta có một cái Tết thật chu đáo”. Chú em tôi nói với vợ như vậy. “Mình có về quê không anh?” - cô vợ hỏi. “Có chứ. Trước Tết cả nhà sẽ về quê, chúc Tết trước ông nội, bà nội và các cô dì, chú bác sau đó sẽ ra Hà Nội lo Tết cho nhà mình”

 Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng gọi là thân phụ và thân mẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu

Và chuyến về quê đã được chuẩn bị rất chu đáo. Chú em tôi đọc cho vợ ghi một danh sách dài những ai cần có túi quà Tết và những ai cần phải biếu phong bì và số tiền từng người là bao nhiêu. Vợ chú ấy đã răm rắp làm theo sự sắp đặt của chồng. Cả nhà thuê một chuyến xe về quê để chúc tết mọi người. Nghe nói là bố mẹ tôi vui lắm. Còn bà cô ruột tôi thì gọi điện thoại cho tôi khen nắc nỏm: “Vợ chồng chúng nó thật chu đáo, chúc tết không sót một nhà nào, ai cũng có quà Hà Nội. Thấy con cháu như thế, cô mừng và tự hào lắm”.

Nhưng sau khi ở quê ra, không khí gia đình của chú em tôi không ấm cúng như trước. Cô vợ suốt ngày lặng lẽ như một cái bóng, không cười nói, không hỏi han, tâm sự gì khiến chú em tôi lo lắng. “Ra đường sợ nhất công nông. Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Lo lắng thế nhưng chú em tôi không biết nguyên do vì sao và phải “phá băng” bằng cách nào.

Sau khi nghe chú ấy kể chuyện, tôi hỏi: “Chú không biết mình đã có lỗi gì ư?”. “Không. Em không gây ra lỗi gì cả”. “Có đấy. Chú có biết tứ thân phụ mẫu là những ai không? Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ chú cũng gọi là thân phụ và thân mẫu(Nhạc phụ,nhạc mẫu). Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu. Đã là tứ thân phụ mẫu thì trách nhiệm của con cái phải như nhau. Chú đã lo rất chu đáo chuyện lễ Tết bên nội nhưng lại không nói gì, không lo gì cho bên ngoại thì sao cô ấy không tủi thân. Nếu không quan tâm đến bố mẹ vợ thì chưa phải là thật lòng yêu vợ”.

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

Chú em tôi ngớ người ra một lúc rồi nói: “Thôi chết rồi! Đúng là em có lỗi”. Và ngay sau đó chú em tôi đã thuê xe cùng vợ đi chúc tết bên ngoại. Khi cả hai vợ chồng về đến Hà Nội, tôi gọi điện thoại hỏi cô em dâu: “Ông bà có khoẻ không em?” “Cảm ơn chị! Bố mẹ em khoẻ”. “Hai vợ chồng về ông bà có vui không?” Giọng cô em tôi như reo lên trong máy: “Bố mẹ em vui lắm chị ạ! Và em cũng rất vui”.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- mở bài : giới thiệu

Theo truyền thống Việt Nam, người chồng là người đứng đầu một gia đình và hộ gia đình (gia trưởng).[1] Nhiều gia đình sống cùng nhau chung một huyết thống gọi là đại gia đình hay gia tộc, họ. Người đứng đầu trong đại gia đình gọi là tộc trưởng. Theo truyền thuyết, tất cả người Việt đều có chung nguồn gốc tổ tiên là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hiện nay, chính sách của Nhà nước và xã hội Việt Nam rất coi trọng đơn vị gia đình, gia đình chính là tế bào của xã hội.[2][3] Theo điều 18 của Luật bình đẳng giới thì vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong quyết định các nguồn lực trong gia đình, trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp,… các thành viên

 b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình

Cách gọi cha thông thường gồm cha đẻ (cha ruột của mình), cha dượng (chồng của mẹ đẻ) và cha nuôi (người nuôi dưỡng mình khi cha mẹ đẻ không có khả năng nuôi mình hoặc đã mất). Tương tự với cách gọi mẹ gồm mẹ đẻ (người sinh ra mình), mẹ kế (vợ của cha đẻ khi mẹ đẻ mất), mẹ nuôi (người nuôi dưỡng mình khi cha mẹ đẻ không có khả năng nuôi mình hoặc đã mất). Ngoài ra còn nhiều cách gọi cha mẹ khác nhau tùy thuộc theo hoàn cảnh và vai trò của họ với con cái.

  Tục thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân Nhìn chung quan hệ họ hàng trong gia đình ở Việt Nam nhìn chung rất phức tạp, người Việt có thuật ngữ dây mơ rễ má để hình dung những mối quan hệ nêu trên, trong đó thì những mối quan hệ cơ bản nhất thì nằm trong diện tứ thân phụ mẫu”. (Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng gọi là thân phụ và thân mẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu).

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- mở bài : giới thiệu

Nhìn chung quan hệ họ hàng trong gia đình ở Việt Nam rất phức tạp, người Việt có thuật ngữ dây mơ rễ má để hình dung những mối quan hệ nêu trên, trong đó thì những mối quan hệ cơ bản nhất thì nằm trong diện tứ thân phụ mẫu". (Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng gọi là thân phụ và thân mẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu).

b- thân bài : nêu ý nghĩa, cho ví dụ

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định về quan hệ họ hàng, chủ yếu là trong Luật Hôn nhân và Gia đình (để xác định đối tượng kết hôn trong phạm vi ba đời, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình) và trong Bộ Luật dân sự (để xác định về diện thừa kế và hàng thừa kế).

c- Kết bài : suy nghĩ của bản thân

...