0 k thích
trong Hỏi đáp Tiếng Việt lớp 5 bởi (8.8k điểm)

Lập dàn ý tả con rô bốt xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

1. Mở bài

- Giới thiệu về con rô-bốt mà em có: Vì sao em có nó? rô-bốt tên là gì?

- Em yêu thích rô-bốt như thế nào?

2. Thân bài

- Tả hình dáng của rô-bốt:

+ Rô-bốt có tóc màu gì, khuôn mặt như thế nào?

+ Hình dáng của rô-bốt như thế nào?

+ Nó được làm từ chất liệu gì?

+ Rô-bốt được mặc bộ quần áo gì?

+ Rô-bốt của em có điểm gì đặc biệt? (Nó có thể nhắm mắt, mở mắt, cử động tay chân,…)

- Những hoạt động của em cùng với rô-bốt của mình:

+ Em thường xuyên chơi cùng rô-bốt vào những hôm được nghỉ học.

+ Em còn thường cùng rô-bốt chơi các trò chơi.

+ Buổi tối khi đi ngủ, em thường ngủ cùng với nó.

- Ý nghĩa của búp bê với em: rô-bốt là người bạn nhỏ thân thiết của em.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của rô-bốt với bản thân em.

Em hứa sẽ luôn giữ gìn và chăm sóc búp bê cẩn thận.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

a. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)

Giới thiệu đồ vật

- Đồ chơi mà em định miêu tả là đồ chơi gì?

- Em có đồ chơi đó vào lúc nào? (được tặng sinh nhật, mẹ mua cho,…)

b. Thân bài

  - Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc

+ Hình dáng của đồ chơi: đẹp không? thiết kế đơn giản hay cầu kỳ?

+ Kích thước của đồ chơi: to, nhỏ, thấp, cao,…?

+ Màu sắc của đồ chơi là gì?

  - Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ chơi  (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)

Đồ chơi của em gồm có những bộ phận nào? Em miêu tả chi tiết từng bộ phận đó.

  - Tả công dụng của đồ chơi (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng

  - Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ chơi đó (3-4 dòng)

Kể lại một kỷ niệm của em gắn liền với đồ chơi khiến em nhớ mãi.

c. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)

  - Nêu cảm nghĩ của em với đồ chơi

Em coi món đồ chơi như một người bạn của mình.

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu về con rô-bốt mà em có: Vì sao em có nó? rô-bốt tên là gì?

- Em yêu thích rô-bốt như thế nào?

VD: Sinh nhật của em là ngày 1 tháng 6. Đó cũng là ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày sinh năm nay, em nhận được món quà vô cùng thích thú: một rô bốt chiến đấu.

2. Thân bài:

- Tả hình dáng của rô-bốt:

+ rô-bốt có tóc màu gì, khuôn mặt như thế nào?

+ Hình dáng của rô-bốt như thế nào?

+ Nó được làm từ chất liệu gì?

+ rô-bốt được mặc bộ quần áo gì?

+ rô-bốt của em có điểm gì đặc biệt? (Nó có thể nhắm mắt, mở mắt, cử động tay chân,…)

(Rô bốt mặc áo giáp, cao tám mươi phân, toàn thân làm bằng nhựa cứng tốt với hai màu xanh dương và xám bạc. Đầu rô bốt to bằng trái cam, đeo mặt nạ hình hột xoài. Cánh tay, chân rô bốt cuồn cuộn bắp thịt. Mỗi tay rô bốt cầm một súng máy. Rô bốt mặc áo màu xám bạc có huy hiệu ngôi sao vàng. Chân rô bốt đi giầy đế rất to, vững vàng. Rô bốt hoạt động bằng pin, có nút điều khiển ở sau lưng. Khi em bấm nút khởi động, rô bốt tiến lên phía trước, hai tay đưa súng máy lên cao. Từ nòng súng máy, ánh sáng lóe như tia lửa điện màu xanh đỏ, đèn vàng ở ngôi sao giữa ngực lấp lánh.)

- Những hoạt động của em cùng với rô-bốt của mình:

+ Em thường xuyên chơi cùng rô-bốt vào những hôm được nghỉ học.

+ Em còn thường cùng rô-bốt chơi các trò chơi.

+ Buổi tối khi đi ngủ, em thường ngủ cùng với nó.

(Mỗi bước đi của rô bốt nhịp nhàng với tiếng “sè sè chiu chiu" của súng máy. Sau mặt nạ bạc, đôi mắt rô bốt sáng đèn màu xanh dương nhấp nháy từng hồi rất đẹp. Rô bốt tiến lên theo đường thẳng, nó không tự mình đổi hướng được. Điều này làm em hơi buồn, nhưng mẹ nói rô bốt đổi hướng được rất đắt tiền, dì đã rất yêu em mà gửi cho em một chiến binh rô bốt to, rất oách rồi.)

- Ý nghĩa của búp bê với em: rô-bốt là người bạn nhỏ thân thiết của em.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của rô-bốt với bản thân em.

- Em hứa sẽ luôn giữ gìn và chăm sóc búp bê cẩn thận.

0 k thích
bởi (8.8k điểm)

1. Mở bài:

Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.

2. Thân bài:

Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.

Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.

Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.

3. Kết bài:

Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.

...