0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu quân tử nhất ngôn lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Dễ dàng nhận thấy được rằng, chính trong một con người tồn tại trong xã hội không bao giờ có thể tách biệt mà luôn phải hoà nhập với cộng đồng. Và khi đã là một người được coi trọng, luôn luôn giữ chữ tín, nói một là một hai là hai. Nói là phải làm thì đúng như ông cha ta cũng đã từng có câu như để khuyên dạy con cháu đó chính là câu: “Quân tử nhất ngôn”.

b- Thân bài

Trước hết, ta phải hiểu ý của câu nói “Quân tử nhất ngôn” có nghĩa là gì? Như ta đã biết được chính trong xã hội phong kiến thì “quân tử” là từ được dùng để chỉ những người biết cách đối nhân xử thế. Chỉ những người có học vấn và còn do mang nặng tư tưởng của Khổng Tử mà “quân tử” ở đây dường như là để chỉ là những người đàn ông, phụ nữ không được nhắc đến và “không xứng” khi được gọi như vậy, nhưng thực tế cho đến nay có lẽ quan niệm này đã thay đổi. “Nhất ngôn” đó chính là một lời không thay đổi. Do vậy, ta có thể hiểu tổng thể câu tục ngữ này có nghĩa đó chính là một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.

 

Ta như đã biết được rằng chính cộng đồng là một quần thể người khổng lồ và mỗi cá thể không sống một cuộc đời độc lập mà chúng ta dường như cũng phải có mối quan hệ với những người khác. Thực sự thì ta như biết được ít nhiều thì một người cũng đã từng phải hứa hẹn một điều gì đó với người khác như hứa cùng đi chơi, hứa cùng làm bài tập, hứa cho vay hay trả tiền, … Và cho dù là khác nhau về tính chất xong tất cả mọi lời hứa hẹn đều có điểm chung đó chính là người hứa phải thực hiện nghiêm túc lời hứa đó của mình. Thực sự để là người “quân tử” trong mọi thời đại đã khó thì để giữ lời hứa, nói một lời mà không sai trái cũng thật là khó biết bao nhiêu. Ta như hiểu rằng chính người không giữ lời hứa sẽ mất uy tín và tình cảm từ mọi người xung quanh bởi chẳng một ai lại có thể có thiện cảm với người năm lần bảy lượt thất hứa hoài mà không làm được.

 

Qủa thực ta như biết được rằng chính việc mà chúng ta cứ giữ lời hứa hay giữ chữ tín còn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Không thể phủ nhận được rằng chính việc giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta tạo dựng lòng tin và uy tín đối với người khác. Đồng thời qua đó giúp quan hệ giữa cả hai thân thiết và duy trì lâu dài.

 

Ta như thấy được bản thân chúng ta là một người học sinh còn trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng rèn cho mình phẩm chất biết giữ chữ tín bằng cách không thất hứa từ những việc nhỏ nhất. Thế rồi khi mà chúng ta lại hứa với mẹ sẽ dọn nhà em sẽ hoàn thành ngay. Khi chúng ta hứa sẽ sang học cùng bạn nếu không có việc bận đột xuất em sẽ không thất hứa, khi hứa với cô giáo sẽ hoàn thành xong bài tập em sẽ không trễ và thất hứa…. Em cũng thiết nghĩ rằng sẽ có những lời hứa dễ dàng thực hiện xong cũng có một vài việc sẽ khó khăn hơn. Nhưng em cũng hiểu được rằng chúng ta cũng như chỉ cần kiên trì đến cùng chúng ta có thể thực hiện mọi điều  mà mình đã hứa. Và em như hiểu được việc hoàn thành lời hứa với người khác ấy sẽ giúp chúng ta được tin tưởng, đồng thời cũng như sẽ được yêu mến hơn và khi người khác có chuyện vui hay buồn gì cũng sẽ nhớ đến chúng ta. Thực sự ta như biết được rằng chính cái cảm giác được mọi người tin yêu nó hạnh phúc lắm chứ.

c- Kết bài

Con người chúng ta hãy cố gắng để làm đúng lời hứa, giữ chữ tín là một phẩm chất đáng quý. Thực sự khi mà tất cả mọi người cần cố gắng rèn luyện để bản thân có được phẩm chất ấy, đặc biệt đó chính là việc khi mà tất cả chúng ta hứa hẹn với một ai đó thì không được thất hứa và phải luôn tâm niệm lời dạy đúng đắn của ông cha ta đã khuyên nhủ đó chính là “Quân tử nhất ngôn”.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Từ thời xa xưa những câu châm ngôn như: “Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy” luôn là những châm ngôn để đề cao chữ tín, coi trọng lời hứa mà ông cha ta tạo ra. Nó dùng để khuyên dạy con cháu sau này sống là phải biết coi trọng giữ gìn chữ tín, để xây dựng lòng tin giữa con người với con người. Có lẽ vì thế mà mấy câu tục ngữ như “Quân tử nhất ngôn” thường được dùng không chỉ trong xã hội xưa mà còn ở thời đại hiện nay.

b- Thân bài

“Quân tử” là từ dùng để chỉ những người có học vấn trong xã hội phong kiến xưa “quân tử” cũng có thể hiểu là người có khí chất cao minh, đức độ biết giữ chữ tín có tình nghĩa có phép tắc tôn ti. Người quân tử là phải biết yêu thương đồng loại biết đứng lên bảo vệ lẽ phải… “Quân tử” là kiểu người chính trực đối lập với kẻ “tiểu nhân”, những người nhỏ nhen, vụ lợi, dối trá. 

“Nhất ngôn” là một lời tức là nếu nói ra một lời thì phải giữ lời phải chính xác trước sau như một còn ngược lại mà ăn nói hai lời, ăn ở hai lòng gièm pha dối trá thì gọi là kẻ tiểu nhân. Tóm lại cả câu tục ngữ quân tử nhất ngôn có nghĩa là một người tử tế, cư xử đúng mực thì phải nói một là một, đã hứa thì phải thực hiện bằng được chứ đừng hứa xong rồi để đó. Thực sự để là người quân tử không dễ nhưng cũng  không phải khó nếu chúng ta biết tôn trọng người khác biết giữ chữ tín thì hoàn toàn không có. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết hứa suông những điều mà mình không thể làm được thì sẽ mất chữ tín không được mọi người coi trọng và tin tưởng nữa. Ta phải hiểu rằng lời hứa không phải lúc nào cũng làm được phải biết lượng sức mình, biết chọn thời cơ để nói bởi chẳng một ai lại có thể thiện cảm với người năm lần bảy lượt thất hứa hoài mà không làm được. Chúng ta biết rằng việc giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta tạo dựng lòng tin, sự uy tín đối với người khác. Điều này là không thể phủ nhận được việc giữ chữ tín lời hứa là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà chúng ta cần giữ gìn. Từ đó chúng ta có thể có những mối quan hệ giữa người với người lâu dài thân thiết.

Đặc biệt sự quân tử, việc giữ chữ tín là cực kỳ càn thiết trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp khi đã cam kết giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng mà trải qua nhiều lần như vậy, có lần gặp khó khăn, trục trặc nhưng vẫn xoay sở làm sao cho đúng với lời hứa với hợp đồng. Từ đó sẽ tạo nên uy tín, thương hiệu về chữ tín, một thương hiệu mà có dùng tiền cũng không mua được. Trái lại nếu không giữ chữ tín, làm chậm trễ thì đối tác sẽ chỉ hợp tác với doanh nghiệp đó một lần rồi thôi, chứ không có sự lâu dài. Như thế sẽ dẫn tới thất bại trong kinh doanh. Bây giờ đây khi còn là những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải thiết thực hiện những lời hứa cho dù nhỏ nhất như: làm bài tập, hoặc khi hứa sẽ chăm chỉ hơn với thầy cô, cha mẹ… Để rồi từ những hành động nhỏ bé nhưng đã hình thành những thói quen tốt ngay từ lúc con bé. Chúng ta hãy tạo thiện cảm tốt qua những thói quen hàng ngày bên cạnh những người thân nhưng bố mẹ thầy cô, để xây dựng niềm tin sự yêu mến để đến khi đã gặp khó khăn, chuyện buồn thì sẽ luôn có những bàn tay nâng đỡ dìu dắt điều đó thật hạnh phúc biết bao.

c- Kết bài

Để có thể trở thành quân tử chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện bản thân để có tính kiên trì nhẫn nại vượt qua những khó khăn trở ngại như hứa hẹn với ai đó thì không được thất hứa hãy nói một là một chớ dối trá, lươn lẹo. Câu tục ngữ “Quân tử nhất ngôn” là một bài học cho chúng ta noi theo, để có một xã hội văn minh và tiến bộ thì mỗi con người chúng ta cần phải biết xây dựng phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Trong xã hội, ta càng ngày càng phát triển, Quân tử nhất ngôn hơn ai hết mỗi chúng ta là những người hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng những hình ảnh cá nhân đúng mực, nhất quán, có khả năng,..trên mọi lĩnh vực để chứng minh mình có thể thực hiện được hướng đi đúng đắn để góp sức chung vào sự lớn mạnh cộng đồng. Câu tục ngữ “quân tử nhất ngôn” muốn truyền tải cho chúng ta thông điệp ấy, khiến chúng ta thêm thấm thía về những bài học ứng xử sâu sắc của cổ nhân.

b- Thân bài

Từ xa xưa, người xưa đã coi trọng việc tôn trọng ý kiến của bản thân, một con người được đánh giá qua cách thể hiện, các công việc họ làm, yêu cầu là phải sống một cách thành thật, sống một cách đáng giá nhất, một con người có học thức, một trong số biểu hiện điển hình của những con người ấy là “nhất ngôn”- trong câu nói này, là cơ hội để mỗi chúng ta tìm hiểu kỹ nó hơn. 

Vậy “Nhất ngôn” là gì? và “Quân tử” là ai?. 

Là sự nói lời mà không dễ nuốt lời, một khi đã quyết, đã suy nghĩ vấn đề gì và đã nói là không nên hối hận, để rồi hạn chế thay đổi lời nói, coi trọng lời nói, coi trọng trọng lượng của nó đến với người đối diện, tạo cho họ niềm tin tuyệt đối với ta. Còn người sở hữu điều đó, không ai khác chính là những người đáng được khen  ngợi, vì những người đó biểu hiện là một người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội. 

Ta thường được dạy rằng, có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được thời gian lời nói và cơ hội, tôn vinh lên lời nói ở đó ngang bằng với thời gian và cơ hội, không phải là không có căn cứ. Lời nói không đong đếm được bằng lượng, bằng giá cả, chỉ là phương tiện để ta trò chuyện, bày tỏ cảm xúc rõ ràng với thế giới, chúng ta may mắn khi sinh ra có đầy đủ điều đó. Và nó cũng là một thứ mà đã đi qua thì không thể lấy lại được, một con người đã phát ngôn thì không rút lại, thà không nói còn hơn là nói không suy nghĩ, và một con người không hiểu rõ, không tôn trọng lời mình nói thật đáng trách. 

Vì vậy, khi xác nhận tầm quan trọng của lời nói, không chỉ ta mà nhiều thế hệ đi trước đã tiếp thu được nhiều câu nói truyền miệng của người xưa khác như “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, càng thấy được tính cần thiết của việc truyền đạt, biểu lộ thông tin, cảm xúc của mình với mọi người,tạo mối quan hệ với người- người. Việc ta tiếp nhận lời nói của người khác, xử lý và phản hồi lại rất nhanh nhưng cũng là cả sự suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra lời đáp, đó có thể gọi là một quá trình tuyệt vời của bộ não chúng ta. Cần luôn bảo trì trí thông minh, văn hóa lịch sự, va chạm nhiều trước các vấn đề xã hội để ta có thêm cơ hội hiểu nhiều hơn, biết thêm nhiều thông tin, để có thể hoàn toàn không khó xử trong các hoàn cảnh phải đưa ra quyết đinh nhanh, đặc biệt là khi đưa ra những lời trả lời nhanh chóng trước một vấn đề gì đó cho người khác. 

Con người dễ tạo được thiện cảm với người khác, nhưng có khi lại dễ đánh mất đi cơ hội đó vì đơn giản chỉ là có những lời lại là thoáng qua, không suy nghĩ kỹ, thay đổi ý định nhiều lần để cho ta những ấn tượng không tốt, chưa nói đến những lời văng tục, chửi bậy. Để sau đó phải thốt từ “giá như”, “xin lỗi”. Nhưng có khi điều đó đã trở nên quá muộn màng, đánh mất đi bao nhiêu điều đẹp đẽ trong cuộc sống của tạ, hiểu được tầm quan trọng của việc suy ngẫm, đưa ra lời hứa với người khác, nó ảnh hưởng to lớn đến danh dự của người ta. Đừng để sau những phút giây đó, ta mới nhận ra điều hiển nhiên rằng phải luôn tôn trọng người khác. 

Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta hiểu rằng, để có một khả năng nói, giao tiếp được là tự nhiên, nhưng để nói người khác nghe, nói tốt là cả một quá trình phải rèn luyện, như là rèn luyện nhân cách, đạo đức con người vậy. Hai điều đó tỷ lệ thuận, ta đều có thể đạt được nhiều lợi ích hơn nếu biết “nhất ngôn”, để mỗi lời nói của ta sẽ tạo ra được nhiều điều giá trị to lớn. 

Câu nói đã cho mỗi chúng ta những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc suy nghĩ, việc quyết đưa ra lời nói, lời hứa, rồi thực hiện nó với bản thân, với người khác. Một phần con người biểu thị bởi lời nói, cố gắng giữ chữ tín, giữ lời hứa của bản thân, để được coi trọng, tin tưởng từ mọi người, luôn đặt câu nói lên trên hết mỗi khi ta đưa ra lời nói, lời hứa đ&eci

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta hiểu rằng, để có một khả năng nói, giao tiếp được là tự nhiên, nhưng để nói người khác nghe, nói tốt là cả một quá trình phải rèn luyện, như là rèn luyện nhân cách, đạo đức con người vậy. Hai điều đó tỷ lệ thuận, ta đều có thể đạt được nhiều lợi ích hơn nếu biết “nhất ngôn”, để mỗi lời nói của ta sẽ tạo ra được nhiều điều giá trị to lớn.

b- Thân bài

Câu nói đã cho mỗi chúng ta những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc suy nghĩ, việc quyết đưa ra lời nói, lời hứa, rồi thực hiện nó với bản thân, với người khác. Một phần con người biểu thị bởi lời nói, cố gắng giữ chữ tín, giữ lời hứa của bản thân, để được coi trọng, tin tưởng từ mọi người, luôn đặt câu nói lên trên hết mỗi khi ta đưa ra lời nói, lời hứa để giữ vững bản tính, danh dự quý giá của mình.

c- Kết bài

Phát biểu cảm nghĩ

...