0 k thích
trong Hỏi đáp Ngữ Văn lớp 9 bởi (32.0k điểm)

Lập dàn ý giải thích câu phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng lớp 9 xin một vài dàn ý ngắn gọn hay

a- Mở bài

Giới thiêu

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến như lai. Ý nghĩa của từ phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến như lai theo Tự điển Phật học như sau:

b- Thân bài

Gỉai thích c- Kết bài

cảm nhận bản thân

phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến như lai có nghĩa là: 

Theo Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy: “Bất cứ vật gì hễ có hình tướng đều là giả dối. Nếu thấy các tướng không phải hình tướng, như thế mới tạm gọi là thấy được Như Lai.”—In the Diamond Sutra, the Buddha taught: “All forms and phenomena are illusive. If one can see beyond forms, one sees the Tathagata.” 

Trên đây là ý nghĩa của từ phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến như lai trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật. 

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Trong kinh Kim Kang Phật thuyết có đoạn “Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? -Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai. “

b- Thân bài

Gỉai thích

Thường trong giới tu hành, ai cũng thuộc lòng câu: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai. Đoạn này Phật chỉ cho chúng ta thấy đúng lý và như thật. Thật ra, chúng ta hiện nay thấy không đúng lý, chỉ thấy theo giả tướng, chớ không đúng như thật. Hiện giờ ta thấy Như Lai là Như Lai nào? Quí vị thường nói thấy Phật là Phật ở đâu? Phật ngồi trên bàn, trên tòa sen mà chúng ta đang thờ phải không?

Đức Phật hỏi: Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai không? Nếu thấy Phật trên bàn là do thân tướng mà thấy Phật! Ngài Tu-bồ-đề không phải như chúng ta, Ngài thưa: Không, không thể do thân tướng mà thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Vì Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Thân tướng tức không phải thân tướng nên đức Phật kết thúc: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

Như vậy quí vị mới thấy rõ Như Lai là Phật nhưng không phải đức Phật có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp ở Ấn Độ thuở xưa mà hiện giờ chúng ta đang tượng hình để thờ. Như Lai đây là chỉ cho Phật pháp thân sẵn có của tất cả chúng ta. Phật pháp thân là thể chẳng sanh chẳng diệt sẵn có nơi mọi người. Nếu chúng ta nhìn hình tướng của đức Phật có tám mươi vẻ đẹp, ba mươi hai tướng tốt ở Ấn Độ thì đức Phật đó hiện giờ còn không? Đã hoại rồi! Thế nên những gì có hình tướng đều vô thường, đều tan hoại! Chính những tượng Phật chúng ta thờ trên bàn, đức Phật đó có tướng hay không? Đức Phật đó còn mãi hay cũng phải hoại? Như vậy phàm có tướng đều hư vọng không thật.

Nếu chúng ta muốn thấy Phật pháp thân thì phải làm sao? Nếu thấy các tướng không phải tướng thì thấy Như Lai, thì thấy Phật. Như thế chúng ta phải thấy tất cả những gì có hình có tướng ở trần gian này đều là hư giả. Bởi vì những gì có tướng đều do nhân duyên hòa hợp, đã là nhân duyên hòa hợp thì khi nhân duyên đủ nó còn, nhân duyên thiếu nó mất. Có hợp thì phải có tan, mọi sự vật do duyên hợp rồi cũng do duyên tan, hợp tan không cố định, đó là hư giả. Thế nên tất cả tướng thế gian đều hư giả, hư giả là bại hoại.

Chúng ta cần tìm cái hơn tuyệt đối, vượt ngoài đối đãi. Như Phật đã dạy: Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai. Như Lai này là Như Lai bất sanh bất diệt nơi mọi người chúng ta. Hiện giờ chúng ta thấy các tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là thật, bởi tất cả đều thật nên chúng ta cứ dính với nó mãi. Một lời khen cho là thật nên nhớ mãi, một lời chê cho là thật nên cũng trằn trọc ngủ không yên. Một hình tướng hoặc đẹp hoặc xấu hiện trước mắt, chúng ta cũng không quên, do đó tâm chúng ta không bao giờ an. Không an đó là tâm nào? Tâm vọng tưởng điên đảo cứ trào lên dính cả với sáu trần.

Chúng ta biết sáu trần là hư giả không thật, những gì có tướng đều hư giả không thật, lúc đó chúng ta như thế nào? Biết là giả thì có gì quan trọng mà dính mắc. Thí dụ như quí vị đi qua một gian hàng, biết rõ những món hàng đó đều giả, khi đi qua rồi quí vị có nhớ không? Dĩ nhiên là không thèm chú ý. Nếu thấy có một món hàng nào thật thì quí vị để tâm nhớ nghĩ. Như vậy khi biết các pháp là duyên hợp hư giả thì thấy tướng mà không phải tướng, do đó tâm chúng ta mới không dính với sáu trần, do tâm không dính với sáu trần nên nói là an trụ, và an trụ là Như Lai. Thế nên Phật bảo: Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai. Như vậy mới đúng với đoạn trước là không dính sáu trần, đó là trụ tâm. Tâm dấy động là tâm sanh diệt, chấp tâm sanh diệt làm tâm mình, đó là tướng sanh diệt dẫn mình đi trong luân hồi. Trái lại tất cả niệm sanh diệt lặng xuống, cái chưa từng sanh diệt hiện tiền, đó mới là Như Lai, là bất sanh bất diệt. Từ cái đó nhìn lại thì thân này là hư ảo như bọt, như bóng. Nếu người nào sống được với cái đó thì muôn đời muôn kiếp không bao giờ bị sanh diệt, nên đức Phật bảo: Công đức không thể nghĩ bàn. Như vậy người tu phải tìm đến chỗ cứu kính chân thật, chớ không phải chỉ tạo phước nho nhỏ rồi sau sanh diệt nữa. Muốn cho cái không sanh diệt hiện tiền thì đừng dính với sáu trần, phải thấy sáu trần là tướng hư giả. Thế nên tôi nói rằng tất cả người xuất gia đều phải thuộc lòng câu: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nghĩa là phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các hình tướng đều không phải tướng đó là thấy Phật. Chúng ta thấy như thế là thấy đúng lẽ thật.

Tóm lại, qua đoạn này quí vị thấy ý nghĩa của sự tu hành: Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy được cái chân thật, thấy như vậy là thấy đúng chân lý. Thấy Như Lai không phải là thấy đức Phật ở Ấn &

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. 

     Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”

b- Thân bài

Gỉai thích

(Phàm hễ có tướng đều là hư vọng. 

Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai) 

(Đây là lời dạy của Phật trong Kinh Kim Cương chương thứ 5, Thấy Như Lai.) 

Chúng ta sinh ra và lớn lên, được bao quanh bởi thế giới sống hình tướng. Thân tâm và thế giới, chúng ta sống và hoạt dụng trong đó cả đời này qua đời khác, cả kiếp này qua kiếp khác; tuy nhiên chúng ta đâu biết, nơi thế giới hình tướng đó được tồn tại và hoạt dụng trôi chảy như vậy là dựa trên nền tảng Phật tánh hay nói khác đi các hình tướng là biểu hiện của Như Lai Tạng. 

Thế giới sống của chúng ta một mặt là thế giới hình tướng, thế giới của khổ, của phiền não, của sanh lão bệnh tử, của thành trụ hoại không; nhưng mặt kia là nền tảng giải thoát của Như Lai. Hai mặt này là không thể và chưa bao giờ tách rời nhau bởi vì có Như Lai Tạng mới có các hiện tướng xuất sinh từ đó, và mới có thế giới sống này. Tuy nhiên chúng ta không biết điều đó, chúng ta mê các hình tướng hiển hiện từ Như Lai mà quên đi cái thấy Như Lai. 

Điều đầu tiên về nhận thức khi đọc lời dạy này, chúng ta thấy hai câu kinh trên cảnh tỉnh chúng ta thế giới mà chúng ta đang sống đây, thế giới hiện tượng cứng đặc, tưởng như có hiện hữu, có trải qua sinh trụ dị diệt này; thế giới mà chúng ta đắm mình yêu thích và đau khổ vì nó là thế giới hư vọng. 

Và Phật giới thiệu cho chúng ta cái thấy Như Lai, nghĩa là ở nơi thế giới hình tướng hư vọng, sanh tử khổ đau này, có một cách nhìn khác về nó; đó là cách nhìn giải thoát của Phật ngay nơi chính chúng ta, nếu chúng ta thấy lìa tướng.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

Như vậy cái thấy Như Lai không phải tìm ở đâu xa, mà ngay nơi thấy dính mắc vào các tướng, chúng ta thấy không còn dính mắc vào thói quen bao đời nữa thì chúng ta sẽ trực tiếp thấy giải thoát.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

a- Mở bài

Giới thiêu

Phàm Sở Hữu Tướng Giai Thị Hư Vọng, Sao Chưa Chịu Buông Bỏ?"

b- Thân bài

Gỉai thích

(TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG)

Trong đời này chúng ta học tập Đại Thừa, tuy không khai ngộ, đây là giải ngộ. Trong kinh điển Đức Thế Tôn giảng giải, nói rõ, chúng ta có thể nghe hiểu, có thể lãnh hội được, có thể khẳng định không hoài nghi, điều này thật khó được. Nó giúp ta điều gì? Giúp ta buông bỏ. Nếu không hiểu chân tướng sự thật, rất khó buông bỏ. Hiểu rõ chân tướng sự thật mới biết những thứ này là giả, không phải thật. Đừng cho là thật, coi nó là thật là một sai lầm quá lớn. Cho nó là thật tức còn trôi lăn trong luân hồi, không xem nó là thật có thể buông bỏ, có thể sanh về thế giới Cực Lạc. Chúng ta niệm Phật tu Tịnh độ, cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc, rốt cuộc vãng sanh được không? Vấn đề không phải do Phật A Di Đà, bên ngài không có vấn đề, vấn đề ở bản thân chúng ta. Đặc biệt là pháp môn này gọi là đới nghiệp vãng sanh, điều này giúp ích rất lớn cho chúng ta. Phiền não dễ đoạn, tập khí khó đoạn. Khi chưa học Phật ăn thịt, khi học Phật không ăn thịt, nhưng đôi lúc cũng nghĩ đến. Đó chính là "tập khí", ý niệm vẫn còn. Ý niệm đều đoạn tận, thấy mà không thấy, như vậy mới đoạn tận hoàn toàn! Quý vị thử nghĩ xem, "tài, sắc, danh, thực, thùy", ta có bao nhiêu tập khí? Tập khí đó nặng chừng nào? Công phu thật sự là gì? Làm cho tập khí ngày càng nhẹ hơn, mỗi năm một nhẹ hơn. Đến khi có một chút vững chắc, đó là khi nào? Lúc tập khí không còn khởi hiện hành, dù bày ra trước mặt cũng không sao. Đây là nhìn thấu, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nhất định bất khả đắc. Trong bất kỳ cảnh duyên nào đều tâm bình khí hòa..! trí tuệ tự nhiên, không sanh phiền não. Phiền não là sanh khởi, trí tuệ không phải sanh khởi, vốn là trí tuệ. Nếu trí tuệ sanh khởi, sự sanh khởi đó lại biến thành phiền não. Đó không phải trí tuệ chân thật, trí tuệ chân thật không cần sanh, bản thân nó chính là trí tuệ, toàn thể vũ trụ là trí tuệ, muôn sự muôn vật đều là trí tuệ. Làm sao biết? Hiện nay các nhà khoa học nói rằng, tin tức là tự nhiên, không phải tạo ra, vốn đã có. Thật ra khi Tự Tánh chưa khởi tác dụng, là "kiến, văn, giác, tri", có..! Khi mê thì sao? Khi mê biến thành "thọ, tưởng, hành, thức", không mê là "kiến, văn, giác, tri". "Kiến, văn, giác, tri" rất rõ ràng minh bạch, không có lấy hay bỏ, không có khởi tâm động niệm, tự nhiên như thế. "Thọ, tưởng, hành, thức" là khởi tâm động niệm, sai biệt là ở đây. Đây là sự sai biệt giữa mê và ngộ, là sai biệt giữa trí tuệ và phiền não. Chúng ta thấy càng rõ ràng, mới có thể buông bỏ thật sự. Sau khi buông bỏ được tự tại, tùy duyên, "tùy duyên diệu dụng", diệu dụng nghĩa là không chấp trước.

c- Kết bài

cảm nhận bản thân

...