a- Mở bài
Mỗi chúng ta hiểu được khi sống trong xã hội, để có thể phát triển phồn vinh, có độc lập, tự do trải qua bao nhiêu năm, thì việc có những quy tắc, luật lệ chung là điều hiển nhiên. Giờ đây, nó biểu hiện khá cụ thể ở bất kì lĩnh vực nào, chính nhờ đó nó mang lại sự quy củ, sự thành công nhất định. Câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” thêm phần giá trị vì điều đó, khiến mỗi chúng ta suy nghĩ, tôn trọng, đưa ra hành động thật đúng đắn.
b- thân bài
Trải qua lịch sử lâu đời, chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đủ hiểu qua được hai khái niệm thế nào là “phép vua”, thế nào là “lệ làng”. Nhưng để phân biệt rõ hai khái niệm đó trên thực tế vẫn còn là khó khăn, bởi nó đều hướng đến mục tiêu chung mang đến sự ổn định của đất nước. Dưới chế độ phong kiến, luật nước (phép vua) do nhà nước đặt ra và thi hành trong phạm vi cả nước. “Lệ làng” (hương ước, khoán ước) là những điều khoản chi tiết (nặng về phong tục địa phương) phạm vi tác dụng thu hẹp hơn, chỉ ở trong một làng và ít nhiều đóng góp cho việc thi hành luật nước, không thể trái ngược trên căn bản với phép nước, và phải do những người có chức quan trong làng soạn, lệ soạn, giao ước xong cuối cùng vẫn phải trình lên quan địa phương duyệt mới được ban hành và thực hiện.
phép vua thua lệ làng 300x226 - Giải thích câu tục ngữ : "Phép vua thua lệ làng"
Giải thích câu tục ngữ: "Phép vua thua lệ làng"
Hai văn bản mang tính pháp lý này, đều là sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để đạt đến những giá trị thống nhất trong luật pháp đảm bảo cho những người dân tuân theo. Dù thế nào ta cũng cần hiểu, luôn coi trọng “phép vua” hơn, bởi nó đại diện cho cả bộ mặt của đất nước, nó có giá trị pháp luật cao hơn “lệ làng”. Ví dụ, nếu như trong nhà nước đã quy định phải nộp thuế bao nhiêu, bao nhiêu người phải đi lính hàng năm là dù làng có đang khó khăn, hay hội họp thì cũng đến ngày, đến tháng phải thúc ép nhau nộp đủ…Nhưng hiện nay, đã và đang truyền rộng trong nhân dân là những câu nói mang tính hiện thực phong tục của ông cha, có phần châm biếm, “phép vua thua lệ làng” một sự bất cập, nhưng cũng là cơ hội để ta tìm hiểu, phân tích nguyên nhân của vấn đề rõ ràng hơn.
Chắc cũng tại nguyên nhân, trong “phép vua” ghi chung chung, không chặt chẽ có nhiều kẽ hở, đôi khi không phù hợp lắm với hoàn cảnh, phong tục của người dân ở làng.Và vua cũng chỉ cần dân chăm chỉ, phục vụ, nghe lời, không kêu ca. Còn quan thì cũng không cần sát sao, chỉ cần cống nạp đầy đủ, hoàn thành đủ lệ làng, giữ an ninh, để không bị trách, nhưng đến dân còn phải qua nhiều cửa như bọn cường hào, địa chủ nên họ tự oai, tự tác, bắt chẹt dân. Và cũng dễ hiểu khi “họ” loanh quanh không đi đâu xa, chỉ “nép mình sau lũy tre làng”, đa phần không học cao, để rồi nghe theo hầu như toàn bộ lời của “quan” trong vùng, rồi coi “lệ làng” như là lý lẽ, có nói sai hay đúng so với pháp luật, cái nào có trong “phép nước” cái nào tự nghĩ ra thêm để làm khổ dân, như nào cũng không biết, không thắc mắc vì thắc mắc cũng không giải quyết được lại thêm “dính luật”. Một vòng luẩn quẩn mãi không thôi với người dân trong chế độ xưa. Và chỉ ở thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, tùy lúc, tùy nơi, “phép vua” mới có hiệu lực, song nhân dân lại ly tán, khổ cực, vì lúc này còn làng đâu mà giữ lấy lệ?.
Ngày nay, khi xã hội phong kiến suy tàn, dù bước ra từ sự sụp đổ đó, ta vui mừng hân hoan bao nhiêu, thì cũng phải đau đớn khi vẫn thấy một số ‘lệ làng” không tốt vẫn tồn tại vì nó đã ghi sâu trong tâm khảm của người dân đó, như chè chén, lễ lạt, lễ hội thừa thãi,…chỉ có người dân ở đó họ mới làm. Nhưng giờ đây, nó cũng đã dần hạn chế bởi bị giới hạn trong khuân khổ đúng đắn của nhà nước mới, tạo nên sự an toàn, phồn vinh cho xã hội. Nhấn mạnh tinh thần luật pháp của người dân của một nước hoàn toàn, độc lập tự do, ta hiểu được trách nhiệm của mình.
“Phép vua thua lệ làng” còn là dịp để mỗi chúng ta suy nghĩ về sự “nhập gia tùy tục”, là lúc để cho dân làng xóm khác, thậm chí là vua đều phải tôn trọng sự tự do nhất định, những thuần phong mỹ tục đẹp đẽ, giá trị vốn có của làng, để bảo tồn và phát huy được những giá trị ấy đến với người thế hệ sau.
c- Kết bài
Câu tục ngữ giàu giá trị, đã cho ta hiểu được phong tục của ông cha ta,giữ gìn và phát huy phong tục bản sắc của mỗi bản làng của tổ quốc. Nhưng cũng không nên coi nặng về mặt tình cảm, cái gì quá cũng đều không tốt, ta cần tôn trọng, ta c&