0 k thích
trong Hỏi đáp Tiếng Việt lớp 5 bởi (32.0k điểm)

lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh bến nhà rồng lớp 5

I, MỞ BÀI

– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 9. 

 Nếu ai đã từng ghé qua thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố hiện đại nhộn nhịp nhưng cũng rất xinh đẹp với nét lịch sử điểm xuyết nơi đây, thì ắt hẳn đều phải ghé qua thăm Bến Nhà Rồng – một bảo tàng trưng bày về khoảng thời gian làm Cách mạng của Bác Hồ và tình cảm của Người dành cho con dân miền Nam dấu yêu. 

Mở bài số 2: Trong những bài học lịch sử về Bác, ta luôn nghe tới Bến Nhà Rồng, quen thuộc nhưng lại chưa được đặt chân tới tham quan. Bến Nhà Rồng – một bảo tàng đã khái quát lại một phần cuộc đời làm Cách mạng của vị Cha già dân tộc, quãng thời gian của Người với nhân dân miền trong. 

II, THÂN BÀI 

* Vị trí của Bến Nhà Rồng ở đâu? 

– Tên chính thức: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu chưa từng đặt chân đến nơi đây, hẳn ai nghe qua cũng nghĩ đó là một bến thuyền, bến cảng.

– Vị trí: Bảo tàng nằm gần sông Sài Gòn, thuộc quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.

* Lịch sử và khung cảnh Bến Nhà Rồng như thế nào? 

– Tên gọi: Ngoài tên chính thức như hiện nay thì cái tên “Bến Nhà Rồng” phổ biến hơn cả. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau xoay quanh tên gọi này nhưng không rõ cái nào là chính xác nhất. 

Thời gian xây dựng: 

+ Bến Nhà Rồng được xây vào ngày 04 tháng 03 năm 1863, từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries Impériales do Pháp giao phó, để thuận tiện cho công việc thực hiện chuyện thông thương với quốc tế trong khoảng từ năm 1864 đến năm 1955.

+ Sau đó, qua thời gian, nơi đây trở thành một bảo tàng được xây dựng bởi nơi đây có cụm di tích kiến trúc đã đánh dấu một sự kiện lịch sử – chàng trai Nguyễn Tất Thành (sau này chính là vị Cha già vĩ đại của dân tộc) đã ra đi tìm đường cứu nước suốt hơn 30 năm.

  Kiến trúc tòa nhà: Theo phong cách kiến trúc của phương Tây bởi ban đầu là do Pháp xây dựng cho công ty vận tải ấy. Ở trên nóc nhà là hai con rồng lớn được làm từ đất nung tráng men xanh với tư thế quay đầu ra phía xa, khác với kiến trúc “Lưỡng long chầu nguyệt” trước đây. 

– Bên trong: 

+ Bảo tàng có tên gọi là Bảo tàng Hồ Chí Minh bởi bên trong trưng bày những chủ đề, bức tranh, bức ảnh, đồ vật liên quan đến Bác, về những năm tháng làm việc và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước trong những tháng ngày chiến tranh. Đồng thời, nơi đây gần sông Sài Gòn, cũng là nơi Bác ra đi tìm hình của nước vào ngày 05 tháng 06 năm 1911.

+ Bên trong được trưng bày rất khoa học và theo trình tự nhất định. Các hình ảnh được chia theo một mốc thời gian. Từ những bức tranh đến những bức ảnh chỉ với 2 màu đen trắng nhưng vẫn đủ để mỗi người con đến nơi đây cảm nhận được tình cảm mà Người dành cho đất nước này, cho mỗi người dân dải đất này. 

– Hoạt động của Bến Nhà Rồng: 

+ Bảo tàng còn kết hợp cùng một số trường Tiểu học, Trung học cơ sở tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về Bác, về quãng thời gian hoạt động cách mạng của Bác tại bảo tàng.

+ Mỗi ngày nơi đây đều đón khá nhiều khách tham quan, luôn cố gắng tổ chức trưng bày các chủ đề lưu động, thay đổi theo thời gian về vị Cha già dân tộc, tổ chức các buổi tọa đàm khoa học, các buổi giao lưu trao đổi…

* Ý nghĩa của Bến Nhà Rồng ra sao? 

– Nơi đây là nơi đã phản ánh, nói lên được phần nào một phần cuộc đời của Bác, để mỗi chúng ta thấm thía hơn công lao và tình yêu của Người, trân trọng hơn thời khắc hào bình mình đang hưởng thụ.

– Không chỉ vậy, nơi đây còn chứa chan tình cảm của mỗi người con miền Nam dành cho Bác, qua từng kỷ vật, bức tranh…

III, KẾT BÀI

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Bến Nhà Rồng.

3 Trả lời

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu)

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

Mở bài: Những ai đã đặt chân đến thành phố’ Hồ Chí Minh ngày nay đều có. ý muốn được thăm Bến Nhà Rồng. Nói cho đúng hơn là thăm nơi khi xưa Bác Hồ đã rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước. 

Thân bài: 

-    Vị trí: Nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, ngay đầu cầu Can- mét, phía bên quận 4. 

-    Cấu trúc: 

+ Một toà nhà lớn, có lầu caọ nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn. Kiến trúc theo kiểu Au, có hành lang rộng chạy xung quanh. Khởi công xây dựng năm 1863. Đến nay, toà nhà vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cũ. 

+ Xưa là nơi ở cho viên tổng quản lí và bán vé tàu của Công ti vận tải đường biển. 

+ Trụ sở Nhà Rồng là ngôi nhà xưa lâu đời nhất còn lưu lại của thực dân Pháp ở Đông Dương. 

-    Lịch sử: 

+ Năm 1911, từ bến Nhà Rồng này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu At-mi-ran La-tut-sơ Tờ-rê-vin ra đi tìm đường cứu dân cứu nước. 

+ Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, bến cảng Nhà Rồng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử của đất nước. Đêm 15-10-1945, quân Việt Nam đã đốt cháy chiêc tàu A- lêc của Pháp vừa cập bến Sài Gòn. Nhiều lần bến Cảng Nhà Rồng bị tê liệt vì những cuộc bãi công của công nhân cảng. 

+ Những ngày đầu giải phóng - chiều 13-5-1975 - nhân dân thành phố vui mừng đón chiếc tàu Sông Hồng cập bến Nhà Rồng chính thức nối lại con đường biển thông thương giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam. 

+ Ngày 30-4-1978, tại bến Nhà Rồng đã cử hành trọng thể lễ đặt tượng Bác Hồ và bia kỉ niệm. 

+ Ngày 3-9-1979, Uy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh quyết định giao khu vực Nhà Rồng cho Sở Văn hoá Thông tin để xây dựng khu lưu niệm Bác Hồ.  

Kết bài: 

Bến Nhà Rồng mà nay là Khu lưu niệm Bác Hồ là địa chỉ quen thuộc của các thế hệ con cháu Bác HỒỀ Đồng thời sẽ mãi mãi trở thành điểm du lịch cho những ai đến thăm thành phố mang tên Người.

0 k thích
bởi (32.0k điểm)

I. Mở bài 

Giới thiệu ngắn gọn về Bến Nhà Rồng 

II. Thân bài 

- Vị trí: Bến Nhà Rồng thuộc khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. 

- Lịch sử hình thành: 

+ Bến nhà rồng là một thương cảng nằm trên sông Sài Gòn và trở thành một thương cảng lớn tại Sài Gòn. 

+ Được xây dựng từ 1862 và hơn 2 năm sau đó bến nhà Rồng này được hoàn thành vào năm 1864. 

+ Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 đã tạo nên lịch sử dân tộc là người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 

+ Năm 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.. 

- Kiến trúc 

+ Mục đích ban đầu xây dựng bến nhà Rồng là để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. 

+ Nóc nhà của bến nhà Rồng gắn hình rồng 

+ Ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình "Đầu ngựa và chiếc mỏ neo". 

+ Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ để treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. 

+ Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. 

- Ý nghĩa lịch sử 

+ Là nơi Bác Hồ lên đường ra đi tìm đường cứu nước 

+ Bảo tàng Hồ Chí Minh - bến Nhà Rồng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác 

Kết bài: 

Bến Nhà Rồng mà nay là Khu lưu niệm Bác Hồ là địa chỉ quen thuộc của các thế hệ con cháu Bác HỒỀ Đồng thời sẽ mãi mãi trở thành điểm du lịch cho những ai đến thăm thành phố mang tên Người.

...